dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu

Cảnh báo dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu – Tránh nhầm lẫn tai hại

Sảy thai là biến chứng thai kỳ khá phổ biến ở tam cá nguyệt đầu tiên, chiếm 10% trên tổng số phụ nữ mang thai. Vì vậy, nhận biết sớm những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu là điều cần thiết để phát hiện và có hướng xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Vậy, sảy thai 3 tuần đầu có những triệu chứng nào, điều trị ra làm sao, Aplicaps sẽ thông tin tới bạn qua bài viết dưới đây!

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu

Mẹ bầu có thể nhận biết sảy thai 3 tuần đầu thông qua những dấu hiệu như chảy máu âm đạo và đau bụng hoặc lưng dưới. Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ thường bị nhầm lẫn sảy thai 3 tuần đầu với hành kinh thông thường, đặc biệt trong trường hợp chưa biết mình có thai.

Dấu hiệu nhận biết sảy thai 3 tuần đầu

Triệu chứng sảy thai 3 tuần đầu phổ biến nhất là chảy máu âm đạo. Chảy máu có tính chất ra máu lấm tấm vài giọt, sau đó chảy ồ ạt như bị rong kinh. Để xác định có sảy thai hay không, mẹ bầu cần quan sát thêm những triệu chứng đi kèm khác như:

  • Chuột rút ở bụng hoặc lưng dưới. Cơn đau này có thể kéo dài và nặng hơn theo thời gian.
  • Thường cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy.
  • Xuất hiện những cục máu đông lớn khi bị chảy máu âm đạo.
Dấu hiệu nhận biết sảy thai 3 tuần đầu
Dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu bao gồm chảy máu âm đạo và đau bụng

Sảy thai 3 tuần đầu dễ nhầm lẫn với hành kinh

3 tuần đầu là khoảng thời gian mẹ bầu dễ nhầm lẫn sảy thai với hành kinh, đặc biệt là trường hợp không biết bản thân đang mang thai. Bởi chúng đều có triệu chứng chảy máu âm đạo kèm theo cục máu đông và đau bụng. Cho nên, để phân biệt sảy thai và hành kinh thông thường, mẹ bầu có thể dựa vào những đặc điểm nhận dạng như sau:

Sảy thai Hành kinh
Cục máu đông từ âm đạo Không đồng nhất về kích thước và đi kèm với các vệt màu trắng hoặc xám Màu đỏ đậm, giống nhau
Thời gian chảy máu Xuất hiện muộn hơn chu kỳ kinh bình thường khoảng 1 tuần Xuất hiện vào chu kỳ kinh đúng lịch hoặc muộn/sớm vài ngày
Tính chất máu chảy từ âm đạo Máu chảy nhiều như rong kinh, kèm theo các mảnh mô màu trắng Lượng máu như các kỳ kinh thông thường

[1]

Phân biệt máu báo thai và máu sảy thai

Máu báo thai là một tín hiệu mà cơ thể thông báo cho biết bạn đã mang thai. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo trong 3 tuần đầu của thai kỳ có thể đáng báo động và khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Để phân biệt máu báo thai và máu sảy thai, mẹ bầu có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Máu báo thai Máu sảy thai
Màu sắc Hồng hoặc nâu hơn Đỏ kèm theo các mô (vệt) màu trắng hoặc xám
Tính chất Không có cục máu đông Có cục máu đông
Triệu chứng đi kèm Không có Đau bụng hoặc thắt lưng dưới

Chuột rút

Đọc thêm: Sảy thai ra cục thịt có nguy hiểm không? Những điều mẹ cần làm

Nguyên nhân sảy thai 3 tuần đầu

Sảy thai 3 tuần đầu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến sảy thai là do các vấn đề liên quan đến thai nhi. Cụ thể như sau:

Vấn đề về nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể hay còn gọi là DNA, chúng mang thông tin di truyền và quy định mọi hoạt động, sinh trưởng của mọi vi sinh vật.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, quá trình này có thể xảy ra sai sót ngay tại thời điểm thụ thai, khiến thai nhi nhận quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể từ bố hoặc mẹ. Từ đó, thai nhi không có khả năng phát triển bình thường dẫn đến sảy thai.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là cơ quan có chức năng liên kết với nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi. Nếu có vấn đề với sự phát triển của nhau thai như nhau thai bong non, sót nhau, nhau tiền đạo,… thì cũng có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tuần đầu, bao gồm:

  • Tuổi mang thai của mẹ bầu: Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai ở những người trên 40 tuổi là 25%. Trong khi đó, ở độ tuổi 20-30 thì nguy cơ sảy thai chỉ khoảng 12-15%.
  • Đã từng sảy thai trước đó.
  • Phụ nữ mang thai bị béo phì với BMI >30.
  • Hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào.
  • Sử dụng chất gây nghiện như ma tuý, thuốc an thần gây nghiện,… trong quá trình mang thai.
  • Sử dụng chất kích thích trong khi mang thai như cafe, rượu bia,…[2]

https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/causes/

Cafe, rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai 3 tuần đầu

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đôi khi, tình trạng sảy thai 3 tuần đầu xảy ra có thể do thai phát triển bên ngoài tử cung hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung. Đây là một tình trạng sảy thai nghiêm trọng vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Ống dẫn trứng bị vỡ, chảy máu trong ổ bụng,…

Vì thế, mẹ bầu cần chú ý theo dõi và đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng triền miên, dai dẳng và dữ dội, thường đau ở một bên.
  • Xuất hiện máu chảy từ âm đạo sau khi khởi phát cơn đau.
  • Đau ở 2 bên vai.
  • Tiêu chảy và nôn ói.
  • Cảm thấy lâng lâng, choáng váng và có thể ngất xỉu.

Hiện tượng sảy thai 3 tuần đầu cần điều trị như thế nào?

Sau khi xác nhận sảy thai thông qua siêu âm, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào từng loại sảy thai mà mẹ bầu gặp phải. Cụ thể như sau:

  • Sót thai: Thực hiện lấy phần bị sót ra khỏi tử cung.
  • Sảy thai hoàn toàn và tử cung đẩy hết mô thai ra ngoài: Thường không cần điều trị gì thêm.
  • Sảy thai nhưng cơ thể không tự loại bỏ mô và không chảy máu: Sử dụng thủ thuật nạo hút hoặc dùng thuốc kích thích tử cung co thắt để loại bỏ mô.
Hình ảnh túi thai bị sảy
Túi thai bị sảy

Điều trị sảy thai 3 tuần đầu bằng thủ thuật

Liệu pháp nạo hút thai thường được áp dụng đối với thai từ 10 tuần tuổi trở lên. Tuy nhiên, với thai nhi dưới 10 tuần tuổi, nếu cơ thể mẹ bầu không thể tự loại bỏ mô thai, thì các bác sĩ vẫn có thể chỉ định sử dụng thủ thuật hút thai.

Quá trình này bao gồm những bước sau:

  • Uống thuốc giảm đau trong khi chờ đợi làm thủ thuật để giảm bớt những cơn co thắt hoặc chuột rút. Mẹ bầu có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Gây tê cục bộ được tiêm xung quanh lỗ mở tử cung.
  • Cổ tử cung được kéo căng nhẹ nhàng, và dùng dụng cụ nhỏ bằng nhựa lấy mô thai ra ngoài.

Thủ thuật hút thai thường mất ít hơn 10 phút. Sau thủ thuật, mẹ bầu cần nghỉ ngơi khoảng 15 đến 30 phút rồi có thể về nhà. Hầu hết, các mẹ bầu đều có thể hoạt động, sinh hoạt bình thường vào ngày hôm sau.[3]

Lưu ý gì sau khi bị sảy thai 3 tuần đầu

Sau khi các mô thai đã được đẩy ra ngoài, mẹ bầu có thể cảm thấy đau kèm theo chảy máu. Đây là 1 hiện tượng sinh lý bình thường, tương tự như kỳ kinh nguyệt và sẽ kết thúc sau 2 tuần.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý một số triệu chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện sau khi thai nhi được đẩy ra ngoài bằng phương pháp nạo hút như:

  • Cơn đau và chảy máu nhiều hơn, mạnh hơn kỳ kinh nguyệt thông thường.
  • Tiết dịch bất thường, đặc biệt là có mùi.
  • Sốt.

Đây là những triệu chứng phản ánh các mô thai chưa được đẩy ra hoàn toàn. Những mảnh mô còn sót lại gây ra tình trạng nhiễm trùng. Khi phát hiện những dấu hiệu này trong vòng 2 tuần sau khi sảy thai, mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ cũng như xử trí kịp thời.

Kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên

Bên cạnh đó, một số hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cần kiêng cữ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng cho những lần mang thai tiếp theo:

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường âm đạo cho đến khi máu ngừng chảy và không còn xuất hiện những cơn đau bụng hoặc lưng dưới.
  • Sử dụng băng vệ sinh ít nhất 4 miếng/ngày cho đến khi máu từ âm đạo ngừng chảy.
  • Tái khám sau 4-6 tuần để được kiểm tra.
  • Không thụt rửa vùng kín để tránh làm tổn thương cũng như gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không tắm hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng công cộng.
  • Tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm bồn tắm.

Nếu mẹ bầu được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thì điều quan trọng là các mẹ phải uống theo đúng chỉ định và số liều. Ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện, mẹ bầu vẫn cần tiếp tục dùng thuốc như bác sĩ kê.

Trường hợp mẹ bầu nhận thấy dấu hiệu của trầm cảm, như cảm thấy mất mát dữ dội, buồn bã hoặc tội lỗi, hãy tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn và có các biện pháp vượt qua, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Đọc thêm: Sau sảy thai nên ăn gì? Giải pháp giúp phục hồi sức khỏe cho người phụ nữ

Tắm bằng vòi hoa sen giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sảy thai
Tắm bằng vòi hoa sen giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sảy thai

Câu hỏi thường gặp

Sảy thai 3 tuần đầu là 1 tình trạng rất dễ xảy ra khiến các mẹ bầu lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi mà Aplicaps nhận được nhiều nhất, chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Sau sảy thai 3 tuần đầu, tôi có khả năng cao sẩy thai tiếp không?

Theo một số nghiên cứu, chỉ có khoảng 1% số ca bị sảy thai 2 lần liên tiếp. Hầu hết phụ nữ bị sảy thai 3 tuần đầu vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau khi hồi phục về thể chất lẫn tinh thần.

Bao lâu thì có thai lại sau sảy thai 3 tuần đầu

Quan hệ tình dục thường không được khuyến cáo trong 2 tuần sau khi bị sảy thai bởi cơ thể mẹ bầu chưa hồi phục, đồng thời phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Thực tế, trong 2 tuần sau khi sảy thai, bạn hoàn toàn có khả năng rụng trứng và mang thai.

Một khi cảm thấy sẵn sàng về thể chất lẫn tinh thần cho việc mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc tiếp tục mang thai và chăm sóc sức khỏe thai kỳ.[4]

Tôi có thể phòng ngừa sảy thai 3 tuần đầu không?

Sảy thai 3 tuần đầu thường không thể ngăn ngừa trong hầu hết các trường hợp bởi nguyên nhân dẫn đến sảy thai thường là do sinh lý. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần chú ý những vấn đề sau để giảm thiểu nguy cơ sảy thai do những tác động từ bên ngoài. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo bổ sung đủ 30mg sắt và 400-600mcg acid folic mỗi ngày, bắt đầu từ 1-2 tháng trước khi thụ thai.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và lành mạnh.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai.
  • Không hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào.

Sảy thai 3 tuần đầu có thể khiến mẹ bầu buồn bã, tội lỗi hoặc gây bất ngờ vì không biết rằng bản thân đã mang thai. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn cần ý thức nhận biết những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu để có những biện pháp xử lý hiệu quả, tránh để lại những biến chứng về sau.

Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ bầu hoặc các bạn đang có kế hoạch mang thai sẽ có thêm những thông tin cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp trực tiếp, hãy liên hệ 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps sẽ thông tin sớm nhất tới bạn.

Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai 8 tuần – Nguyên nhân và cách chăm sóc an toàn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 How to Tell the Difference Between a Period and a Miscarriage. Truy cập ngày 3/8/2022
https://www.wikihow.com/Tell-the-Difference-Between-a-Period-and-a-Miscarriage
2 Causes-Miscarriage. Truy cập ngày 3/8/2022

https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/causes/

3 Common Treatments for Miscarriage. Truy cập ngày 3/8/2022
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2011/0701/p85.html
4 Pregnancy after miscarriage – Getting pregnant – Mayo Clinic. Truy cập ngày 3/8/2022.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/pregnancy-after-miscarriage/art-20044134

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ