độ mờ da gáy 1,5mm có bình thường không

Độ mờ da gáy 1.5mm có bình thường không? Làm sao để giảm độ mờ da gáy?

Độ mờ da gáy (NT) là hình ảnh siêu âm túi dịch phía sau gáy của thai nhi. Hình ảnh này giúp góp phần dự đoán về nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Vậy độ mờ da gáy 1.5mm có bình thường không? Có cách nào để giảm độ mờ da gáy hay không? Câu trả lời sẽ được Aplicaps giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé! [1]

Độ mờ da gáy 1.5 mm có bình thường không?

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Độ mờ da gáy 1,5mm được đánh giá là bình thường. Bởi giá trị này nằm trong khoảng bình thường khi siêu âm độ âm da gáy cho thai nhi từ 11 – 13 tuần tuổi. Thông thường với mỗi tuần tuổi sẽ có độ mờ da gáy chuẩn khác nhau: [2].

  • Khi em bé được 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy thường khoảng dưới 2mm.
  • Khi em bé được 12 tuần tuổi, chỉ số bình thường là dưới 2,5mm.
  • Với bà bầu mang thai được 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy khi siêu âm chuẩn là 2,8mm.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào kết quả độ mờ da gáy thì chưa thể kết luận chắc chắn được, đặc biệt nếu em bé có nguy cơ cao. Lúc này, thai phụ cần làm thêm xét nghiệm máu. Một số trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Kết quả xét nghiệm máu bình thường: Bác sĩ có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng thai nhi bình thường.
  • Kết quả xét nghiệm máu nguy cơ cao: Lúc này thai phụ sẽ được làm thêm các xét nghiệm có độ chính xác cao hơn như double test, triple test, đặc biệt NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Ba phương pháp sau là những xét nghiệm tân tiến nên độ chính xác có thể lên đến > 90%. Vì vậy với những phương pháp này bác sĩ có thể chắc chắn thai nhi có bị dị tật gì hay không.
độ mờ da gáy 1,5mm có bình thường không
Độ mờ da gáy 1.5mm được đánh giá là bình thường

Làm sao để giảm độ mờ da gáy?

Ăn gì để giảm độ mờ da gáy hoặc làm cách nào để độ mờ da gáy không tăng lên? Đây là những lo lắng của vô số bà mẹ khi em bé có độ mờ da gáy cao. Thực tế, độ mờ da gáy thường không giảm đi mà sẽ tăng theo tuổi thai. Phải đến sau khi thai nhi được 14 tuần tuổi, lúc này dịch sau gáy được tái hấp thu nên không tăng lên nhiều nữa.

Cho đến hiện tại, không có bất kỳ cách nào có thể làm giảm độ mờ da gáy cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu cần thực hiện thêm các xét nghiệm với độ chính xác cao để đánh giá nguy cơ dị tật của em bé. Nhờ đó mẹ có thể đưa ra quyết định cho việc giữ thai không hoặc chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn sau này.

Nếu bác sĩ chẩn đoán độ mờ da gáy của em bé bình thường thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Đồng thời mẹ cần xây dựng chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống khoa học để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh. Trong đó mẹ cần chú ý:

  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ nên tập trung bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, các loại thịt, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, chất xơ hoặc dầu gan cá.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều hóa chất độc hại, hóa chất làm đẹp. Nhiều loại chất hóa học nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể tác động đến bộ gen người và gây dị tật.
  • Hạn chế thực phẩm không lành mạnh hoặc không tốt cho bà bầu như thực phẩm có tính hàn, rượu bia hoặc chất kích thích. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai,…
  • Khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể mẹ và thai nhi. Từ đó, bác sĩ có thể sớm đưa ra phương án giải quyết.
làm sao để giảm độ mờ da gáy
NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau là xét nghiệm có độ chính xác cao

Có nên đo độ mờ da gáy 2 lần?

Thông thường mẹ bầu không cần thiết để đo độ mờ da gáy 2 lần.  Bởi nếu kết quả đo lần 1 cho thấy nguy cơ cao thì mẹ được khuyến khích làm thêm các xét nghiệm khác có độ chính xác cao hơn như xét nghiệm máu, làm NIPT,… [3].

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể đo lại nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Thực hiện đo độ mờ da gáy tại những cơ sở không có chuyên môn về siêu âm sản khoa học cơ sở vật chất  không đảm bảo.
  • Người thực hiện siêu âm không đủ trình độ chuyên môn.
  • Đo quá sớm, khi thai nhi chưa được 11 tuần tuổi.
  • Người mẹ còn nghi ngờ về độ sai lệch của phép đo nên muốn kiểm tra lại.

Trong một số trường hợp khác, do thai phụ nằm trong nhóm có nguy cơ cao về dị tật bẩm sinh thai nhi nên thường khá lo lắng. Đó là những thai phụ cao tuổi hoặc đã từng sinh con bị Down, dị tật bẩm sinh hoặc thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại. Vì vậy việc người mẹ muốn kiểm tra siêu âm lại là điều rất bình thường.

Như vậy, việc có nên đo độ mờ da gáy lần 2 hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của người mẹ. Tuy nhiên trước khi thực hiện mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn cho quyết định tầm soát dị tật thai nhi lại cho phù hợp.

có nên đo độ mờ da gáy 2 lần
Mẹ bầu có thể đo lại độ mờ da gáy lần 2

Với những thông tin trên đây, Aplicaps đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Độ mờ da gáy 1.5mm có bình thường không?”. Nếu mẹ muốn biết thêm các thông tin liên quan đến chủ đề này, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúc mẹ sức khỏe và bình an!

Đọc thêm:

33+ Hình ảnh siêu âm thai 4-5-6-7-8-9 tuần tuổi

Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì? PI thấp có sao không? Cách khắc phục

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Nuchal Translucency. Ngày truy cập: 13/2/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23333-nuchal-translucency
2 What Is a Nuchal Translucency (NT) Scan for Down Syndrome?. Ngày truy cập: 13/2/2022.
https://www.webmd.com/baby/what-is-nuchal-translucency-nt-scan-down-syndrome
3 First Trimester Screening (Nuchal Translucency and Blood Test). Ngày truy cập: 13/2/2023.
https://www.webmd.com/baby/first-trimester-screening-nuchal-translucency-blood-test

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ