bung-con-cao-khi-mang-thai-3-thang-dau

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường hay bất thường?

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường gặp hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng này bình thường hay là những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu? Liệu bụng cồn cào khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ làm sáng tỏ câu hỏi trên.

Nguyên nhân bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu?

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu thường có cảm giác bụng cồn cào. Đối với mẹ  mang thai lần đầu thì điều này càng khiến thai phụ lo lắng. Thế nhưng, bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường và bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải.

Vậy bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu có phải do đói không? Nguyên nhân chính dẫn đến bụng cồn cào là do em bé trong bụng mẹ đang đói. Đặc biệt, khi thai nhi càng lớn thì dễ bị đói hơn và sẽ liên tục di chuyển hoặc đạp vào bụng mẹ để ra tín hiệu “mẹ ơi, con đói”. [1]

Doi-khi-mang-thai-gay-bung-con-cao
Đói khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây bụng cồn cào

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu như:

  • Mẹ uống quá nhiều nước: Uống nhiều nước cùng một lúc làm mẹ nhanh có cảm giác no giả. Từ đây, mẹ sẽ có xu hướng ăn ít hơn, khiến dạ dày cồn cào khó chịu.
  • Mẹ bầu ăn nhiều đồ cay nóng: Thức ăn cay nóng khiến dạ dày dễ bị kích thích, dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường. Bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu có thể xuất phát từ nguyên nhân này.
  • Thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ: Khi mang thai, bà bầu sẽ có những thay đổi nhất định về cơ thể. Sự thay đổi nhanh chóng này, nhất là thời điểm ốm nghén, sẽ khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy cồn cào tại bụng.
  • Ăn quá nhanh hoặc quá ít: Khi ăn quá nhanh, não bộ sẽ kịp nhận tín hiệu kích thích từ dạ dày. Như vậy, não bộ bị “nhầm tưởng” rằng mẹ bầu chưa ăn gì và truyền tín hiệu đói giả, khiến dạ dày cồn cào.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các loại thuốc có chứa corticosteroid hoặc somatropin sẽ khiến bụng dễ bị cồn cào hơn bình thường.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nếu bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu, rất có thể do nhiễm giun sán. Một số loại ký sinh trùng hấp thụ hết chất dinh dưỡng cơ thể, khiến thai phụ thiếu chất. [2]
an-do-cay-nong-co-the-khien-ba-bau-bi-con-cao-bung
Ăn đồ cay nóng có thể khiến bà bầu bị cồn cào bụng

Bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu là bình thường hay bất thường?

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường và rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này. Việc cồn cào do bé di chuyển đôi khi lại là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Chính vì thế, thai phụ không cần quá lo lắng mà hãy khám thai định kỳ và cần cân đối lại chế độ ăn uống, dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu đã ăn uống khoa học mà bụng cồn cào vẫn lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động không tốt.

Với các mẹ bầu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên cân nhắc bổ sung thêm các dinh dưỡng thông qua Bộ 3 sản phẩm của Aplicaps – Vitamin và khoáng chất số 1 châu Âu:

  • Befoma cung cấp sắt amin thế hệ mới nhất và acid folic thế hệ thứ tư cùng 16 vitamin, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cho mẹ và bé một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Menacal cung cấp canxi từ tảo đỏ và san hô cùng với vitamin D3 và K2, đảm bảo quá trình hấp thu canxi tối đa, không gây nóng, táo bón.
  • Hymega giúp bé bổ sung đầy đủ DHA tinh khiết được chiết xuất bằng công nghệ chiết lạnh PCET, cùng với EPA giúp mẹ giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và trầm cảm.

Bộ 3 sản phẩm được xuất xứ và nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha và đạt chứng nhận an toàn của EFSA. Không chỉ được chuyên gia, bác sĩ sản khoa đánh giá cao, bộ 3 sản phẩm Aplicaps được hàng nghìn mẹ bầu tin dùng sử dụng.

bo-ba-san-pham-aplicaps
Bộ ba sản phẩm Aplicaps cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai phụ

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu thường sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Nhưng nếu bụng cồn cào do bệnh lý hoặc nhiễm ký sinh trùng thì đây là vấn đề mẹ cần quan tâm và xử lý kịp thời.

Vấn đề dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc các bệnh về hệ tiêu hóa mà không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, đối với các bà bầu bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và gặp cản trở hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm, chuyên gia luôn khuyến cáo nên sử dụng thêm viên uống bổ sung và khám thai định kỳ đều đặn để theo dõi các chỉ số cần thiết.

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu không phải là hiện tượng hay dấu hiệu quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tượng này gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cho mẹ bầu. Để giảm bụng cồn cào khi mang bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Cân đối khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất cho mẹ và bé. Bà bầu có thể cân nhắc chia nhỏ các bữa ăn để giảm bớt tình trạng bụng cồn cào khi mang thai.
  • Chú ý đến cách ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ. Đây không chỉ là một thói quen tốt cho bà bầu và còn giúp kiểm soát khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều, gây tăng cân không quá nhanh.
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
  • Tránh những loại thức ăn cay nóng. Bởi những loại thức ăn này không chỉ làm gia tăng cảm giác sôi ruột mà còn khiến dạ dày bị kích thích quá mức, dễ bị đau dạ dày. [3]
can-doi-che-do-an-uong
Bà bầu nên cân đối chế độ ăn uống để hạn chế bị cồn cào bụng

Vừa rồi là giải đáp thắc mắc bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu cho những mẹ bầu còn bỡ ngỡ khi gặp hiện tượng này. Bụng cồn cào là hiện tượng hết sức bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ bầu hãy nhớ khám thai định kỳ để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì về vấn đề thai kỳ,  mẹ hãy truy cập vào website aplicaps.vn hoặc gọi tới hotline 1900 636 985 nhé!

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Stomach Is Growling During Pregnancy. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://healthfully.com/stomach-is-growling-during-pregnancy-8134247.html
2 Why is your stomach making noises?. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.foxnews.com/health/why-is-your-stomach-making-noises
3 How to stop stomach growling. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319901#how-to-stop-stomach-growling

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ