Chuột rút ở bụng khi mang thai có phải là dấu hiệu của cơn gò dọa sinh non không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi thấy bụng mình xuất hiện những cơn đau bất thường, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Aplicaps nhé!
Biểu hiện của bà bầu bị chuột rút
Chuột rút khi mang thai là cơn co thắt cơ đột ngột và ngoài ý muốn, thường gây đau mạnh và kéo dài từ vài giây đến vài phút. Bà bầu thường bị chuột rút lúc nửa đêm, điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của mẹ.
Chuột rút hiếm khi xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi vì ở thời điểm này thai còn bé. Triệu chứng này xảy ra nhiều hơn và nặng hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu thường bị chuột rút ở các bộ phận như:
- Bắp chân
- Đùi
- Bàn tay
- Bàn chân
- Cơ bụng
Chuột rút ở bụng khi mang thai có biểu hiện như thế nào?
Chuột rút ở bụng khi mang thai là dạng cơn đau xuất hiện ở bụng dưới của mẹ bầu.
Trong 3 tháng đầu, những cơn đau này thường nhẹ, chỉ đau lâm râm và có thể lan ra sau lưng. Đây là một trong những dấu hiệu trứng thụ tinh đang làm tổ trong tử cung.
Ngược lại, trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơn đau lại gây ra bởi áp lực của thành tử cung. Khi thai bắt đầu lớn dần, tử cung cũng tăng dần kích thước khiến cho dây chằng tròn dưới rốn bị kéo căng.
Khi phải chịu một áp lực như vậy, chuột rút ở bụng dưới xảy ra thường xuyên hơn và đau hơn so với 3 tháng đầu. Cảm giác đau này rõ rệt hơn khi mẹ bầu hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế.
Nguyên nhân gây chuột rút ở bụng khi mang thai
Trong đa số trường hợp, chuột rút ở bụng khi mang thai chỉ là một điều bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi triệu chứng này diễn ra liên tục và kéo dài, kèm theo các dấu hiệu như chảy máu âm đạo hay buồn nôn, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, tiền sản giật hay cơn gò dọa sinh non. [1]
Chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung là tình trạng phôi thai làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Ví dụ như phôi làm tổ ở ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, phôi không thể phát triển thành bào thai, vì thế bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng thuốc hoặc bằng thủ thuật xâm lấn.
Triệu chứng của thai ngoài tử cung thường xuất hiện ở tuần thứ 4-5 của thai kỳ, bao gồm:
- Đau bụng dưới và chảy máu âm đạo
- Đau ở mỏm vai
- Đau hoặc khó chịu khi đi vệ sinh
Sảy thai
Nếu chuột rút ở bụng và chảy máu âm đạo xảy ra đồng thời ở trước tuần thai thứ 24, đây có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc dọa sảy.
Tiền sản giật
Cơn đau xuất hiện ở mạn sườn là triệu chứng thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Do thai nhi lớn dần lên, đẩy thành tử cung to ra và ép vào khung xương sườn.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, đặc biệt là cơn đau xuất hiện ở mạn sườn phải, đây có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:
- Đau đầu dữ dội
- Mắt nhìn mờ
- Phù mặt, bàn tay và bàn chân
Nếu có các triệu chứng này, mẹ bầu cần được nhập viện ngay để theo dõi.
Cơn gò dọa sinh non
Cơn gò dọa sinh non thường xuất hiện sớm, trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Khác với cơn gò sinh lý, cơn gò dọa sinh non xuất hiện đều đặn 10 – 12 phút một lần nhưng không có dấu hiệu giảm nhẹ dù mẹ có thay đổi tư thế hay nghỉ ngơi.
Triệu chứng của cơn gò dọa sinh non bao gồm cảm giác căng cứng ở bụng như chuột rút, bụng đau âm ỉ và thấy áp lực lên khung chậu. Khi thấy xuất hiện cơn gò kiểu này, mẹ bầu cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Nhau bong non
Nhau bong non là hiện tượng bánh nhau tách một phần hoặc tách hoàn toàn ra khỏi thành tử cung khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra sau khi sinh. Nhau bong non gây xuất huyết và đau bụng dữ dội kéo dài cho mẹ.
Vì nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung, nên nó có thể làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng truyền dưỡng chất của nhau. Do vậy, khi có các dấu hiệu này, mẹ bầu cần nhập viện để theo dõi ngay.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến trong thai kỳ và có thể chữa khỏi dễ dàng. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm đau bụng, đau buốt và khó chịu khi đi tiểu. [2]
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây chuột rút ở mẹ bầu như đầy bụng khó tiêu, bà bầu táo bón, viêm ruột thừa, bà bầu thiếu canxi… Nếu triệu chứng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời.
Cách làm giảm chuột rút ở bụng khi mang thai
Để giảm chuột rút ở bụng khi mang thai, mẹ bầu có thể bắt đầu ngay bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống của mình: [3]
- Không ăn quá no, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì tập đều đặn hàng ngày. Mẹ có thể lựa chọn bộ môn yoga bầu hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau và thực phẩm có nhiều chất xơ.
- Uống nhiều nước.
- Đi vệ sinh thường xuyên, không nhịn tiểu.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng nhọc.
- Hoạt động nhẹ nhàng, tránh các động tác và tư thế gây chuột rút ở bụng. Chẳng hạn như đứng lên và ngồi xuống từ từ, không xoay hông đột ngột.
- Bổ sung thực phẩm chứa canxi, magie như sữa, hải sản, rau lá xanh, các loại đậu,…
Bổ sung canxi cho bà bầu bị chuột rút
Đặc biệt, bổ sung thực phẩm chứa canxi và magie là cách hữu hiệu để mẹ bầu giảm chuột rút nói chung. Không chỉ chuột rút ở bụng, mà cả chuột rút ở bàn tay, bàn chân hay bắp chân.
Canxi và magie là 2 dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của gân cơ và hệ thần kinh. Bổ sung canxi và magie cho bà bầu giúp cho hệ cơ hoạt động bình thường, từ đó giảm các cơn đau do chuột rút.
Ngoài ra, để tối ưu hóa khả năng hấp thu canxi, mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm bổ sung canxi có chứa vitamin D3, vitamin K2 cùng các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen. Những thành phần này vừa giúp mẹ hấp thu canxi tốt hơn, vừa hạn chế tối đa mắc các tác dụng phụ của canxi như nóng trong, táo bón, lắng đọng.
Aplicaps Menacal – Canxi tự nhiên D3K2 cho bà bầu – là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu, được các chuyên gia khuyên dùng và nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.
Aplicaps Menacal có sự kết hợp giữa canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô, cùng với vitamin D3, vitamin K2 và các nguyên tố vi lượng, giúp tối ưu hóa hấp thu canxi, phòng ngừa thiếu canxi và hỗ trợ xua tan đau mỏi chỉ sau 2 tuần sử dụng.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh châu u (EFSA), chứng nhận GRAS của FDA Hoa Kỳ, nên hoàn toàn yên tâm cho mẹ bầu sử dụng lâu dài, trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn sau sinh.
Mẹ hãy gọi hotline 1900 636 985 để được chuyên gia thai kỳ tư vấn về sản phẩm và cách bổ sung canxi khi mang thai.
Hy vọng qua bài viết Chuột rút ở bụng khi mang thai này, mẹ bầu đã nắm được các nguyên nhân gây chuột rút ở bụng và những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp mẹ theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn. Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | Stomach pain in pregnancy. Truy cập ngày 20/1/2022. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/ |
---|---|
↑2 | Abdominal Pain During Pregnancy: Is It Gas Pain or Something Else?. Truy cập ngày 20/1/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/gas-pain-during-pregnancy |
↑3 | Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor. Truy cập ngày 20/1/2022. https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/ |