Trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường được đề nghị làm xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down. Khi đó, bác sĩ tiến hành đo lượng chất lỏng phía sau cổ em bé, hay còn gọi là đo độ mờ da gáy. Vậy độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Dưới đây là thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp câu hỏi này!
Vì sao cần đo độ mờ da gáy?
Trước khi tìm hiểu những thông số về độ mờ da gáy, bạn cần biết đây là chỉ số gì? Ý nghĩa của chỉ số này là gì?
Độ mờ da gáy là gì? Vì sao cần đo độ mờ da gáy?
Độ mờ da gáy trong tiếng Anh là Nuchal translucency, thường được viết tắt trong phiếu siêu âm là NT. Độ mờ da gáy là hình ảnh siêu âm của túi dịch ở sau gáy ở tam cá nguyệt đầu tiên. Hình ảnh này thường màu đen hoặc mờ. Thông thường, thai nhi nào cũng có túi dịch tập hợp ở phần da sau cổ. Nhưng với thai nhi mắc hội chứng Down, bất thường nhiễm sắc thể hoặc hội chứng di truyền thì độ mờ da gáy sẽ dày hơn. [1]
Nguyên nhân độ mờ da gáy cao rất đa dạng. Chúng thường liên quan đến những khuyết tật bẩm sinh nên thường dùng để sàng lọc cho các bất thường như:
- Bất thường nhiễm sắc thể: hội chứng Edwards, Patau, Down…
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Hội chứng di truyền.
Đo độ mờ da gáy khi nào?
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về thời điểm thực hiện siêu âm này. Đo độ mờ da gáy tuần bao nhiêu? Đo độ mờ da gáy tuần nào chính xác nhất? Theo các hiệp hội phụ sản, siêu âm đo độ mờ da gáy nên được thực hiện khi thai được 11 – 13 tuần tuổi, hoặc khi chỉ số CRL (chiều dài đầu mông của thai nhi) nằm trong khoảng từ 45 – 84mm. Đây là khoảng thời gian cho kết quả kiểm tra chính xác nhất.
Việc siêu âm trước tuần 11 là rất khó vì em bé còn quá nhỏ. Thời điểm này cũng còn quá sớm để mẹ tiện kết hợp với xét nghiệm máu. Nếu siêu âm sau tuần thứ 14, dịch sau gáy đã được tái hấp thu, dẫn đến tình trạng dù bất thường NST nhưng độ mờ da gáy vẫn trong khoảng bình thường (âm tính giả). Lúc này việc thực hiện siêu âm không còn ý nghĩa gì nữa.
Vậy nếu thai phụ không đo độ mờ da gáy có sao không? Đây là một phương pháp sàng lọc bất thường thai nhi. Vì vậy không thực hiện cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyến cáo bà bầu nên làm kiểm tra sớm để chăm sóc thai nhi tốt hơn.
Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Độ mờ da gáy (ĐMDG) càng cao thì tỷ lệ em bé bị dị tật càng lớn. Vậy độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn?
- Nếu ĐMDG < 1,3 mm thì nguy cơ bị dị tật rất thấp.
- Nếu ĐMDG < 2,5mm thì nguy cơ dị tật là bình thường.
- Nếu chỉ số này dao động trong khoảng 2,5 – 3mm thì không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần làm thêm xét nghiệm để chắc chắn hơn.
- Nếu ĐMDG > 3mm thì nguy cơ mắc dị tật cao, thai phụ nên làm thêm các xét nghiệm khác để có độ chính xác cao hơn.
- Nếu ĐMDG > 6mm thì thai nhi có khả năng rất cao mắc hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh khác. [2]
Nếu chỉ xét riêng kết quả độ mờ da gáy thì không thể đưa ra kết luận chắc chắn được. Thông thường thai phụ được khuyến khích làm thêm xét nghiệm máu (double test hoặc triple test) và NIPT.
Độ mờ da gáy cao nhưng chọc ối bình thường hoặc kết quả xét nghiệm máu bình thường thì khả năng cao là do em bé phát triển quá nhanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thai nhi phát triển quá nhanh hoặc kích thước lớn hơn bình thường có thể khiến độ mờ da gáy trung bình cao hơn.
Câu hỏi thường gặp về độ mờ da gáy an toàn
Trong quá trình đọc kết quả siêu âm, nhiều mẹ bầu luôn tò mò với các chỉ số. Liên quan đến độ mờ da gáy, các mẹ muốn biết liệu ở những số liệu đó, nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi có cao không? Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất:
Câu hỏi thường gặp | Chẩn đoán |
Độ mờ da gáy 0.8 mm có bình thường không? | An toàn |
Độ mờ da gáy 0.9 mm có bình thường không? | An toàn |
Độ mờ da gáy 1.1 mm có bình thường không? | An toàn |
Độ mờ da gáy 1.2 mm có bình thường không? | An toàn |
Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không? | An toàn |
Độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 1.5 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 1.6 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 1.7 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 1.8 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 1.9 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 2.5 mm có bình thường không? | Bình thường |
Độ mờ da gáy 3.2 mm có bình thường không? | Nguy cơ cao |
Như vậy, dựa vào khoảng giá trị của độ mờ da gáy, bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ mắc Down hoặc các dị tật bẩm sinh khác của thai nhi, từ đó đưa biện pháp xử trí kịp thời.
Xem ngay 33+ Hình ảnh siêu âm thai 4-5-6-7-8-9 tuần tuổi tổng hợp mới nhất năm 2023
Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì? Nguy cơ thai suy dưỡng nếu PI thấp
Với những thông tin trong bài viết này, bạn không chỉ được giải đáp thắc mắc “Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?” mà còn biết cách chẩn đoán các mức độ nguy cơ. Nếu bạn cần thêm các thông tin khác liên quan đến vấn đề này, bạn có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | Nuchal translucency (NT) scan. Ngày truy cập: 12/2/2023. https://www.babycentre.co.uk/a544491/nuchal-translucency-nt-scan |
---|---|
↑2 | Normal reference range of fetal nuchal translucency thickness in pregnant women in the first trimester, one center study. Truy cập ngày 15/2/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4746871/ |