hình ảnh phù chân khi mang thai

Hình ảnh phù chân khi mang thai – Biểu hiện bà bầu bị phù chân

Phù chân ở bà bầu là hiện tượng giữ nước ở các mô dưới da, thường gặp phải khi bà bầu bước vào những tháng cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ cung cấp cho mẹ hình ảnh phù chân khi mang thai của các bà bầu, đồng thời hướng dẫn mẹ cách giảm phù chân khi mang thai. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mẹ.

Hình ảnh phù chân khi mang thai

Phù nề ở bàn chân là hiện tượng cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính là do tử cung ngày một lớn, gây áp lực lên tĩnh mạch cửa, khiến cho máu và dịch ứ đọng ở phần thân dưới. Từ đó gây phù ở cổ chân, bàn chân và cẳng chân.

Dấu hiệu phù chân khi mang thai

Dấu hiệu để nhận biết phù nề rõ nhất đó là dựa vào hiện tượng “phù ấn lõm” (tiếng Anh là “pitting edema”). Có nghĩa là khi ấn vào vùng bị phù, bề mặt da sẽ bị lõm xuống, mất vài giây hoặc nhiều giây sau mới hồi phục lại như ban đầu.

dấu hiệu phù chân khi mang thai
Phù ấn lõm là dấu hiệu phù chân khi mang thai

Hình ảnh phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai gây bất tiện cho bà bầu trong việc đi lại. Cơ thể nặng nề nên mẹ chỉ muốn ngồi một chỗ. Cộng với việc chân sưng to, rất khó để đi vừa giày dép cũ. Nhiều mẹ bầu phải mua giày dép mới với kích cỡ to hơn, để dùng trong những tháng cuối thai kỳ.

Cùng xem những hình ảnh dở khóc dở cười khi bị phù chân của các mẹ bầu dưới đây:

hình ảnh phù chân khi mang thai 1
Hình ảnh phù chân khi mang thai (1)
HÌnh ảnh phù chân khi mang thai 2
HÌnh ảnh phù chân khi mang thai (2)

Phù chân ở bà bầu không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thậm chí, càng về cuối thai kỳ, mẹ càng bị phù nặng hơn. Tuy nhiên mẹ đừng lo, bởi vì sau khi sinh hiện tượng này sẽ biến mất. Còn ở trong thai kỳ, vẫn có rất nhiều cách để làm giảm bớt triệu chứng khó chịu này cho mẹ.

Aplicaps sẽ giải thích rõ hơn về cách làm giảm phù chân ở bà bầu ở mục dưới (mục 3). Còn bây giờ, mẹ hãy nhìn sự khác biệt trước và sau khi áp dụng các biện pháp giảm phù dưới đây nhé.

Xem thêm: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Cách chữa cho mẹ

cách giảm phù chân ở bà bầu-massage-đi bộ
Massage và tập thể dục giúp giảm phù chân ở bà bầu
bà bầu bị phù chân tháng cuối
Bà bầu giảm phù chân sau sinh

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân

Phù chân ở bà bầu chủ yếu do 3 nguyên nhân. [1]

Thứ nhất là do sự thay đổi của hormon trong cơ thể. Trong thai kỳ, tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormon aldosteron và cortisol hơn bình thường, khiến cho cơ thể có xu hướng giữ nước, gây phù.

Thứ hai là do thai lớn, gây chèn ép lên các cơ quan, đặc biệt là chèn lên tĩnh mạch cửa. Trong đó, tĩnh mạch cửa là mạch máu lớn, dẫn máu từ các cơ quan và bộ phận trên cơ thể về tim. Khi tĩnh mạch cửa bị thai chèn ép, máu ở phần thân dưới khó đổ về tim. Máu và dịch không lưu thông được bị ứ đọng lại ở các cơ quan, sau đó tràn sang các mô tế bào bên cạnh, gây tình trạng phù nề.

Thứ ba là do thể tích máu tăng. Khi em bé càng lớn, thể tích máu lưu thông trong cơ thể mẹ càng tăng, khiến cho tuần hoàn trở nên trì trệ. Máu lưu thông kém cũng chính là một trong những nguyên nhân gây phù ở bà bầu.

Đọc thêm: Bị phù chân khi mang thai tuần 37 – Mẹ bầu có nên lo lắng không? Xem ngay để có cách xử lý 

12 cách làm giảm phù chân ở bà bầu

Có nhiều cách làm giảm phù chân ở bà bầu. Từ những thay đổi nhỏ trong cách ngồi, cách đi lại và lựa chọn quần áo, cho đến những thay đổi lớn hơn trong cách sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, mẹ còn có thể áp dụng các phương pháp giảm phù đơn giản và nhanh chóng khác. Mẹ hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết cho từng phương pháp ở ngay dưới đây. [2]

Tránh nắng nóng, hạ nhiệt cho bà bầu để giảm phù

cách giảm phù chân cho bà bầu-hạ nhiệt
Làm mát và tránh nắng nóng giúp bà bầu giảm phù chân

Cách 1: Tránh đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Bà bầu chỉ nên trú ở dưới bóng râm mát mẻ, ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao càng kích thích gây phù ở bà bầu.

Cách 2: Chườm mát. Sử dụng khăn lạnh hoặc đá lạnh để chườm lên vùng chân bị phù. Nhiệt độ thấp giúp mạch máu co lại, giảm dòng máu chảy đến vùng bị phù, từ đó giảm phù. Mẹ có thể chườm lạnh từ 10 đến 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ hoặc thưa hơn.

Cách 3: Chọn chỗ ngủ thoáng khí, mát mẻ và thoải mái. Nhiệt độ phòng nên giữ ở mức 15,6-23,9 độ C [3]. Bên cạnh đó, mẹ nên nằm ở tư thế nghiêng sang trái. Tư thế này giúp giảm được áp lực của thai nhi chèn lên tĩnh mạch cửa, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Thay đổi trong sinh hoạt

cách giảm phù chân ở bà bầu 2
Kê cao chân khi nằm và hạn chế đứng lâu giúp bà bầu giảm phù chân

Cách 1: Hạn chế đứng và ngồi xếp bằng chân (như ảnh) quá lâu, bởi tư thế này làm tăng áp lực lên chân, khiến bà bầu bị phù nặng hơn. Nếu điều kiện công việc bắt buộc bà bầu phải đứng hoặc ngồi lâu, mẹ hãy tranh thủ các khoảng thời gian nghỉ để ngồi xuống hoặc đi lại.

Cách 2: Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc quần áo bó sát. Đặc biệt tránh mặc quần áo có bo chun ở cổ tay, bắp tay hoặc cổ chân. Loại quần áo này có thể khiến mẹ không thoải mái, đồng thời cản trở lưu thông máu.

Cách 3: Massage chân theo hướng đẩy về tim có thể giúp bà bầu giảm phù chân, tăng tống máu về tim và giảm phù.

Cách 4: kê cao chân khi ngủ cũng giúp máu đổ về tim tốt hơn.

Cách 5: Dù được khuyên nên không nên mặc đồ chật, nhưng việc mang vớ chật lại được khuyến khích ở bà bầu bị phù chân. Điều này đã được chứng minh là giúp giảm phù ở bà bầu.

Thể dục và chế độ ăn uống

cách giảm phù chân ở bà bầu 3
Uống đủ nước và đi bộ nhẹ nhàng giúp bà bầu giảm phù chân

Cách 1: Uống đủ nước. Nghe có vẻ vô lý, nhưng uống đủ nước chính là một trong những cách tốt nhất để hạn chế hiện tượng giữ nước gây phù ở chân cho bà bầu. Mẹ bầu nên uống đủ 2-2,5 lít nước lọc mỗi ngày. Không uống nước đường, nước có ga hay nước hoa quả đóng chai sẵn. Những thức uống này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ.

Cách 2: Không ăn mặn, hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Muối có tính háo nước, ăn mặn hoặc sử dụng nhiều muối khiến cho cơ thể bà bầu càng có xu hướng giữ nước lại, làm cho phù nặng hơn. Ăn nhạt và cắt bớt lượng muối trong chế độ ăn sẽ giúp mẹ bầu giảm phù. Đồ ăn vặt (snacks) và đồ ăn chế biến sẵn (như đồ hộp, xúc xích, thịt đóng gói) là những thực phẩm có hàm lượng muối cao mà bà bầu cần hạn chế ăn.

Cách 3: Bơi hoặc ngâm mình trong hồ bơi, bồn tắm. Nước làm mát cơ thể, giảm áp lực lên các khớp và giúp bà bầu thư giãn. Bên cạnh đó, áp lực của nước có tác dụng như massage, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm phù cho bà bầu.

Cách 4: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng. Vận động giúp máu lưu thông tốt hơn và đào thải lượng nước dư thừa tích trữ trong cơ thể. Đi bộ 30 phút mỗi ngày là hoạt động lý tưởng nhất để giúp mẹ giảm phù. Ngoài ra mẹ có thể chạy bộ, đi bơi hoặc đạp xe. Tuy nhiên, mẹ nên tránh vận động mạnh hay bưng bê nặng. Không nên tập thể dục nếu mẹ đang bị động thai hay dọa sảy.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn thì ngoài 1 chế độ ăn đầy đủ thì việc bổ sung vi chất qua viên uống là điều hết sức cần thiết. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khuyên mẹ nên bổ sung bộ 3 Aplicaps:

  • Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ.
  • Canxi Aplicaps Menacal bổ sung canxi, kết hợp với vitamin D3 & K2 cùng các khoáng tố giúp tối ưu hóa hấp thu canxi.
  • DHA Aplicaps Hymega bổ sung DHA, EPA cùng vitamin E, cho con thông minh lanh lợi.

Bộ 3 aplicaps

Để được tư vấn về sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985, các chuyên gia thai kỳ của Aplicaps giải đáp thắc mắc cho mẹ nhé.

Trên đây là tuyển tập các hình ảnh phù chân khi mang thai cùng 12 cách làm giảm phù chân ở bà bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Dược sĩ Tú Oanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Swelling During Pregnancy. Truy cập ngày 17/2/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/swelling-during-pregnancy/
2 Remedies for swollen feet during pregnancy. Truy cập ngày 17/2/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy
3 How to Reduce Edema During Pregnancy. Truy cập ngày 16/2/2022.
https://www.wikihow.com/Reduce-Edema-During-Pregnancy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ