bung-giat-giat-khi-mang-thai-thang-cuoi

Bụng giật giật khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không? Xem ngay!

Hiện tượng bụng giật giật khi mang thai tháng cuối khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Thực hư tình trạng này là như thế nào? Bụng giật giật bên trái hay bên phải có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và các cách khắc phục hiện tượng này khoa học nhất.

Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ tháng cuối

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy những chuyển động ở vùng bụng dưới, cảm giác giật giật trong bụng. Đối với người lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và hoài nghi “không biết đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm?”. Tuy nhiên, hiện tượng thai nhi giật giật trong bụng mẹ hay bụng rung là hiện tượng rất bình thường khi mang thai, nhất là vào tam cá nguyệt thứ ba.

Ở những tháng cuối, mẹ bầu có thể sẽ gặp tình trạng bụng giật giật, các cơn co giật kéo dài cách nhau khoảng 2 giây. Bụng giật giật khi mang thai tháng cuối có thể do em bé trong bụng bị nấc cụt, từ đó tác động đến mẹ tạo cảm giác rung lên. [1]

Ngoài ra, bụng giật giật khi mang thai tháng cuối có thể do bé đạp bụng hoặc những phản ứng của thai nhi trước tiếng động lớn. Điều này chứng tỏ, thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Do đó, mẹ bầu cứ yên tâm, không cần quá lo lắng.

Thế nhưng, bụng giật liên tục với cường độ cao thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Khi đó, thai phụ cần theo dõi sát sao sức khỏe của cơ thể. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và thăm khám kịp thời.

Xem thêm:

bung-giat-giat-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-la-hien-tuong-thuong-gap
Bụng giật giật khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp

Nguyên nhân khiến bụng giật giật khi mang thai tháng cuối

Nguyên nhân khiến bụng rung khi mang thai có thể do em bé bị nấc cụt, chuyển động trong bụng mẹ hoặc tác động bởi âm thanh xung quanh,… Dưới đây là một số lý do thường gặp dẫn đến bụng giật giật trong thai kỳ như:

  • Thai nhi bị nấc cục: Khi thai nhi uống nước ối trong bụng mẹ khiến cơ hoành bị kích thích, dẫn đến tình trạng nấc cụt. Dây rốn quấn quanh, chèn ép bụng của bé cũng gây ra hiện tượng nấc cụt, tạo cho mẹ cảm giác rung lên ở bụng.
  • Thai nhi chuyển động: Bé phát triển khỏe mạnh thường sẽ đạp vào thành bụng. Đôi khi những “cú đá” này khá mạnh, khiến thành bụng rung lên đột ngột.
  • Thai nhi phản ứng với âm thanh lạ: Vào những tháng cuối, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và đã có thể lắng nghe, cảm nhận được những âm thanh xung quanh. Đối với những âm thanh quá lớn hoặc tiếng ồn khó chịu có thể khiến bé giật mình và run sợ.
  • Mẹ nằm nghiêng một phía quá lâu: Nằm nghiêng được chứng minh là cung cấp nhiều oxy hơn nằm ngửa khi mang thai. Do đó, nếu mẹ bầu nằm nghiêng một bên quá lâu và có cảm giác bụng giật giật thì không cần quá lo lắng. Bởi nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ cung cấp oxy nhiều khiến bé có xu hướng tăng chuyển động. [2]
nam-nghieng-lau-la-nguyen-nhanh-khien-bung-rung
Mẹ bầu nằm nghiêng lâu là một nguyên nhân khiến bụng rung vào 3 tháng cuối

Bụng giật giật khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Như đã nêu rõ ở trên, bụng giật giật khi mang thai là hiện tượng bình thường, thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cơn nấc cụt của thai nhi thường kéo dài hơn so với người lớn. Vì vậy, các cơn bụng giật giật có thể xảy ra trong trong thời gian dài nên mẹ không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, do tư thế nằm của thai nhi thường hướng lưng về một bên, trái hoặc phải. Chính vì vậy, bụng giật giật bên phải hoặc trái cũng là một tình trạng bình thường.

Bên cạnh đó, không phải thai nhi nào cũng nấc cụt trong bụng mẹ. Vì thế, nếu mẹ không cảm nhận bụng giật giật vào những tháng cuối thai kỳ thì cũng là điều hết sức bình thường.

Tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý rằng, nếu bụng giật giật sau tuần thai 32 với cường độ mạnh và đột ngột. Cùng với một số triệu chứng sức khỏe bất thường như sưng tay, sưng mặt, hay hoa mắt, tầm nhìn hạn chế,… khả năng cao mẹ bầu bị tiền sản giật. Khi đó, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Bụng giật giật khi mang thai có phải là tiền sản giật?

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Hội chứng này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như gan, thận và tác động tiêu cực đến sức khỏe thai phụ về sau. Tiền sản giật cần được phát hiện kịp thời để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu mẹ bầu xuất hiện giật giật bụng khi mang thai kèm một số triệu chứng sau đây thì có thể nghi ngờ đến tiền sản giật:

  • Sưng mặt và tay, nhất là vùng quanh mắt.
  • Cân nặng tăng nhanh chóng và khó kiểm soát, trung bình tăng khoảng 1,5kg -2Kg/tuần hoặc 5kg/tháng.
  • Xuất hiện những cơn đau đầu kéo dài, không thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.
  • Dễ bị hoa mắt, tầm nhìn xuất hiện các đốm sáng không rõ lý do hoặc thị lực kém đi.
  • Vẫn cảm thấy buồn nôn mặc dù đã qua thời gian thai nghén hoặc nôn mửa đột ngột.
  • Cảm giác đau bụng trên hoặc hô hấp khó khăn không rõ nguyên nhân.

Nếu xuất hiện hai trên các biểu hiện trên kèm theo bụng giật giật khi mang thai tháng cuối, thai phụ cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. [3]

hoa-ma-choang-vang-la-dau-hieu-tien-san-giat
Hoa mắt, choáng váng và thị lực yếu dần là một dấu hiệu tiền sản giật

Bụng giật giật khi mang thai phải làm sao?

Bụng giật khi mang thai là hiện tượng bình thường nhưng với thai phụ lần đầu làm mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ và lo lắng. Nếu gặp hiện tượng này, thai phụ có thế khắc phục bằng cách thay đổi tư thế nằm hoặc vận động nhẹ nhàng.

Với trường hợp bụng rung do tác động của âm thanh với thai nhi, mẹ có thể đặt tay nhẹ nhàng lên bụng và vỗ về bé. Đồng thời, thai phụ cũng nên hạn chế đến những nơi đông đúc, ồn ào để tránh làm bé lo sợ.

Ngoài ra, nhiều thông tin “lá cải” khuyên mẹ bầu nên ăn hoặc uống gì đó nếu bụng giật giật do thai nhi bị nấc cụt. Không có cơ sở khoa học nào chứng minh thông tin này là đúng sự thật bởi thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là hiện tượng tự nhiên và dần dần sẽ hết. Lúc này, mẹ bầu cần bình tĩnh, theo dõi tình trạng sức khỏe, giữ tinh thần lạc quan và duy trì chế độ ăn uống hợp lý.

duy-tri-che-do-an-uong-hop-ly-giup-han-che-bung-giat-giat-khi-mang-thai
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý giúp hạn chế tình trạng bụng giật vào cuối thai kỳ

Vừa rồi là những thông tin về chủ đề bụng giật giật khi mang thai tháng cuối. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức khoa học và thông tin khách quan nhất đến với các mẹ bỉm tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ hãy truy cập đến website aplicaps.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 nhé.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What Causes Strange Womb Movements? Truy cập ngày 3/12/2022.
https://momlovesbest.com/baby-twitching
2 What Causes Stomach Spasms?. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.healthline.com/health/stomach-spasms
3 Pre-eclampsia. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.nhs.uk/conditions/pre-eclampsia/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ