Sảy thai ở tuần thứ 5 được gọi là sảy thai sinh hóa, nguyên nhân thường là do các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Sảy thai ở giai đoạn này thường khó nhận biết, bởi triệu chứng rất giống với rong kinh. Để phân biệt hai hiện tượng này, mẹ hãy xem một số hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy dưới đây để nhận biết điểm khác biệt nhé.
Túi thai 5 tuần bị sảy có hình dạng như thế nào?
Ở tuần thai thứ 5, bào thai mới chỉ có kích thước tương đương một hạt gạo. Nên nếu sảy thai xảy ra, rất khó để có thể quan sát thấy túi thai bằng mắt thường.
Hình dạng túi thai 5 tuần bị sảy
Sảy thai ở tuần thứ 5 có biểu hiện giống hệt như rong kinh. Các triệu chứng bao gồm mất nhiều máu, ra máu kéo dài, đau lưng và đau bụng dưới. Chảy máu có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần.
Mặc dù rất khó để phân biệt rong kinh với sảy thai, nhưng vẫn có một điểm khác biệt giữa hai hiện tượng này. Đó là sảy thai tuần 5 thường đau bụng dữ dội hơn và có kèm theo các cục máu đông (cục thịt) nhỏ, màu đỏ thẫm, trong đó có lẫn một vài mảnh túi thai màu trắng hoặc xám. [1]
Phân biệt máu báo thai và sảy thai
Không chỉ dễ nhầm lẫn với rong kinh, sảy thai ở tuần thai thứ 5 còn dễ bị nhầm với máu báo thai. Bởi đây là khoảng thời gian phôi thai di chuyển đến buồng tử cung và làm tổ ở dưới lớp niêm mạc. Việc làm tổ này của phôi thai cũng gây chảy máu âm đạo. Dân gian gọi đây là máu báo thai.
Tuy nhiên, máu báo thai rất khác với máu sảy thai. Bởi máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu, không kèm theo cục máu đông, không kèm theo chất nhầy, lượng máu ít và chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Ngoài quan sát lượng máu chảy ra, có một cách khác chắc chắn hơn để phân biệt máu báo thai với sảy thai, đó là đi siêu âm. Thai 5 tuần tuổi đã di chuyển đến tử cung và làm tổ, nên khi quan sát trên siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy túi yolksac và cực phôi. [2]
Đặc điểm | Máu báo thai | Sảy thai |
Màu | Hồng nhạt hoặc nâu | Đỏ |
Độ đặc hay loãng | Máu chảy ra thường loãng nên khi thấm vào giấy vệ sinh thường chỉ thấy một lớp mỏng | Máu ra nhiều và đặc nên thấm sâu và che phủ cả mặt giấy vệ sinh, thường kèm theo cục máu đông và mô túi thai |
Lượng máu bị mất | Chỉ một vài giọt lác đác | Ban đầu chỉ ra một vài giọt, sau đó ra nhiều và liên tục như rong kinh |
Đau bụng | Đau ít hoặc không đau | Đau ít hoặc không đau |
Thời gian chảy máu | 1 – 2 ngày | 5 – 14 ngày |
Tổng hợp 10+ hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy
Tổng hợp các hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy:
Sảy thai sinh hóa: Sảy thai từ tuần thứ 5 trở về trước
Sảy thai sinh hóa diễn ra quá sớm, nhiều bà bầu thậm chí còn không nhận ra mình bị sảy thai trong giai đoạn này.
Thai sinh hóa là gì?
Sảy thai sinh hóa hay còn gọi là sảy thai sớm, diễn ra trong vòng 5 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thai được chẩn đoán là thai sinh hóa nếu bà bầu thử que lên 2 vạch, nhưng đồng thời lại có kinh nguyệt. Hoặc thử que hiện 2 vạch, nhưng siêu âm đầu dò không nhìn thấy túi thai. [3]
Biểu hiện thai sinh hóa
Tuy có biểu hiện giống và dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng thai sinh hóa lại có một đặc điểm không thể nhầm lẫn được, đó là thử que lên 2 vạch. Lý do vì sao đã sảy thai nhưng que vẫn lên vạch, đó là bởi vì dù đã mất thai nhưng hormon hCG vẫn còn tồn dư trong máu và trong nước tiểu của mẹ. Chính lượng hCG tồn dư này làm que lên vạch như khi đang mang thai.
Tuy nhiên, sau một vài ngày đến một vài tuần, khi hormon đã đào thải hết ra khỏi cơ thể, mẹ sẽ thấy que thử thai trở về 1 vạch như trước khi mang thai.
Ngoài ra, thai sinh hóa còn có các biểu hiện khác như:
- Ban đầu ra máu ít theo giọt, sau đó lượng máu tăng dần
- Mất nhiều máu hơn kỳ kinh nguyệt bình thường
- Đau bụng dưới dữ dội hơn
- Nồng độ hormon hCG trong máu giảm dần
- Triệu chứng ốm nghén và sưng đau ngực mất dần
Nguyên nhân thai sinh hóa
Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai trong tháng đầu tiên, bao gồm: [4]
- Bất thường về gen, như thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Nguyên nhân này chiếm đến 50% số trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu.
- Tử cung có cấu tạo bất thường, như tử cung đôi, tử cung một sừng, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung,…
- Tuổi mang thai của mẹ lớn. Mang thai sau 35 tuổi làm tăng nguy cơ sảy thai, có đến hơn 30% phụ nữ mang thai sau 40 tuổi bị sảy thai ngay trong 3 tháng đầu.
- Hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Mẹ mắc các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, béo phì, bệnh tim mạch.
Nên mang thai lại sau sảy thai bao lâu?
Sau sảy thai 2 tuần, hiện tượng rụng trứng sẽ quay trở lại và mẹ bầu có thể tiếp tục mang thai. Nếu chưa vội mang thai, mẹ có thể trở đến kỳ kinh nghiệm sau, khi cơ thể đã ổn định trở lại. Ngoài ra, nếu không muốn mang thai ngay lập tức, mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp ngừa thai, ví dụ như như đặt vòng tránh thai.
Lưu ý, trước khi mang thai 3 – 5 tháng, phụ nữ có tiền sử xảy thai nên đi khám bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, sau sảy thai mẹ cũng nên chủ động chăm sóc sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần để chuẩn bị tốt cho kỳ thai sau đó.
Sau sảy thai nên bổ sung gì để nhanh có bầu?
Sảy thai là một trải nghiệm tồi tệ, gây ảnh hưởng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Bên cạnh việc phục hồi lại tinh thần, mẹ nên nhanh chóng lấy lại sức khỏe bằng cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất sau:
Canxi
Mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt canxi. Do vậy, sau khi xảy thai mẹ cần nhanh chóng bổ sung canxi. Ngoài bổ sung qua đường ăn uống với các thực phẩm như cá, sữa, trứng,… mẹ có thể dùng thêm các viên uống canxi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Sắt
Hầu hết các trường hợp sảy thai là do mẹ thiếu sắt, khi sảy thai tình trạng thiếu máu càng trầm trọng hơn. Điều này gây ra một số hệ lụy xấu cho sức khỏe chẳng hạn như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên bổ sung sắt 1 -2 tháng để chuẩn bị cho kỳ thai tiếp theo. Một số sản phẩm bổ sung sắt mà mẹ có thể tham khảo như sắt Befoma.
DHA và EPA
DHA và EPA là một trong bộ đôi dinh dưỡng cần bộ sung sau khi sảy thai. Những hoạt chất này giúp tăng cường máu tới tử cung, cải thiện sự linh hoạt của tinh trùng, từ đó làm tăng khả năng thụ thai. Ngoài ra, DHA và EPA cũng là những thành phần chính để nuôi dưỡng não bộ, thị giác và hệ miễn dịch thai nhi. Do đó, sau khi sảy thai bổ sung DHA và EPA là thực sự cần thiết.
Axit folic
Nếu chị em có dự định tiếp tục mang thai ngay sau khi sảy thai mỗi ngày cần nạp vào cơ thể 400mcg acid folic. Hoạt chất này vô cùng quan trọng giúp thai nhi phòng ngừa nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh từ 50 – 80%.
Câu hỏi liên quan đến sảy thai tuần thứ 5
Có rất nhiều câu hỏi được bà bầu đặt ra khi không may bị sảy thai ở tuần thứ 5. Hãy cùng Aplicaps giải đáp những câu hỏi này.
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị sảy thai ở tuần thứ 5?
Hầu hết các trường hợp sảy thai sinh hóa đều không cần can thiệp y khoa. Do vậy, sau khi ngừng chảy máu, bà bầu hoàn toàn có thể thụ thai ngay trong lần rụng trứng tiếp theo mà không cần chờ lâu.
Tuy nhiên, nếu bị mất máu quá nhiều dẫn đến choáng hay ngất, mẹ cần đi khám hoặc nhập viện ngay để bác sĩ theo dõi và điều trị. Bên cạnh đó, các chuyên gia sản khoa cũng khuyên các cặp bố mẹ bị sảy thai liên tiếp (từ 2 lần trở lên) nên đi khám, để sớm tìm ra nguyên nhân.
Sảy thai sinh hóa 2 lần liên tiếp có phổ biến không?
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây sảy thai sinh hóa đó là do thiếu nội tiết tố (hormon progesteron). Đây là nội tiết quan trọng trong thai kỳ, bởi nó giúp cho lớp niêm mạc tử cung ở trong trạng thái tốt nhất để đón phôi thai đến thai làm tổ. Thông thường trong thai kỳ, nồng độ hormon progesteron cao hơn gấp 10 lần bình thường.
Nhiều thai phụ bị sảy thai sinh hóa liên tiếp do thiếu loại hormon này. Tuy nhiên, sau khi bổ sung đầy đủ lượng hormon bị thiếu, những thai phụ này hoàn toàn có thể mang thai lại bình thường.
Sảy thai sinh hóa có ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo không?
Sảy thai sinh hóa thường không ảnh hưởng đến thụ thai. Bởi thực tế, trước khi sảy thai sinh hóa xảy ra, mẹ đã thấy que thử thai hiện 2 vạch, có nghĩa là trứng đã thụ tinh an toàn.
Vậy tức là mẹ hoàn toàn có thể có thai trở lại. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa ở lần trước chưa được giải quyết, mẹ vẫn có nguy cơ bị sảy thai sinh hóa lần 2. [5]
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe thai kỳ nói chung và dinh dưỡng thai kỳ nói riêng, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2). Các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của nhãn hàng Aplicaps sẽ hỗ trợ mẹ 24/7.
Hy vọng qua những hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy trên đây, mẹ có thể phần nào xác định được tình trạng sức khỏe của mình, qua đó có cách xử trí phù hợp.
Aplicaps chúc mẹ sức khỏe và bình an!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | What a Miscarriage Looks Like. Truy cập ngày 27/6/2022. https://www.verywellfamily.com/what-does-miscarriage-tissue-look-like-2371401 |
---|---|
↑2 | Implantation Bleeding vs. Miscarriage: How to Tell the Difference. Truy cập ngày 27/6/2022. https://www.verywellfamily.com/implantation-bleeding-or-early-miscarriage-2371266 |
↑3 | What is Chemical Pregnancy? Truy cập ngày 27/6/2022. https://www.webmd.com/parenting/what-is-chemical-pregnancy |
↑4 | What Does a Miscarriage at 5 Weeks Feel Like? Truy cập ngày 27/6/2022. https://www.medicinenet.com/what_does_a_miscarriage_at_5_weeks_feel_like/article.htm |
↑5 | Chemical Pregnancy vs. Miscarriage. Truy cập ngày 27/6/2022. https://www.medicinenet.com/chemical_pregnancy/article.htm |