Tiêm trưởng thành phổi là một biện pháp y tế quan trọng giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sinh non. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nắm rõ những lưu ý sau khi tiêm trưởng thành phổi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây, Aplicaps sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Tiêm trưởng thành phổi là gì? Tại sao phải tiêm trưởng thành phổi?
Tiêm trưởng thành phổi (Liệu pháp corticosteroid trước sinh) là phương pháp tiêm một lượng thuốc corticosteroid (một dạng tổng hợp của hormone tự nhiên cortisol, có thể là Betamethasone hoặc Dexamethasone) vào cơ thể thai phụ. Sau tiêm, thuốc sẽ theo đường máu đến thai nhi, kích thích cơ thể sản sinh Surfactant, đẩy nhanh tốc độ phát triển của phổi, ngăn ngừa xẹp phổi sơ sinh, từ đó tăng cơ hội sống sót của trẻ.
– Tại sao phải tiêm trưởng thành phổi?
Thai nhi từ 32 tuần tuổi mới đạt đủ số lượng Surfactant – chất hoạt động bề mặt để phổi trưởng thành. Do đó, những em bé sinh thiếu tháng có khả năng cao mắc các vấn đề về sức khỏe. Liệu pháp corticosteroid trước sinh sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bệnh màng trong), xuất huyết não và các vấn đề phát triển sau này.
4 lưu ý sau khi tiêm trưởng thành phổi
Các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm trưởng thành phổi đối với những thai phụ có dấu hiệu dọa sinh non ở tuần thai từ 24 đến 34 tuần. Liệu pháp corticosteroid trước sinh rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích nhưng thai phụ và gia đình cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:
Thời gian nằm viện sau tiêm trưởng thành phổi
Thời gian phải nằm viện sau tiêm trưởng thành phổi sẽ phụ thuộc vào tiền sử mang thai và sức khỏe hiện tại của thai phụ và thai nhi.
Số ngày điều trị tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chuyển dạ sớm. Nếu nước ối chảy ra sớm, thời gian nằm viện có thể kéo dài vài ngày hoặc vài chục ngày. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt đã giảm bớt thì chỉ cần 3-5 ngày theo dõi.
Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng trong bao lâu?
Vậy tiêm trưởng thành phổi sau bao lâu thì sinh được? Tiêm steroid có lợi ích tối đa khi em bé chào đời trong khoảng từ hai đến bảy ngày sau khi tiêm liều đầu tiên. Việc điều trị sẽ không hiệu quả nếu thai phụ sinh con trong vòng chưa đầy 24 giờ kể từ thời điểm tiêm liều đầu tiên và sẽ kém hiệu quả hơn sau 7 ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm trưởng thành phổi cho thai phụ vào thời điểm tốt nhất dựa trên thời điểm em bé chào đời được chẩn đoán. [1].
Tác dụng phụ của tiêm trưởng thành phổi đối với mẹ
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, sức khỏe của em bé là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi sử dụng steroid để phát triển phổi cho thai nhi, nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu tiêm trưởng thành phổi có gây tác dụng phụ trên người mẹ hay không?. Các nghiên cứu và quan sát được thực hiện trên nhiều nhóm bệnh nhân cho thấy không có nguy cơ đáng kể đối với người mẹ về tác dụng phụ của việc sử dụng steroid trong thai kỳ..
Tuy nhiên, có một số chống chỉ định đối với liệu pháp steroid ở phụ nữ mang thai, bao gồm: bệnh lao hoạt động, tăng huyết áp không ổn định bằng thuốc, nhiễm trùng do vi khuẩn toàn thân và một số bệnh nhiễm trùng do vi-rút cấp tính, ví dụ như bệnh zona.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể gặp một số vấn đề như: cảm giác nóng, đỏ bừng mặt, hồi hộp hoặc cảm thấy thai nhi ít đạp hơn. Ngoài ra việc tiêm trưởng thành phổi cũng cần được lưu ý đối với người mẹ mang thai có bệnh đái tháo đường ổn định đi kèm và bệnh đái tháo đường không kiểm soát được về mặt chuyển hóa là một trường hợp chống chỉ định với liệu pháp steroid.
Tác dụng phụ của tiêm trưởng thành phổi đối với thai nhi
Các nghiên cứu hiện đại về việc cho phụ nữ mang thai dùng một chu kỳ steroid để tăng tốc độ trưởng thành phổi thai nhi đã chỉ ra rằng nguy cơ tác dụng phụ ở trẻ là không đáng kể ở cả thai kỳ đơn và đa thai.
Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ không chỉ định dùng 2 mũi steroid cách nhau 1 tuần cho phụ nữ mang thai để phát triển phổi của thai nhi do phát hiện ra một số tác dụng phụ như trẻ nhẹ cân khi sinh hoặc chu vi đầu nhỏ. [2].
Trường hợp nào mẹ cần tiêm nhắc lại
Trong những trường hợp sau đây, bà mẹ mang thai cần tiêm nhắc lại mũi trưởng thành phổi cho thai nhi:
– Mẹ bầu dưới 34 tuần có nguy cơ sinh non đã tiêm mũi trưởng thành phổi 14 ngày trước đó: Khi thai dưới 34 tuần, trong trường hợp chu kỳ điều trị bằng steroid đầu tiên đã được sử dụng trước đó 14 ngày và các triệu chứng chuyển dạ sớm tái phát, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng steroid sau 7-10 ngày kể từ chu kỳ đầu tiên.
– Liều nhắc lại có thể tiêm sau liều đầu tiên 7 ngày tuỳ chỉ định: Trong một số tình huống lâm sàng, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro để chỉ định tiêm nhắc lại sau liều đầu tiên 7 ngày. [3].
Các loại thuốc tiêm trưởng thành phổi
Hiện nay các bác sĩ dùng 2 loại corticoid trong lâm sàng, đó là dexamethasone và betamethasone – hai loại corticoid không bị chuyển hóa bởi các enzyme nhau thai.
Tùy vào thực tế lâm sàng mà bác sĩ cân nhắc sử dụng một trong hai loại corticoid này:
Về khía cạnh người mẹ:
- Ở những bà mẹ sắp sinh (trong vòng vài giờ), nên dùng thuốc có thời gian bán hủy ngắn hơn như dexamethasone để không gây ra tác dụng lâu dài cho mẹ. Ngoài ra, để thuốc đạt hiệu quả sớm hơn trong những trường hợp này,nên sử dụng loại thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương ở thai nhi sớm hơn.
- Ở những bà mẹ bị tiểu đường, bác sĩ ưu tiên sử dụng các thuốc có thời gian bán hủy ngắn hơn như dexamethasone.
- Ở những bà mẹ bị vỡ màng ối (ROM), nguy cơ viêm màng ối tăng cao, do vậy thuốc có thời gian bán hủy thấp hơn.
- Ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19, dexamethasone là lựua chọn được ưu tiên do các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của thuốc này đối với COVID – 19. Betamethasone acetat không phải là lựa chọn phù hợp do tác dụng kéo dài và nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn chồng chéo ở những bệnh nhân này.
Về khía cạnh của thai nhi
- Ở những thai nhi bị hạn chế tăng trưởng, đặc biệt là những thai nhi có nghiên cứu Doppler rốn bất thường thì dexamethasone có thể là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.
Tổng kết lại, trong thực tế lâm sàng dexamethasone thường được sử dụng rộng rãi do ít tác dụng phụ và giá thành thấp hơn so với betamethasone.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về “lưu ý sau khi tiêm trưởng thành phổi”. Hy vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ và có sự chuẩn biết tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tiêm trưởng thành phổi, bạn vui lòng liên hệ qua số điện thoại hotline 1900636985, hoặc truy cập website Aplicaps.vn để biết thông nhiều thông tin hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Why steroids are recommended for preterm labor. Truy cập ngày 28/09/2024. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/should-i-take-steroids-during-preterm-labor_5437 |
---|---|
↑2 | Steroids for fetal lung development: how many days will a pregnant woman spend in the hospital? Ngày truy cập 28/09/2024. https://epozytywnaopinia.pl/en/steroids-for-lung-development-in-the-fetus-how-many-days-the-pregnant-woman-will-spend-in-the-hospital |
↑3 | Antenatal Corticosteroid Therapy for Fetal Maturation. Ngày truy cập 28/09/2024. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2017/08/antenatal-corticosteroid-therapy-for-fetal-maturation |