Cục thịt thừa xuất hiện tại âm đạo sau sinh không phải quá hiếm gặp. Tình trạng này khiến chị em cảm thấy khó chịu và lo lắng cho sức khỏe bản thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé!
Tại sao có cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh?
Cục thịt thừa ở vùng kín là tình trạng sa sinh dục, hay còn gọi là sa tử cung, sa thành âm đạo, sa dạ con. Trong trường hợp này, tử cung bị tụt xuống đường âm đạo hoặc nhô hẳn ra bên ngoài bộ phận sinh dục.
Nguyên cơn dẫn đến hiện tượng này là do cơ và dây chằng giữ tử cung bị suy yếu. Lúc này chúng không thể giữ tử cung ở vị trí ban đầu, khiến tử cung bắt đầu tụt dần xuống âm đạo. Đây có thể là hệ quả của việc:
- Chấn thương vùng xương chậu, các mô nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung. Đặc biệt, trường hợp em bé sinh ra quá to hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu rất dễ bị sa tử cung.
- Mẹ lao động quá sức sau khi sinh: Sau sinh là thời gian cơ thể mẹ cần nghỉ ngơi và hồi phục. Nhưng vì vận động quá mạnh khiến dây chằng tổn thương chưa kịp phục hồi hoàn toàn khiến tử cung bị sa xuống.
- Dị tật bẩm sinh: Tử cung 2 buồng, kích thước cổ tử cung bất thường,… đều có thể là nguyên nhân gây sa sinh dục.
- Táo bón hoặc rối loạn đại tiện: Nếu diễn ra trong thời gian dài, áp lực trong khoang ổ bụng tăng lên và ảnh hưởng đến cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung.
- Phẫu thuật y khoa: Nếu mẹ bầu phải làm nội soi, phá thai bằng tay hoặc đang uống thuốc oxytocin thì rất dễ làm thay đổi vị trí của tử cung.
Sa tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nào, nhưng đa số ở nữ giới sau sinh. Những yếu tố nguy cơ dưới đây có thể làm tăng tỷ lệ sa tử cung như: [1]
- Đẻ nhiều lần, đẻ dày, không được đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
- Tầng sinh môn bị rách không được khâu.
- Lao động nặng hoặc lao động sớm sau sinh.
5+ hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh
Tùy theo vị trí sa xuống của cục thịt mà sa tử cung có thể được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: [2].
Giai đoạn 1: Cơ thể mẹ lúc này hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Tử cung vẫn nằm tại nửa trên của âm đạo và không ảnh hưởng gì đến hoạt động của các bộ phận vùng chậu.
Giai đoạn 2: Một phần cổ tử cung sa xuống âm đạo và gần chạm đến cửa âm đạo.
Giai đoạn 3: Tử cung đã bắt đầu lồi ra ngoài âm đạo, gây khó chịu và khiến người mẹ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt.
Giai đoạn 4: Toàn bộ tử cung đã lồi hẳn ra ngoài cửa âm đạo. Đây cũng là giai đoạn nặng nhất của sa tử cung.
Cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh có tự lành được không?
Sa tử cung là một trong những bệnh lý hậu sản nguy hiểm. Các chuyên gia khẳng định, việc phát hiện sớm sa tử cung và tập trung điều trị đúng cách ngay từ đầu thì không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu để tự nhiên, cục thịt thừa ở vùng kín này không thể tự lành được, thậm chí tiến triển nhanh hơn.
Nếu không được điều trị sớm, mẹ sau sinh có thể gặp các biến chứng như:
- Loét âm đạo: Biến chứng này thường gặp nhất ở sa tử cung mức độ 3, 4. Vì tử cung đã tụt ra phía ngoài nên dễ tiếp xúc với vi khuẩn bên ngoài, gây nhiễm trùng và nặng hơn là loét âm đạo.
- Sa cơ quan khác: Các cơ vùng chậu dần bị dãn nở. Lâu dần, không chỉ tử cung mà các bộ phận khác như bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng, trực tràng,… cũng bị sa xuống. Ngoài ra mẹ cũng dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu hơn [3].
Với sa tử cung mức độ nhẹ, triệu chứng của sa tử cung có thể được cải thiện đáng kể nếu mẹ áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường.
- Tránh hoạt động gắng sức, đặc biệt hạn chế bưng bê hoặc mang vác vật nặng.
- Thực hiện chế độ ăn khoa học để duy trì cân nặng hợp lý. Cơ thể quá thừa cân dễ khiến ổ bụng và vùng chậu phải chịu nhiều áp lực.
- Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh vùng cơ chậu.
- Liệu pháp hormone estrogen cho vùng âm đạo.
- Đặt vòng nâng tử cung từ đường âm đạo.
- Luôn giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Trường hợp sa tử cung mức độ nặng, biện pháp không can thiệp phẫu thuật sẽ không có hiệu quả. Cách duy nhất có thể sử dụng là điều trị bằng phẫu thuật.
Hướng dẫn cải thiện tình trạng sa tử cung
Để việc điều trị và cải thiện triệu chứng sa tử cung được hiệu quả, mẹ sau sinh có thể thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
Chăm sóc vùng kín
Đây là thói quen cực kỳ quan trọng giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt khi tử cung đã sa ra bên ngoài âm đạo:
- Mẹ cần đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch phù hợp.
- Sử dụng nước ấm để giảm đau rát khó chịu vùng kín.
- Luôn giữ âm đạo được sạch sẽ, khô thoáng.
- Lựa chọn đồ lót chất liệu thoải mái, thoáng khí và thấm hút tốt.
- Theo dõi màu sắc, mùi của dịch âm đạo. Nếu dịch có dấu hiệu bất thường như mùi hôi, màu vàng như mủ hoặc dịch nhiều,… thì cần đến cơ sở y tế uy tín sớm.
Bài tập cơ năng
Các bài tập cơ năng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe nói chung mà còn tăng cường sức mạnh của các cơ dưới cùng chậu. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện hàng ngày để cải thiện triệu chứng của sa tử cung.
Trong đó các bài tập Kegel được các chuyên gia đánh giá cao. Bài tập này gồm 2 động tác cơ bản:
- Động tác 1: Tư thế ban đầu là nằm trên giường hoặc nằm xuống sàn nhà. Sau đó mẹ đưa 2 chân lên cao, tạo một góc 90 độ với sàn, giữ khoảng 10s rồi hạ xuống. Mỗi ngày mẹ thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
- Động tác 2: Bắt đầu bằng tư thế nằm thẳng trên sàn nhà, mẹ dần co đầu dối sao cho hai bàn chân chạm sàn nhà. Tiếp đến, mẹ nhấc bổng phần hông lên cao, đồng thời siết chặt cơ sàn chậu. Tư thế co cơ vùng chậu cần giữ nguyên trong 10s mới thả ra. Mỗi ngày mẹ thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập kegel nâng cơ vùng chậu
Pessary âm đạo
Pessary là những dụng cụ có hình vòng hoặc đĩa, chất liệu silicon hoặc cao su. Pessary có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, tùy vào cấu tạo và nhu cầu của mẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa pessary vào âm đạo nhằm tăng cường cơ sàn chậu và nâng đỡ các cơ quan.
Đây không phải là phương pháp điều trị nguyên nhân sa tử cung nhưng có thể giữ tử cung và các cơ quan ở vị trí ban đan đầu.
Phẫu thuật
Phẫu thuật sa tử cung có 2 phương pháp chính. Đó là treo tử cung hoặc cắt bỏ tử cung. Với phương pháp treo tử cung, bác sĩ sẽ làm ngắn phần dây chằng hoặc sử dụng vật liệu thay thế cho cơ sàn chậu. Các vật liệu sẽ nâng đỡ vùng chậu dần trở về vị trí ban đầu. Treo tử cung có thể thực hiện bằng nội soi ổ bụng, ngả âm đạo hoặc mở bụng hở.
Biện pháp cắt tử cung được coi là cách được sử dụng vào “phút cuối”, khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Đây cũng là ca phẫu thuật lớn vì người mẹ có thể phải đối mặt với nguy cơ biến chứng như mất kinh nguyệt, vô sinh hoặc tăng cân.
Phương pháp phòng ngừa cục thịt thừa vùng kín sau sinh
Để ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện cục thịt thừa vùng kín sau sinh, chị em cần chú ý những điều sau:
- Trước khi sinh: Thường xuyên thăm khám sức khỏe phục khoa, giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Sau sinh để cục thịt thừa không có khả năng xuất hiện sau sinh, mẹ cần chú ý một số điều sau:
– Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch chuyên dụng.
– Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 – 8 tuần, lúc vết rạch tầng sinh môn đã ổn định.
– Không ngồi xổm, kiêng vác, làm việc nặng quá sớm.
– Không thúc khuya, hạn chế stress bởi đôi lúc sự thay đổi hormone của chị em có thể sinh ra cục thịt thừa vùng kín.
Như vậy, với bài viết này, mẹ đã biết đến hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh như thế nào cùng các đặc điểm của chúng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Uterine prolapse. Ngày truy cập: 12/12/2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458 |
---|---|
↑2 | Uterine Prolapse. Ngày truy cập: 12/12/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse |
↑3 | What Is a Prolapsed Uterus? Ngày truy cập: 12/12/2023. https://www.webmd.com/women/prolapsed-uterus |