Đau đầu khi mang thai

Đau đầu khi mang thai và cách chữa bằng mẹo dân gian

Theo thống kê, có đến 39% chị em gặp phải tình trạng đau đầu khi mang thai. Tình trạng này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể xua tan những cơn đau đầu khó chịu bằng phương pháp hiện đại hoặc mẹo dân gian khác nhau. Tất cả sẽ được Aplicaps bật mí trong bài viết dưới đây. Bạn hãy cùng Aplicaps tìm hiểu xem những phương pháp đó là gì nhé!

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Những cơn đau đầu trong thời gian mang thai xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Đó có thể chỉ là những cơn đau âm ỉ, nhưng đôi khi lại đau nhói, đau dữ dội ở một bên hoặc cả hai bên đầu,… Nghiêm trọng hơn, nhiều mẹ còn xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, nôn, mắt mờ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khi mang thai, cụ thể:

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, những cơn đau đầu do căng thẳng mang đến không ít phiền toái cho mẹ bầu. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu thường bị đau đầu nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể của mẹ đang trải qua nhiều sự thay đổi đột ngột như nội tiết tố, trọng lượng cơ thể và lưu lượng máu. Ngoài ra, những cơn đau đầu trong 3 tháng đầu tiên có thể do:

  • Mất nước.
  • Triệu chứng nôn, buồn nôn.
  • Căng thẳng, thiếu ngủ.
  • Đang trong quá trình cai các thực phẩm chứa cafein.
  • Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Lượng đường trong máu thấp.
  • Ít vận động.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thức ăn cũng có thể gây đau đầu trong khoảng thời gian này. Mặc dù tỷ lệ không cao, nhưng đã có thống kê về các trường hợp đau đầu do ăn các sản phẩm chứa bơ, sữa, phô mai, men, cà chua, socola.

Đau đầu khi mang thai
Đau đầu khi mang thai gây không ít phiền toái cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối

Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nguyên nhân gây đau đầu cũng rất đa dạng. Những căn nguyên điển hình khiến mẹ bầu đau đầu bao gồm:

  • Mẹ bầu bị tăng cân.
  • Thời gian ngủ quá ít, thường xuyên bị mất ngủ.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học.
  • Đau mỏi cơ tay chân, căng cơ.
  • Huyết áp cao.
  • Mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị đau đầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của huyết áp tăng cao. Theo thống kê, khoảng 6-8% phụ nữ đang mang thai trong độ tuổi 20 – 44 đều bị tăng huyết áp. Bệnh lý này xảy ra phổ biến nhất khi thai nhi được 20 tuần tuổi.

Không chỉ đơn thuần là những cơn đau đầu, cao huyết áp khi mang thai còn khiến người mẹ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể đến đột quỵ, tiền sản giật, sản giật, giảm lưu lượng oxy đến thai nhi, sinh non trước 37 tuần, nhau bong non hoặc trẻ sinh ra còi cọc, nhẹ cân. [1]

Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn đau đầu nhẹ có thể không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại gây nhiều rắc rối cho người mẹ. Chúng làm rối loạn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, những cơn đau có thể đến trong thoáng chốc rồi lại biến mất nhanh chóng. Vì vậy, để giảm bớt đau đầu, người mẹ nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, xoa bóp hoặc tắm bằng nước ấm,…

Tuy nhiên, một khi cơn đau đầu trở nên trầm trọng, không chỉ sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Nếu đau kéo dài, xuất hiện nhiều lần trong ngày hoặc đau đớn dữ dội thì mẹ cần hết sức cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của cao huyết áp, tiền sản giật hoặc sản giật. Trong đó, ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, ít nhiều sẽ tác động đến tinh thần của thai phụ.

Vì vậy, nếu tình trạng đau đầu diễn biến nặng hơn, mẹ bầu nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên đi khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những rủi ro sức khỏe khác.

dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Đau đầu có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Biện pháp giảm cơn đau đầu khi mang thai

Những cơn đau đầu nhẹ hay dữ dội, kéo dài, mẹ bầu sẽ có cách giảm đau khác nhau. Đặc biệt khi đang mang thai, mỗi loại thuốc hay phương pháp mẹ dùng đều phải hết sức thận trọng.

Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu

Khi bị đau đầu, mẹ bầu không nên vội vàng sử dụng thuốc giảm đau. Bởi có vô số biện pháp giảm đau nhanh chóng, an toàn từ tự nhiên mà mẹ có thể áp dụng. Trước hết, nếu đau đầu khi mang thai, mẹ bầu nên:

  • Chọn những nơi yên tĩnh, thoáng khí để nghỉ ngơi. Trong lúc đó, hãy dùng khăn được thấm mát hoặc nước ấm đắp lên trán và massage hai bên đầu nhẹ nhàng.
  • Lau hoặc tắm rửa toàn thân bằng nước ấm. Sau đó, mẹ hãy cung cấp lại năng lượng cho cơ thể bằng một bữa ăn nhẹ và uống một ly nước.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian hết sức đơn giản để làm giảm cơn đau đầu nhanh chóng:

  • Nhét tỏi vào lỗ tai. Mẹ bầu sẽ lựa chọn 2 tép tỏi có kích thước vừa với lỗ tai. Sau đó, mẹ hãy bóc sạch vỏ tỏi rồi nhét trực tiếp vào hai lỗ tai. Chỉ vài phút sau, cơn đau đầu sẽ được đẩy lùi.
  • Uống trà gừng. Các bước để có một cốc trà gừng thơm ngon rất đơn giản. Nguyên liệu chính là vài lát gừng tươi, sau đó đem đi đun sôi với nước. Nếu mẹ bầu cảm thấy nước gừng cay gắt khó uống thì có thể để nguội, rồi thêm 1 thìa mật ong hoặc một vài lát chanh tươi. Uống một cốc trà gừng ấm nóng sẽ nhanh chóng giúp mẹ cảm thấy thoải mái, cơn đau đầu cũng dịu dần đi.
  • Ăn ngải cứu với trứng. Để làm được món ngải cứu trứng rán, mẹ bầu có thể thực hiện theo chỉ dẫn sau: Đầu tiên là đập trứng ra bát. Sau đó, mẹ hãy thái nhỏ lá ngải cứu, trộn đều với trứng trong bát, thêm gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng là cho hỗn hợp lên chảo và rán như món trứng rán thông thường. Món ăn có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu, vị hơi đắng ngọt, rất ngon.
trà gừng
Trà gừng có thể làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng

Ăn gì để giảm đau đầu cho bà bầu?

Để hạn chế những cơn đau đầu tái phát, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt. Một số thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn,… giúp hỗ trợ cho hoạt động lưu thông máu lên não. Nhờ vậy, những cơn đau khi mang thai được giảm dần, xuất hiện thưa thớt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 3 lít. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây và hạn chế sử dụng nước có ga, nước đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, những loại thức ăn chứa muối và giàu histamin cũng không tốt. Các thống kê cho thấy, nếu sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ khiến đau đầu dễ tái phát nhiều lần.

Điều trị đau đầu khi mang thai bằng thuốc

Khi các phương pháp bên trên vẫn không thể làm cơn đau đầu thuyên giảm, mẹ bầu được hướng tới sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc khi đang mang thai, người mẹ cần có sự cho phép và hướng dẫn của dược sĩ hay bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Paracetamol. Đây luôn là thuốc giảm đau được ưu tiên hàng đầu khi dùng cho phụ nữ có thai. Paracetamol giúp bà bầu thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà lại ít tác dụng phụ, an toàn cho bà bầu.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS). Một số tên thuốc điển hình được dùng như ibuprofen, diclofenac, sử dụng với liều thấp. Một điều lưu ý là nhóm thuốc này không thể dùng trong 3 tháng đầu và sau tuần 30 của thai kỳ.
  • Opioid. Các thuốc giảm đau thuộc nhóm này bao gồm codein, tramadol, dihydrocodeine, morphin. Đây được coi là lựa chọn cuối cùng để giảm những cơn đau đầu khi mang thai và cần sự giám sát chặt chẽ của dược sĩ hoặc bác sĩ. [2]
cẩn thận trong sử dụng thuốc
Cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bà bầu

Cách phòng ngừa đau đầu khi mang thai

Để không phải chịu đựng những cơn đau đầu dai dẳng, mẹ bầu nên phòng ngừa bằng cách tuân thủ những thói quen dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc. Mỗi ngày mẹ nên dành từ 7-10 giờ cho giấc ngủ của mình. Một không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn là nơi lý tưởng để mẹ bầu có giấc ngủ trọn vẹn.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học. Mẹ bầu có thể đa dạng thực đơn mỗi bữa ăn bằng nhiều loại thực phẩm đầy dinh dưỡng. Để giúp việc hấp thu được tốt hơn, mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và thưởng thức nhiều lần trong ngày.
  • Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu cho mẹ bầu. Nước lọc và nước trái cây là lựa chọn phù hợp nhất giúp mẹ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Mẹ bầu nên kiêng sử dụng đồ uống đóng chai, nước có ga, có cồn,…
  • Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên massage vùng đầu, tay chân, vai gáy sẽ hỗ trợ việc lưu thông máu hiệu quả và ngăn ngừa những cơn đau đầu khó chịu.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafein, trà,… Sau khi bỏ thói quen dùng những chất này, mẹ bầu sẽ thấy không còn căng thẳng, giấc ngủ trọn vẹn hơn và giảm đáng kể những cơn đau đầu thai kỳ.
  • Tập thể dục đều đặn. Những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng dành cho phụ nữ có thai giúp máu lưu thông dễ dàng. Mẹ bầu có thể lựa chọn tập yoga, thiền, đi dạo bộ hàng ngày sẽ cực kỳ tốt cho cơ thể.
  • Sử dụng viên uống bổ sung. Những sản phẩm bổ sung giúp đảm bảo cơ thể luôn có đủ dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Ví dụ Aplicaps Befoma cung cấp axit folic thế hệ 4, sắt amin cùng các loại vitamin và khoáng chất khác. Aplicaps Befoma giúp mẹ bầu ngừa nguy cơ thiếu máu, biến chứng thai sản và dị tật thần kinh ở trẻ sơ sinh,… [3]
chế độ dinh dưỡng khoa học học
Mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học

Như vậy, đau đầu khi mang thai nhẹ nhàng sẽ dễ dàng được mẹ bầu giải quyết nhờ những lời khuyên của Aplicaps trong bài viết. Để được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ hoặc sản phẩm bổ sung phù hợp, bạn đọc có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2). Chúc mẹ bầu có một thai kỳ vui tươi và khỏe mạnh nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Đọc thêm:

Đau dạ dày khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Bà bầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không? Câu trả lời tại đây

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Headache during pregnancy: What you need to know. Ngày truy cập: 11/5/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/headache-during-pregnancy#causes
2 Migraine headaches and pregnancy. Ngày truy cập: 11/5/2022.
https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraine-headaches-and-pregnancy
3 Headache in pregnancy. Ngày truy cập: 11/5/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/headaches-and-pregnancy/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ