Đối với nhiều mẹ sinh tự nhiên lần đầu, bác sĩ thường thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Sau khi em bé chào đời, vết thương đó sẽ được khâu lại bằng chỉ. Dưới đây là những hình ảnh vết khâu tầng sinh môn và một số nguy cơ mẹ có thể gặp phải sau sinh nở.
Tầng sinh môn là gì? Vì sao phải khâu tầng sinh môn?
Tầng sinh môn là vùng nằm giữa âm hộ và hậu môn của phụ nữ, dài khoảng 3 – 5 cm. Đây là một phần của cơ quan sinh sản, đảm nhiệm chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng, âm đạo. Đồng thời, đây cũng là cửa để giao hợp và tiếp nhận tinh trùng. ((Perineum. Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/body/24381-perineum))
Tầng sinh môn thường bị rách ở lần sinh đầu tiên, một số trường hợp bác sĩ phải chủ động cắt. Đây là do khi sinh thường, bộ phận sinh dục của người mẹ phải mở rộng để đủ chỗ cho em bé chui ra ngoài. Nhưng do việc giãn nở của tầng sinh môn có giới hạn, đặc biệt khi em bé có kích thước lớn khiến cho tầng sinh môn bị rách và việc sinh nở có thể gặp khó khăn.
Vì vậy, bác sĩ hoặc hộ sinh buộc phải rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn để mở rộng chỗ cho em bé chui ra và tránh gây rách. Việc cắt tầng sinh môn cũng nhằm đảo bảo vết khâu thẩm mỹ hơn so với rách tự nhiên (vết rách tự nhiên thường không theo đường thẳng). Sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết cắt hoặc vết rách. Vết thương sau khâu gọi là vết khâu tầng sinh môn.
Không phải lúc nào việc rách tầng sinh môn cũng giống nhau. Dựa trên mức độ tổn thương, các bác sĩ phân loại rách tầng sinh môn thành 4 cấp độ:
- Độ 1: Vết rách nhỏ, chỉ rách phần da và niêm mạc âm đạo, ít chảy máu và có thể không cần khâu.
- Độ 2: Vết rách sâu hơn, ảnh hưởng đến lớp da và cơ của tầng sinh môn nhưng chưa tổn thương đến cơ vòng hậu môn. Đây là trường hợp thường được chỉ định khâu lại.
- Độ 3: Vết rách lan rộng, ảnh hưởng đến da, cơ tầng sinh môn và cả cơ vòng hậu môn.
- Độ 4: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, vết rách kéo dài từ âm đạo qua cơ vòng hậu môn và đến cả niêm mạc trực tràng.
Thủ thuật cắt tầng sinh môn chủ động (episiotomy) thường tạo ra vết cắt tương đương độ 2, giúp quá trình sinh nở thuận lợi và việc khâu phục hồi có kiểm soát, thẩm mỹ hơn so với các vết rách tự nhiên phức tạp.
Dưới đây là một số hình ảnh về vết khâu tầng sinh môn.
Do hình ảnh nhạy cảm, bài viết chỉ cung cấp hình ảnh minh họa giống 99%.





Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không
Sau khi khâu tầng sinh môn, người mẹ cần dành thời gian chăm sóc để vết khâu nhanh lành và sớm sinh hoạt bình thường trở lại. Thông thường, nếu sản phụ chăm sóc kỹ càng thì vết khâu tầng sinh môn chỉ cần 2 – 3 tuần để vết khâu tự hồi phục.
Thời gian này mẹ sẽ cảm thấy đau và khó chịu phía dưới. Khoảng 1 tháng sau đó, cảm giác đau và khó chịu sẽ giảm dần, tùy cơ địa. Sau đó phần chỉ khâu sẽ tự tiêu biến hoặc phải đến bác sĩ để cắt chỉ khâu. Tuy nhiên, hiện nay đa phần bác sĩ đều sử dụng chỉ tự tiêu với thời gian tự hấp thu từ 20 – 90 ngày.
Nếu sản phụ không kiêng cữ và chăm sóc vết thương cẩn thận thì nguy cơ xảy ra biến chứng cực kỳ cao. Một số biến chứng thường thường gặp như:
- Vết khâu tầng sinh môn bị hở: Mẹ có thể thấy một lỗ hở nhỏ trên miệng vết khâu hoặc vết khâu bị rách rộng ra, hở miệng và nhìn thấy các mô bên trong.
- Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ: Đây là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng. Sản phụ bị đau, phần chỉ khâu chảy ra mủ trắng, vàng hoặc xanh, ngứa ngáy, sưng nóng và đỏ.
- Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Một số mẹ sau khi vết thương lành lại nhưng bị lồi gây mất thẩm mỹ. Đây là hậu quả của việc chăm sóc không đúng cách như ăn uống các loại thực phẩm làm tăng sinh tế bào hoặc thiếu chất khiến vết thương lâu lành,…
Để tránh những biến chứng trên, mẹ cần thực hiện thói quen sinh hoạt phù hợp, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kiêng ăn các loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, đồ nếp,… ((Episiotomy and perineal tears. Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/))
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở
Khi phát hiện vết khâu bị hở, sản phụ không nên tự xử lý. Thay vào đó, mẹ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm. Nếu mặc kệ vết hở trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm sức khỏe. Ngoài ra, vết thương hở có thể gây đau đớn hoặc tạo thành vết sẹo mất thẩm mỹ.
Mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết vết khâu tầng sinh môn bị hở:
- Thấy có lỗ hở tại vị trí khâu hoặc vết khâu bị rách và nhìn thấy các mô bên trong.
- Chảy máu hoặc thấy có cục máu đông.
- Cảm giác đau nhói bất thường: Cảm giác đau tăng lên đột ngột thay vì giảm dần theo thời gian.
- Chỉ khâu bị bung ra: Mẹ có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy các mối chỉ bị đứt, bung ra trước thời gian chỉ tự tiêu (thường là sau 7-10 ngày).
Khi gặp tình trạng này, câu hỏi lớn nhất của các mẹ là vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không? Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ hở. Nếu vết hở rất nhỏ và không có dấu hiệu nhiễm trùng, cơ thể có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, với các vết hở lớn, rách miệng rộng, việc can thiệp y tế là bắt buộc để khâu lại, tránh nhiễm trùng và đảm bảo thẩm mỹ sau này. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng.


Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ
Mưng mủ là dấu hiệu cho thấy vết khâu đang bị nhiễm trùng. Chủ yếu là do việc chăm sóc vết thương không đúng cách, khiến các vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập và gây viêm. Lúc này, mẹ cần được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹ có thể nhận biết các triệu chứng của nhiễm trùng thông qua các dấu hiệu như:
- Phần vết thương mưng mủ trắng, vàng hoặc màu xanh.
- Phần vết thương tấy đỏ, sưng to.
- Tiết dịch có mùi hôi, chạm vào đau đớn.
- Sốt, ớn lạnh, nôn, buồn nôn.
- Đau buốt sau khi đi vệ sinh.
Những triệu chứng này không khó nhận ra, đặc biệt gây khó chịu cho sản phụ. Phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ điều trị hơn, ít biến chứng và vết thương liền lại có thẩm mỹ hơn. ((Postpartum perineal pain. Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/postpartum-perineal-pain_256))


Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi cục thịt
Nhiều trường hợp dù vết thương ở tầng sinh môn đã lành lại nhưng bị lồi cục thịt hay sẹo lồi. Vị trí khâu xuất hiện một vết sẹo lồi dài ngắn khác nhau ở mỗi mẹ. Tuy nhiên, chúng đều khiến các mẹ tự ti hơn với bạn đời của mình.
Nguyên nhân gây sẹo lồi chủ yếu do:
- Cơ địa sẹo lồi: Người có cơ địa sẹo lồi có tỷ lệ tạo sẹo sau phẫu thuật cao hơn người khác. Đây là do sự tăng sinh quá mức của các tế bào và mô vùng tổn thương. Các lớp tế bào này bị đẩy lên và tạo thành sẹo.
- Vết khâu bị viêm nhiễm, sau khi lành lại cũng bị lồi: Đa phần các trường hợp bị viêm nhiễm đều để lại sẹo. Do quá trình tái tạo mô bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc lành vết thương lần sau.
- Ăn thực phẩm khiến sẹo bị lồi: Đây là các loại thực phẩm làm tăng sinh quá trình tạo mô hoặc làm chậm khả năng hồi phục cơ thể. Một số thức ăn điển hình sản phụ nên tránh như thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, bánh kẹo, đồ ngọt, trứng gà,…
Với vết khâu bị lồi, mẹ có thể thấy phần da tổn thương gồ lên. Khi sờ lên, mẹ sẽ thấy chúng cứng hơn vùng da bao quanh, trơn nhẵn, có màu đỏ hồng hoặc nâu nhạt. Kích thước tùy thuộc vào kích thước vết khâu ban đầu.
Bên cạnh yếu tố cơ địa khó thay đổi, mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa sẹo lồi bằng cách:
- Giữ vết thương sạch sẽ: Ngăn ngừa nhiễm trùng là cách tốt nhất để tránh sẹo xấu.
- Tránh các thực phẩm trong danh sách “đen”: Kiêng rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản… trong khoảng 1-2 tháng đầu sau sinh hoặc cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Sử dụng kem trị sẹo: Sau khi vết thương đã lành và lên da non, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại gel hoặc kem đặc trị sẹo để làm mềm và làm phẳng sẹo lồi.

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
Tuy biến chứng của vết khâu khá nhiều nhưng nếu chăm sóc cẩn thận thì tỷ lệ lành lại cũng rất cao. Trong khoảng 4 – 6 tuần, mẹ có thể thấy chỉ khâu tự tiêu và các dấu hiệu lành lại của vết thương, cụ thể như sau:
- Máu ngưng chảy và bắt đầu đông lại. Sau khoảng 1 ngày, một lớp dịch vàng bao bọc bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Sau 2 -3 ngày, lớp dịch vàng chuyển dần sang màu đỏ, sau đó ngả vàng nâu và dần khô lại.
- Một lớp sừng cứng dần bao phủ vết thương, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy.
- Lớp sừng tróc dần ra, phía dưới là lớp da non màu hồng nhạt, trơn, ấn vào khá mềm. Một thời gian sau đó, lớp da non sậm dần đến khi giống với màu da bình thường.


Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành
Để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, tránh các biến chứng như nhiễm trùng, hở vết khâu, mẹ cần có một chế độ chăm sóc vết thương sau sinh đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ không nên bỏ qua:
1. Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn đúng cách
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Rửa vùng kín: Sau mỗi lần đi tiểu hoặc đi đại tiện, mẹ nên dùng nước ấm dội nhẹ nhàng từ trước ra sau để làm sạch. Có thể sử dụng chai xịt vệ sinh chuyên dụng hoặc bình nước có vòi sen nhỏ. Tuyệt đối không xịt thẳng nước vào trong âm đạo hoặc thụt rửa sâu.
- Lau khô: Dùng khăn bông mềm, sạch hoặc gạc y tế thấm nhẹ nhàng cho khô hẳn. Không chà xát mạnh vì có thể làm tổn thương hoặc bục chỉ vết khâu.
- Thay băng vệ sinh: Thay băng vệ sinh sau sinh thường xuyên, khoảng 3-4 giờ/lần, để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn phát triển.
2. Giảm đau và sưng nề
Cảm giác đau, căng tức và sưng ở vùng tầng sinh môn là không thể tránh khỏi trong vài tuần đầu. Mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà sau:
- Chườm lạnh: Trong 24-48 giờ đầu sau sinh, mẹ có thể dùng túi đá hoặc gạc lạnh (bọc trong một chiếc khăn sạch) chườm lên vết khâu khoảng 10-15 phút mỗi lần, vài lần một ngày. Việc này giúp giảm sưng và làm tê tạm thời cơn đau.
- Ngâm nước ấm (Sitz bath): Sau 48 giờ, ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành thương. Mẹ có thể ngâm 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Có thể thêm một chút muối Epsom hoặc dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc: Nếu quá đau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm an toàn cho phụ nữ cho con bú như Paracetamol hoặc Ibuprofen.
3. Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Việc rặn khi đi đại tiện có thể gây áp lực lớn lên vết khâu, gây đau và có nguy cơ bục chỉ.
- Uống đủ nước: Uống ít nhất 2-2.5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Bổ sung protein và vitamin C: Protein (thịt, cá, trứng, các loại đậu) và Vitamin C (cam, chanh, dâu tây, kiwi) rất cần thiết cho quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương.
4. Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
- Nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Khi ngồi, hãy sử dụng gối lót hoặc phao tròn để giảm áp lực trực tiếp lên vết khâu.
- Đi lại nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng trong nhà giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giúp vết thương nhanh lành hơn. Tránh các hoạt động mạnh, mang vác vật nặng trong ít nhất 4-6 tuần đầu.
Những câu hỏi thường gặp sau khi khâu tầng sinh môn
1. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau?
Thông thường, cảm giác đau cấp tính sẽ giảm dần sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, cảm giác hơi ê ẩm, khó chịu khi ngồi lâu hoặc khi thay đổi thời tiết có thể kéo dài khoảng 1 tháng. Nếu sau 2 tuần mà cơn đau vẫn dữ dội, mẹ nên đi kiểm tra ngay.
2. Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu hết?
Hầu hết các trường hợp hiện nay đều sử dụng chỉ tự tiêu. Tùy vào loại chỉ, thời gian tiêu hoàn toàn có thể từ 3 tuần đến 2 tháng. Trong khoảng 7-14 ngày đầu, các mối chỉ bên ngoài có thể tự rụng đi, đây là hiện tượng bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng hay cố gắng tự cắt chỉ tại nhà.
3. Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?
Đây là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên đợi ít nhất 6-8 tuần sau sinh, khi vết khâu đã lành hoàn toàn và sản dịch đã hết, để quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cảm giác của người mẹ. Nếu mẹ chưa sẵn sàng về tâm lý hoặc vẫn cảm thấy đau, hãy chia sẻ với chồng để cùng chờ đợi thêm. Lần quan hệ đầu tiên sau sinh có thể sẽ hơi khó chịu, hãy sử dụng gel bôi trơn và bắt đầu một cách nhẹ nhàng.
Như vậy, sau sinh nở, không chỉ em bé cần được quan tâm và cơ thể mẹ cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng. Những giải pháp chăm sóc sức khỏe sản phụ toàn diện có thể được tìm kiếm trong trang web của Aplicaps hoặc mẹ có thể gọi điện về số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ.