Chửa bụng trên là mang bầu con gái, chửa bụng dưới là mang bầu con trai. Nguyên tắc này liệu có đúng hay không? Hãy cùng Aplicaps Việt Nam tìm hiểu về hình ảnh chửa bụng trên như thế nào và giải đáp chi tiết các thắc mắc về tình trạng này nhé!
Thế nào là chửa bụng trên?
Chửa bụng trên hay chửa bụng dưới là phương pháp đánh giá hình dạng, kích thước bụng bầu theo cảm quan bên ngoài. Trong đó chửa bụng trên được mô tả là bụng bầu nhô ra cao hơn so với bình thường, sát về phía ngực.
Nhưng bụng bầu cao hơn bình thường cũng khiến nhiều mẹ lo lắng chửa bụng trên có phải là dấu hiệu nguy hiểm và gây ảnh hưởng gì đến bé không? Thực tế thì hình ảnh chửa bụng trên hay bụng dưới phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mẹ và vị trí, sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nếu không xuất hiện các dấu hiệu khó chịu hoặc bất thường thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của cả mẹ và bé. [1]
Bầu chửa bụng trên là trai hay gái?
Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu bụng trên có phần bụng bầu tròn, thấp là mang thai bé gái. Ngược lại, bầu bụng dưới có phần bụng bầu nhọn nhô ra phía trước sẽ là dấu hiệu mang thai bé trai. Nhưng thực tế thì các dấu hiệu này có đúng hay không?
Các nghiên cứu đã cho thấy bầu bụng trên có thể do các nguyên nhân:
- Phần cơ và dây chằng bụng săn chắc nên nâng đỡ thai nhi tốt hơn, vị trí tử cung cao hơn so với bình thường.
- Mẹ đang trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, thai nhi còn nhỏ và chưa quay đầu nên chưa bị tụt bụng.
- Nhau thai nằm cao trong tử cung, đưa em bé và dây rốn ở vị trí cao hơn so với bình thường. [2]
Rõ ràng các nguyên nhân dẫn đến chửa bụng trên hoàn toàn không liên quan đến việc hình thành giới tính của em bé. Vậy nên các quan niệm chửa bụng trên mang bầu bé gái, chửa bụng dưới mang bầu bé trai chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần xác định chính xác giới tính của em bé, mẹ nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Đọc thêm: Mạch đập ở cổ tay khi mang thai là bao nhiêu? Dấu hiệu có thai
Hình ảnh chửa bụng trên
Nếu mẹ vẫn thắc mắc chửa bụng trên sẽ như thế nào, hình ảnh chửa bụng trên chính xác nhất thì có thể tham khảo một số hình ảnh dưới đây.
Mẹ chửa bụng trên thường phần bụng bầu sẽ tương đối tròn và nhô ra ở vị trí cao hơn, sát với phần ngực hơn so với bình thường. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng về tình trạng này. Vào những tuần cuối của thai kỳ, em bé sẽ quay đầu và bụng mẹ sẽ tụt dần xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Mẹ chỉ cần chú ý theo dõi sức khỏe và khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Chửa bụng trên và bụng dưới khác nhau như thế nào?
Với các mẹ chửa bụng trên, phần bụng có xu hướng nhô ra phía trên và gần với ngực hơn so với bình thường. Hầu hết các mẹ bầu đều chia sẻ chửa bụng trên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đi lại dễ dàng, không bị nặng nề. Nhưng bầu bụng trên sẽ chèn ép lên phần ngực nhiều hơn và có thể khiến mẹ bị khó thở.
Còn với các mẹ bầu bụng dưới thì phần bụng nhô ra sẽ thấp hơn so với bình thường, khiến các mẹ đi lại nặng nề, khó chịu hơn rất nhiều. Thai nằm phía dưới cùng sẽ chèn ép lên phần bàng quang khiến mẹ đi vệ sinh nhiều hơn. Đổi lại mẹ sẽ không bị khó thở hoặc ợ hơi như bầu bụng trên. [3]
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng
Tùy cơ địa và từng giai đoạn phát triển của thai nhi, hình ảnh và kích thước bụng bầu của mẹ sẽ thay đổi theo. Cụ thể:
- Tháng thứ 1: Lúc này em bé vẫn còn rất nhỏ, chỉ khoảng 2mm và vẫn đang ở dạng phôi thai. Vậy nên thời điểm này bụng bầu của mẹ vẫn chưa có sự khác biệt rõ rệt so với bình thường.
- Tháng thứ 2: Kích thước của thai đã tăng lên 1,5 – 2cm, nhỏ như hạt lạc. Nhưng bụng bầu của mẹ ở tháng thứ 2 cũng chưa lộ rõ.
- Tháng thứ 3: Em bé có chiều dài đầu – mông khoảng 5,4cm và nặng khoảng 58g. Thời điểm này mẹ có thể cảm nhận thấy phần bụng dưới hơi nhô ra một chút và có thể nghe thấy nhịp tim của em bé rồi.
- Tháng thứ 4: Em bé có chiều dài khoảng 14,6cm và nặng khoảng 146g, kích thước tương đương một quả táo. Bụng của mẹ đã nhô ra hơn so với tháng thứ 3.
- Tháng thứ 5: Mẹ đã có thể cảm nhận rõ phần bụng dưới nhô lên cao khoảng 4,5cm. Giai đoạn này em bé cũng phát triển nhanh hơn, kích thước có thể tương đương với một quả bơ.
- Tháng thứ 6: Bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 2, em bé sẽ phát triển rất nhanh, kích thước bụng bầu tăng lên rõ rệt, có thể gấp đôi so với tháng trước. Giai đoạn này mẹ cũng bắt đầu cảm nhận được những lần con đạp.
- Tháng thứ 7: Kích thước bụng bầu của mẹ vẫn tăng nhưng khá chậm. Phần bụng có xu hướng tụt xuống thấp hơn một chút và xuất hiện các vết rạn. mẹ đi lại cũng nặng nề và mệt mỏi hơn.
- Tháng thứ 8: Số đo vòng bụng của mẹ bắt đầu chững lại nhưng tăng nhiều về cân nặng.
- Tháng thứ 9: Đây là thời điểm bụng bầu lớn nhất cả về kích thước và cân nặng. Bụng sẽ có xu hướng tụt xuống dưới do thai nhi quay đầu và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Những lưu ý khi chửa bụng trên
Mang thai là một hành trình vô cùng vất vả và cần đặc biệt chăm sóc về sức khỏe. Với các mẹ chửa bụng trên, cần lưu ý:
- Không nên quá lo lắng, vì khi mang thai, mẹ và bé có sự kết nối về cảm xúc, ảnh hưởng đến cảm xúc và sự phát triển của bé. Vậy nên mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ tốt cho mẹ và bé nhất.
- Tuân thủ khám thai định kỳ. Việc này sẽ đảm bảo theo dõi sức khỏe của bé và phát hiện sớm các bất thường để xử lý kịp thời.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối đa và phòng ngừa các biến chứng thai kỳ.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Thai nhi không cử động hoặc cử động rất nhiều so với bình thường, mẹ khó thở, sốt cao,… Nên đi khám để được xử lý nhanh chóng nhất.
Bầu chửa bụng trên hay bụng dưới phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mẹ và vị trí, sự phát triển của em bé. Hy vọng các hình ảnh chửa bụng trên trong bài viết giúp mẹ biết thêm thông tin cần thiết về tình trạng này và những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai. Nếu mẹ có các thắc mắc về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe trong thai kỳ, hãy liên hệ tới hotline 1900 636 985 hoặc truy cập https://aplicaps.vn/ để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Xem thêm: 10+ hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai – Những thay đổi mẹ cần biết
Tài liệu tham khảo
↑1 | Pregnancy: What to Know About How You’re Carrying. Truy cập ngày 14/01/2022. https://www.webmd.com/baby/pregnancy-know-how-you-are-carrying |
---|---|
↑2 | Why is my baby bump so high? Truy cập ngày 14/01/2023. https://www.joyoflifesurrogacy.com/blog-post/why-is-my-baby-bump-so-high/ |
↑3 | What does it mean if you have a high or low bump during pregnancy? Truy cập ngày 14/01/2023. https://www.online4baby.com/blog/what-does-it-mean-if-you-have-high-or-low-bump-during-pregnancy |