hình ảnh túi thai bị sảy

10+ hình ảnh túi thai bị sảy – Phân biệt ra máu khi mang thai bình thường và bất thường

Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu khiến cho nhiều bà bầu lo lắng, không biết đây có phải là dấu hiệu sảy thai hay không. Thực tế, sảy thai 3 tháng đầu thường có biểu hiện ra máu cục kèm chất nhầy. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dù chảy máu âm đạo 3 tháng đầu, nhưng sau đó thai kỳ vẫn diễn ra bình thường. Vậy làm sao để phân biệt 2 trường hợp này. Hãy xem 10+ hình ảnh túi thai bị sảy cùng những thông tin hữu ích dưới đây của Bổ bầu EU Aplicaps mẹ nhé!

Túi thai bị sảy có hình dạng như thế nào?

Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, túi thai sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau. Vì thế, hình ảnh túi thai bị sảy cũng khác nhau. Kích thước của cục máu đông và túi thai bị sảy lớn dần theo từng tuần, từ bé như hạt đậu đến to như bàn tay người lớn.

Tuần 4 – 5 túi thai bị sảy kích thước tương đương 1 hạt gạo

Trong 1 tháng đầu, túi thai mới chỉ có kích thước bằng một hạt gạo. Nếu không may bị sảy thai, rất khó để mẹ có thể nhìn túi thai từ máu hay dịch âm đạo.

Thông thường, mẹ chỉ có thể nhìn thấy một hoặc một vài cục máu đông thoát ra, kèm theo một vài đốm màu trắng hoặc xám. Đây là hình ảnh các mô của túi thai bị sảy. Hiện tượng chảy máu này có thể kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần. ((Blood Clots of Miscarriage: What It Looks Like? Truy cập ngày 21/6/2022.
https://www.newkidscenter.org/miscarriage-blood-clot-pictures.html ))

hình ảnh túi thai bị sảy 4-5 tuần
Đốm màu trắng của túi thai
[tds_note]>>> Xem thêm: Hình ảnh phá thai 5 tuần tuổi[/tds_note]

Túi thai bị sảy tuần 6

Biểu hiện của sảy thai tuần 6 là chảy máu kèm theo cục máu đông. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhìn thấy một túi dịch nhỏ. Trong túi dịch có chứa phôi nối với nhau thai, trong đó phôi có kích thước tương đương với móng tay ngón út.

Một vài trường hợp có thể nhìn thấy dây rốn, tuy nhiên ở tuần 6, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

hình ảnh túi thai bị sảy 6 tuần
6 tuần

Tuần 8 túi thai đã có bào thai bên trong

Bên cạnh chảy máu, sảy thai ở tuần thứ 8 thường có cục máu đông màu đỏ đậm với hình dạng giống như gan. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhìn thấy một túi dịch nhỏ chứa bào thai ở bên trong. Bào thai lúc này chỉ nhỏ như một hạt đậu tây, đã bắt đầu có mắt và nhú chồi tay chân.

hình ảnh túi thai bị sảy 8 tuần
Túi thai có hinh dạng như miếng thạch

Tuần 10

Nếu không may bị sảy thai ở tuần 10, có thể mẹ sẽ nhìn thấy túi thai thoát ra với hình dạng như một miếng thạch. Trong túi thai, thai nhi đã phát triển cơ bản và có hình dáng của một em bé tí hon với đầy đủ mắt mũi miệng, tay chân, có thể nhìn thấy rõ ngón tay và ngón chân.

Túi thai thường nằm lẫn trong các cục máu đông. Lúc này, túi thai còn kèm theo nhau thai. Tuy nhiên nhau thai không giữ được hình dạng nguyên vẹn, mà vỡ ra làm nhiều mảnh như màng nhầy. ((What really happens during a miscarriage. Truy cập ngày 21/6/2022.
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-really-happens-during-a-miscarriage ))

hình ảnh túi thai bị sảy 10 tuần
Thai nhi đã phát triển cơ bản, có thể nhìn thấy mắt mũi miệng

Tuần 12 – 16 túi thai bị sảy có kèm nước ối

Khác với các tuần trước đó, sảy thai ở tuần 12 – 16 thường có nước chảy ra từ âm đạo trước khi xuất hiện máu và cục máu đông. Đây là nước ối thoát ra do vỡ túi thai.

Sau các cục máu đông, túi thai chứa bào thai và dây rốn mới được đẩy ra ngoài, cuối cùng mới đến nhau thai. Ở thời điểm này, bào thai đã có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, thậm chí còn có thể phân biệt được giới tính.

hình ảnh túi thai bị sảy 12 tuần
Có thể phân biệt được giới tính thai nhi

Tuần 16 – 20

Sảy thai ở tuần 16 – 20 được gọi là sảy thai muộn. Lúc này, bào thai đã phát triển khá lớn, có kích thước tương đương với bàn tay của người lớn. Sảy thai khiến thai phụ mất máu nhiều hơn, kích thước của cục máu đông cũng to hơn. Hình ảnh túi thai bị sảy tuần 16 – 20 trông như một miếng gan lớn.

hình ảnh túi thai bị sảy 16-20 tuần
Thai nhi có kích thước bằng với bàn tay người lớn

Tổng hợp hình ảnh túi thai bị sảy

Dưới đây là tổng hợp hình ảnh túi thai bị sảy ở từng giai đoạn của thai kỳ.

Hình ảnh túi thai 4 tuần bị sảy

hình ảnh túi thai 4 tuần bị sảy

Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy

hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy

Hình ảnh túi thai bị sảy 6 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 6 tuần

Hình ảnh túi thai bị sảy 9 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 9 tuần
Cục máu đông có hình dạng như một miếng gan

Hình ảnh túi thai bị sảy 10 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 10 tuần
Túi thai trông như một miếng thạch

Hình ảnh túi thai bị sảy 11 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 11 tuần

Hình ảnh túi thai bị sảy 12 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 12 tuần

Hình ảnh túi thai bị sảy 16 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 16 tuần

Hình ảnh túi thai bị sảy 20 tuần

hình ảnh túi thai bị sảy 20 tuần

Phân biệt máu sảy thai và máu kinh nguyệt

Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai ngay trong 13 tuần đầu của thai kỳ (3 tháng đầu), với các triệu chứng như chảy máu, đau bụng dưới, có cục máu đông. Những triệu chứng này rất giống với triệu chứng của kinh nguyệt.

Ngoài ra, 3 tháng đầu cũng là khoảng thời gian nhiều bà bầu chưa biết mình có thai. Do đó, sảy thai sớm thường dễ bị nhầm lẫn với chảy máu kinh nguyệt. Vậy làm sao để phân biệt máu sảy thai với máu kinh nguyệt? Xem bảng dưới đây: ((http://cdn.differencebetween.net/wp-content/uploads/2018/07/Blood-Clot-VERSUS-Miscarriage.jpg ))

Đặc điểm Máu sảy thai Cục máu đông do kinh nguyệt
Hình dạng Các cục máu đông không đồng đều về kích thước và hình dạng, đi kèm với các mảnh mô màu trắng hoặc xám.

Siêu âm nhìn thấy các vùng trắng tương ứng với các mảnh mô của phôi thai.

Các cục máu đông màu đỏ đậm giống nhau.

Siêu âm nhìn thấy các cục máu đông tương ứng với vùng màu đen.

Thời điểm xuất hiện Sảy thai xuất hiện ở 10 – 20% số thai phụ biết mình đang mang thai (không tính trường hợp không biết mình đang mang thai). Gần như 100% phụ nữ đều có xuất hiện cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây ra – Bất thường về nhiễm sắc thể hoặc về gen của phôi thai

– Người mẹ đang mắc bệnh

– Mẹ uống phải chất gây độc cho thai nhi

– Uống rượu, hút thuốc lá khi mang thai

– Bất thường về tử cung hoặc cổ tử cung

– Mang thai ngoài tử cung

– Lối sống ít vận động

– Bất thường về cổ tử cung

– Rối loạn hormon

– Đặt vòng hoặc thiết bị khác trong tử cung

– Polyp tử cung

– U xơ tử cung

– Thừa vitamin

Bảng phân biệt máu sảy thai và máu kinh nguyệt

Mẹ chắc hẳn vẫn đang rất lo lắng về tình trạng chảy máu của mình? Hãy điền thông tin vào bảng dưới đây để các chuyên gia thai kỳ của Bổ bầu EU Aplicaps tư vấn riêng cho mẹ nhé!

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Ra máu khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Ra máu khi mang thai, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu, là hiện tượng khá phổ biến. Cứ 4 bà bầu lại có 1 người gặp tình trạng ra máu khi mang thai.

Có rất nhiều bà bầu bị ra máu trong thai kỳ, nhưng vẫn sinh ra em khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, ra máu cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng khác. Vậy ra máu với lượng thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?

Hình ảnh túi thai cùng máu đông

Ra máu bình thường

Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu có ra một chút máu thấm được trên giấy vệ sinh, hoặc một vài giọt trên đũng quần lót, đây là điều bình thường. Rất nhiều bà bầu cũng trải qua hiện tượng này. ((Spotting During Pregnancy. Truy cập ngày 21/6/2022.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/spotting-during-pregnancy/ ))

Ra máu bất thường

Tuy nhiên, nếu ra máu kéo dài trong nhiều giờ, lượng máu chảy ra từ âm đạo nhiều đến mức làm ướt quần lót, hoặc thấm ướt một mảng lớn trên băng vệ sinh, bà bầu nên cân nhắc đi khám sớm. Ngoài ra, ra máu bất thường thường kèm theo đau bụng, sốt, ớn lạnh và co thắt tử cung.

ra máu khi mang thai
Ra máu khi mang thai bình thường và bất thường

Mẹ bầu nên làm gì nếu không may bị sảy thai?

Nếu nhận thấy mình bị ra máu khi đang mang thai, mẹ bầu nên bình tĩnh bởi vì đây là hiện tượng bình thường, xảy ra ở 25% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đi khám hoặc báo với bác sĩ của mình để theo dõi và dự phòng trường hợp bất thường xảy ra. Đây cũng chính là cách để mẹ yên tâm dưỡng thai hơn.

Chẩn đoán và xử lý sảy thai tại cơ sở y tế như thế nào?

Khi mẹ đến bệnh viện với các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước kiểm tra để chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Đây là phương pháp quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự hiện diện của túi thai, phôi thai, hoạt động của tim thai. Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết thai có còn phát triển không, vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), và tình trạng sảy thai là hoàn toàn hay không hoàn toàn.
  • Xét nghiệm máu (đo nồng độ beta-hCG): Hormone beta-hCG được sản xuất trong thai kỳ. Nếu nồng độ hormone này giảm hoặc tăng chậm bất thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp vấn đề. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lặp lại sau 48 giờ để theo dõi sự thay đổi.
  • Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem cổ tử cung đã mở hay chưa, giúp xác định đây là dọa sảy hay sảy thai khó tránh.

Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có các chỉ định tiếp theo như dùng thuốc để tống phần mô thai còn sót lại ra ngoài hoặc thực hiện thủ thuật hút thai chân không để làm sạch buồng tử cung, phòng ngừa biến chứng sót nhau, nhiễm trùng huyết và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mẹ sau này.

[tds_info]Xem thêm:

Sảy thai tự nhiên có cần hút không?
Sau sảy thai nên ăn gì?

[/tds_info]

Phục hồi sau sảy thai và chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo

Sảy thai là một trải nghiệm gây tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc chăm sóc bản thân trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng để mẹ sớm hồi phục và sẵn sàng cho những hành trình mới.

Hồi phục về thể chất

  • Chảy máu: Sau khi sảy thai, mẹ có thể bị chảy máu âm đạo giống như một kỳ kinh nguyệt trong khoảng 1-2 tuần. Hãy sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Kinh nguyệt trở lại: Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ thường sẽ trở lại sau khoảng 4-6 tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã dần ổn định về mặt nội tiết.
  • Dinh dưỡng: Sau sảy thai mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống đầy đủ, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như sắt, axit folic, canxi, DHA,… Đặc biệt, thiếu axit folic là một trong những nguyên nhân gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu. Mẹ có thể tham khảo bộ 3 sản phẩm bổ sung vi chất của Bổ bầu EU Aplicaps , gồm vitamin tổng hợp EU Befoma (chứa sắt và axit folic), canxi EU MenacalDHA EU Hymega. Đây là bộ sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu và được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng.

Chữa lành về tinh thần

Đây là phần thường bị bỏ qua nhưng lại vô cùng quan trọng. Cảm giác buồn bã, tội lỗi, tức giận hay trống rỗng là hoàn toàn bình thường.

  • Cho phép bản thân được buồn: Đừng cố gắng kìm nén cảm xúc. Hãy khóc nếu mẹ muốn, hãy cho bản thân không gian và thời gian để đối diện với nỗi mất mát.
  • Chia sẻ với người bạn đời: Người chồng cũng trải qua nỗi đau mất con. Cùng nhau chia sẻ, an ủi và lắng nghe sẽ giúp cả hai vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Đừng ngần ngại tâm sự với người thân, bạn bè tin cậy hoặc tìm đến các cộng đồng, hội nhóm những người có cùng hoàn cảnh để được thấu hiểu và chia sẻ kinh nghiệm.

Khi nào nên mang thai trở lại?

Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng nên đợi ít nhất 1-3 chu kỳ kinh nguyệt để cơ thể mẹ có thời gian phục hồi hoàn toàn và niêm mạc tử cung được tái tạo tốt nhất trước khi mang thai lần nữa. Điều quan trọng nhất là mẹ phải cảm thấy sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hãy nhớ rằng, sảy thai một lần không có nghĩa là mẹ sẽ tiếp tục bị sảy thai trong tương lai. Phần lớn phụ nữ đều có một thai kỳ khỏe mạnh sau đó.

Trên đây là bài viết tổng hợp 10+ hình ảnh túi thai bị sảy của Bổ bầu EU Aplicaps. Hy vọng thông qua bài viết này, Aplicaps có thể mang đến cho mẹ nhiều thông tin hữu ích, qua đó giúp mẹ biết cách chăm sóc cho cơ thể và thai kỳ của mình thật tốt.

Xem thêm:

1 bình luận về “10+ hình ảnh túi thai bị sảy – Phân biệt ra máu khi mang thai bình thường và bất thường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *