dau-hieu-thai-14-tuan-khoe-manh

Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh và sự thay đổi của mẹ bầu

Khi chuyển sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, các cơn nghén của mẹ bầu giảm dần. Lúc này, mẹ sẽ nhận thấy rõ rệt hơn sự thay đổi về thể chất và phát triển của thai nhi. Vậy dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh là gì? Mẹ bầu có những thay đổi gì cần chú ý? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hình dung về sự phát triển của bé ở 14 tuần tuổi cũng như những dấu hiệu thay đổi thường gặp ở mẹ bầu.

Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Ở tuần thai thứ 14, thai nhi hầu như đã phát triển đầy đủ các bộ phận cơ thể. Vậy thai nhi tuần thứ 14 đã phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi 14 tuần

Thai nhi ở tuần thứ 14, đồng nghĩa với việc mẹ đã chấm dứt kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, thai nhi đã hoàn thiện một số bộ phận nhất định và có thể quan sát rõ bé qua hình ảnh siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi và dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh:

  • Từ tuần thai thứ 1 đến 3: Đây là thời gian diễn ra quá trình thụ thai, trứng thụ tinh thành công sẽ di chuyển đến làm tổ ở niêm mạc tử cung. Trong thời gian này, mẹ hầu như không cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể.
  • Từ tuần thai thứ 4 đến 6: Lúc này phôi thai bắt đầu được hình thành, không ngừng phân bào và các tế bào chuẩn bị cho quá trình biệt hóa thành từng bộ phận. Kích thước phôi thai lúc này rất nhỏ, chỉ khoảng 15mm.
  • Từ tuần thai thứ 7 đến 9: Quá trình biệt hóa từ các tế bào gốc bắt đầu diễn ra. Não bộ và hệ tuần hoàn của thai nhi bắt đầu hình thành. Đồng thời, tứ chi, môi, mí mắt cũng hình thành rõ ràng hơn.
  • Tuần thai thứ 10: Tim của thai nhi bắt đầu hình thành hoàn chỉnh bốn khoang và đo được nhịp tim đầu tiên của bé. Đuôi thai cũng đã tiêu biến hoàn toàn trong thời gian này.
  • Tuần thai thứ 11: Bộ phận sinh dục của bé bắt đầu hình thành nhưng rất khó quan sát vào thời gian này. Ngũ quan trên mặt cũng bắt đầu rõ nét hơn.
  • Tuần thai thứ 12: Thai nhi hầu như đã hình thành hoàn chỉnh các bộ phận quan trọng. Bé bắt đầu có thể duỗi người ra và có động tác co đạp đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do kích thước còn quá nhỏ nên mẹ khó cảm nhận.
  • Tuần thai thứ 13: Thai nhi bắt đầu có những phản xạ vận động đầu tiên như co duỗi ngón tay. Bé cũng bắt đầu biết nuốt nước ối. Do đó, mẹ thỉnh thoảng sẽ thấy bụng giật giật khi mang thai 3 tháng đầu có thể do bé bị nấc cụt.
  • Tuần thai thứ 14: Ở thời điểm này, bé bắt đầu hình thành vân tay và co duỗi người nhiều hơn. Khi đó, mẹ sẽ cảm nhận được sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi qua những lần đạp của bé vào thành bụng. Đây chính là dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. Kích thước thai nhi ở tuần 14 khoảng 10cm và bộ phận sinh dục cũng được hình thành rõ ràng hơn. Lúc này,  có thể biết được bé là hoàng tử hay công chúa thông qua hình ảnh siêu âm. [1]
qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-cac-tuan
Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua các tuần

Thai 14 tuần nằm ở vị trí nào?

Sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ di chuyển đến tử cung và làm tổ ở lớp niêm mạc. Bắt đầu từ đây, phôi thai sẽ không ngừng phân chia và phát triển thành em bé hoàn chỉnh cho đến cuối thai kỳ. Do đó, ở tuần thai thứ 14, thai nhi sẽ nằm ở tử cung của mẹ và được bao bọc bằng một lớp nước ối.

Ở tuần thứ 14, thai nhi đã bắt đầu tăng nhanh về mặt kích thước. Vì thế, chóp tử cung thai phụ sẽ cao hơn 16cm so với xương chậu. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy bụng bắt đầu to lên và cảm nhận những chuyển động của thai nhi trong bụng Đây là một dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. [2]

Thai 14 tuần biết gò chưa?

Vào thời gian này, mẹ bầu bắt đầu nhận thấy xuất hiện những cơn gò Braxton Hicks, hay còn gọi là cơn gò sinh lý (cơn gò chuyển dạ giả). Những cơn gò này xuất hiện ngẫu nhiên và không quy luật. Cơn gò sinh lý như một cách giúp mẹ rèn luyện khả năng chịu đau trước khi sinh nở.

Bộ phận sinh dục thai nhi 14 tuần

Một dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh khác là sự hình thành bộ phận sinh dục. Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bé đã hình thành các bộ phận sinh dục và có thể quan sát thông qua hình ảnh siêu âm. Bác sĩ dựa vào những hình ảnh này có thể  xác định được thai nhi là trai hay bé gái.

Bộ phận sinh dục thai nhi 14 tuần, nếu là bé trai sẽ dần hoàn thiện tinh hoàn, tuyến tiền liệt và dương vật. Buồng trứng ở bé gái cũng bắt đầu hình thành trong thời gian này. Tuy nhiên, chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm không chính xác tuyệt đối (khoảng 80%) vì mỗi bé sẽ có thể sẽ có thời gian phát triển khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần siêu âm và khám thai định kỳ để bác sĩ có thể xác định chính xác.

su-phat-trien-bo-phan-sinh-duc-thai-nhi-tu-tuan-10-den-16
Sự phát triển của bộ phận sinh dục thai nhi từ tuần 10 đến tuần 16
hinh-anh-bo-phan-sinh-duc-be-trai-14-tuan
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai tuần 14

Mẹ bầu tuần 14 thay đổi như thế nào?

Khi mang thai 14 tuần, mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định có thể quan sát được như về thể chất, cảm xúc và nội tiết tố.

Những thay đổi về thể chất

Những thay đổi đầu tiên có thể dễ dàng nhận biết đó là cân nặng. Khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ bớt nghén hơn, lấy lại khẩu vị ăn uống. Kèm theo đó là nhu cầu dinh dưỡng cho bé cũng cao hơn. Do đó, mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều hơn và bắt đầu tăng cân.

Vào kỳ tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng nghén cũng giảm bớt. Có thể nói, đây là giai đoạn hạnh phúc nhất của mẹ bầu vì có thể ăn uống thoải mái. Đồng thời, bụng chưa to quá, chỉ nhô lên một chút nên việc di chuyển hay vận động vẫn còn dễ dàng.

Đây cũng là thời điểm tuyến sữa phát triển, làm bầu ngực to lên, quầng vú cũng đậm màu hơn. Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu, làn da có thể khô, tiết dầu nhiều hơn hoặc xuất hiện tàn nhang. Bên cạnh đó, thi thoảng mẹ sẽ cảm thấy cơn đau nhói lên ở bụng do sự giãn ra của tử cung.

Những thay đổi về cảm xúc

Chính vì những thay đổi có phần hơi “xuống sắc” từ tuần thai thứ 14 mà một số thai phụ dễ xuất hiện tình trạng trầm cảm. Khi bắt đầu làm mẹ, người phụ nữ thường suy nghĩ rất nhiều về cách nuôi dạy con, tài chính gia đình, do đó dễ hình thành nên nhiều suy nghĩ tiêu cực. Các anh chồng và người thân cần chú ý quan sát và cảm thông cho thai phụ trong thời gian này.

thai-phu-thuong-co-bieu-hien-buon-ba-tu-ti-tu-tuan-thai-thu-14
Thai phụ thường có biểu hiện buồn bã, tự ti từ tuần thai thứ 14

Những thay đổi về nội tiết tố

Cùng với sự thay đổi về thể chất, nội tiết tố cũng có những thay đổi cần chú ý. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, âm đạo sẽ tiết dịch ra nhiều hơn bình thường. Mẹ cần lưu ý rằng, đây không phải là triệu chứng bất thường. Sở dĩ, dịch âm đạo tiết ra để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nhằm bảo vệ thai nhi. Do đó mẹ nên chú ý vệ sinh thật kỹ vùng kín.

Các triệu chứng ốm nghén và những thay đổi về mặt cảm xúc ở 3 tháng đầu dần biến mất. Lúc này, mẹ sẽ có nhu cầu gần gũi với chồng hơn. Việc quan hệ tình dục trong thời gian này được cho làm an toàn nếu không xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo.

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi cho mẹ

Ngoài nhận biết những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh, bà bầu cũng cần chú ý cách dưỡng thai hợp lý. Vậy bầu 14 tuần nên nằm như thế nào và cách dưỡng thai ra sao là hợp lý?

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu 14 tuần

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ cân bằng và đầy đủ các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đối với tuần thai thứ 14, mẹ bầu nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm nhiều sắt và canxi. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần ăn nhiều trái cây và rau củ để tăng cường chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. [3].

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như nước uống có cồn, cà phê, thuốc lá,… Ngoài ra nên tránh thức ăn hoặc trái cây quá nhiều đường như mít, sầu riêng,… để tránh tiểu đường thai kỳ. Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc được khuyến cáo không nên sử dụng đối với bà bầu.

Đọc thêm:

an-uong-day-du-duong-chat-trong-thai-ky
Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong suốt thai kỳ

Bầu 14 tuần cần bổ sung dưỡng chất gì?

Khi thai nhi được 14 tuần tuổi, bé cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển cơ thể một cách toàn diện. Bắt đầu từ tuần thứ 14, hệ khung xương, não và hệ thống thần kinh bắt đầu phát triển nhanh chóng và nhu cầu cung cấp máu nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như canxi, sắt, acid folic, DHA,… Những chất này giúp bé nhanh chóng phát triển về thể chất và tư duy từ khi còn trong bụng mẹ và sau sinh.

Với nhu cầu cung cấp cho cơ thể cao hơn bình thường, việc bổ sung các dưỡng chất trên qua thực phẩm sẽ không đáp ứng đủ. Vì thế, mẹ bầu cần sử dụng thêm viên uống bổ sung để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển..

Để cung cấp đầy đủ và khoa học nhất, mẹ có thể tham khảo bộ 3 sản phẩm của Aplicaps: Aplicaps Menacal, Aplicaps Befoma và Aplicaps Hymega. Bộ 3 sản phẩm được xuất xứ và nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha, đã trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của Châu Âu.

Ngoài ra, những sản phẩm Aplicaps có thành phần từ tự nhiên và những hoạt chất thế hệ mới nhất như:

  • Aplicaps Befome cung cấp vitamin tổng hợp hữu cơ sắt amin thế hệ mới nhất và acid folic thế hệ thứ tư cùng 16 vitamin, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cho mẹ và bé một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Aplicaps Menacal cung cấp canxi từ tảo đỏ và san hô cùng với vitamin D3 và K2, đảm bảo quá trình hấp thu canxi tối đa, hạn chế gây nóng, táo bón.
  • Aplicaps Hymega giúp bé bổ sung đầy đủ DHA tinh khiết được chiết xuất bằng công nghệ chiết lạnh PCET, cùng với EPA giúp mẹ giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và trầm cảm.
bo-ba-san-pham-aplicaps-cho-ba-bau
Bộ ba sản phẩm Aplicaps cho bà bầu

Bà bầu 14 tuần nên nằm như thế nào?

Một số nghiên cứu nhận định rằng, nằm nghiêng bên trái tốt hơn cho bà bầu và thai nhi, đồng thời giảm thiểu tình trạng sinh non. Bà bầu nằm nghiêng về bên trái giúp giảm áp lực từ thai nhi lên các bộ phận khác.

Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn giúp mẹ bầu hô hấp dễ dàng hơn, oxy được chuyển vào thai nhi tăng lên đáng kể so với nằm bên phải hoặc nằm ngửa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mẹ bầu nên nằm nghiêng một bên mà mẹ cảm thấy dễ chịu nhất, không nhất thiết là bên trái hay bên phải.

Như vậy, dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh là thai hình thành đầy đủ các bộ phận cơ thể và bộ phận sinh dục, thi thoảng xuất hiện các cơn gò sinh lý hoặc bụng giật giật. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ.

Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thai kỳ, hãy truy cập ngay vào website aplicaps.vn hoặc gọi tới hotline 1900 636 985 nhé.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 14 Weeks Pregnant. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-14.aspx
2 14 Weeks Pregnant. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://flo.health/pregnancy/week-by-week/14-weeks-pregnant
3 Week 14 of Your Pregnancy. Truy cập ngày 3/12/2022.
https://www.verywellfamily.com/14-weeks-pregnant-4158944

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ