Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào

Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Cách phân biệt đơn giản nhất

Nhiều chị em mang thai nhưng không hề nhận ra. Thậm chí đến lúc chảy máu do sảy thai, họ lại nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Vậy máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Làm sao để phân biệt 2 trường hợp này? Aplicaps sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dễ nhất qua bài viết dưới đây.

Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?

Máu kinh được hình thành khi trứng rụng, niêm mạc tử cung bong ra. Đây là dấu hiệu cho thấy nữ giới bắt đầu giai đoạn dậy thì. Trong khi đó, máu sảy thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi ngừng phát triển. Để phân biệt hai loại chảy máu này, mẹ dựa trên những đặc điểm sau đây:

Đặc điểm Máu kinh Máu sảy thai
Thời điểm xuất hiện Nữ giới bắt đầu dậy thì, xuất hiện theo chu kỳ khoảng 21 – 35 ngày. Xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, không có tính chu kỳ
Thời gian kéo dài 3 – 7 ngày, tùy cơ địa 1 – 2 tuần, thường không quá 15 ngày.
Màu sắc Màu đỏ thẫm, nâu đen hoặc hơi nâu. Màu hồng rồi chuyển sang đỏ tươi và cuối cùng là màu nâu.
Tính chất Máu hơi loãng, kèm theo cục máu đông màu đỏ sẫm và có dịch nhầy ở cổ tử cung. Máu có mùi hơi tanh giống mùi máu tươi. Máu sảy thai thường xuất hiện cục máu đông lớn với mùi hôi. Dịch màu đen hoặc nâu đậm tiết kèm theo.
Lượng máu Máu chảy nhiều, ồ ạt vào vài ngày đầu tiên, rồi giảm dần và hết hẳn. Lượng máu chảy ra trung bình mỗi kỳ kinh là 85 – 100ml. Ban đầu máu chảy một vài giọt lẻ tẻ, sau đó ồ ạt trong vòng 1 – 2 giờ đầu, rồi giảm dần và hết hẳn. Máu có thể chảy theo từng đợt do phần nhau bong không hết cùng lúc.
Sản phẩm đi kèm Các cục máu đông Cục máu đông lớn, các phần phôi thai, cục thịt
Triệu chứng khác Uể oải, hoa mắt, đau lưng, đau bụng dữ dội, chóng mặt, tâm trạng thất thường. Đau bụng dưới, cảm xúc dễ thay đổi, không thấy cảm giác ốm nghén, sốt, mệt mỏi.

[1]

Hình ảnh túi thai bị sảy

Cùng với sự phát triển của em bé, túi thai có hình dạng và kích thước không giống nhau trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Vì vậy, hình thái túi thai bị sảy cũng khác nhau theo các tuần thai.

Tuần 4 – 5

Trong giai đoạn này, túi thai có kích thước rất bé, thường chỉ bằng một hạt gạo. Vì vậy, mẹ sẽ khó nhìn ra túi thai sảy lẫn giữa các cục máu đông.

Túi thai bị sảy khi được 4 - 5 tuần tuổi
Túi thai bị sảy khi được 4 – 5 tuần tuổi

Tuần 6

Nếu sảy thai khi thai nhi được 6 tuần tuổi, mẹ có thể thấy một túi dịch nhỏ kèm theo máu âm đạo, các cục máu đông hoặc đôi khi thấy dây rốn. Bên trong túi dịch có chứa phôi thai nhỏ bằng hạt đỗ đen.

Túi thai sảy 6 tuần tuổi

Tuần 8

Túi thai bị sảy có thể quan sát rõ hơn nếu mẹ bị sảy thai ở tuần thứ 8. Đó là một túi dịch nhỏ chứa bào thai nhỏ như hạt đậu bên trong. Lúc này, bào thai đã có mắt và nhú phần tay chân. Ngoài ra, triệu chứng chảy máu kèm máu động vẫn có thể nhận thấy khi sảy thai ở giai đoạn này.

Túi thai bị sảy có hình dạng như miếng thạch

Tuần 10

Khi đến tuần thứ 10, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận như tay chân, mắt, mũi miệng, thậm chí thấy rõ ngón tay, ngón chân. Nếu bị sảy thai, túi thai bị đưa ra ngoài với em bé tí hon bên trong, kèm theo đó là các mảnh nhau thai và cục máu đông.

Túi thai 10 tuần đã thấy đủ bộ phận chân, tay, mắt, mũi, miệng,…

Tuần 12 – 16

Trong giai đoạn này, em bé đã phân hóa các bộ phận rõ ràng, đầy đủ, thậm chí có thể phân biệt giới tính. Túi thai sảy chứa bào thai,  phần dây rốn và nhau thai.Với trường hợp mẹ sảy thai, mẹ sẽ thấy một phần nước ối thoát ra cùng với máu và cục máu đông.

Hình thái túi thai bị sảy ở tuần thứ 12

Tuần 16 – 20

Đây là giai đoạn sảy thai muộn. Thai nhi phát triển khá lớn bằng bàn tay người lớn với đầy đủ các bộ phận. Ngoài ra, thai phụ mất máu nhiều hơn, cục máu đông lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước.

Túi thai khi được 20 tuần tuổi

Giải đáp thắc mắc liên quan đến sảy thai

Nên làm gì với túi thai bị sảy

Việc xử lý túi thai sau khi sảy liên quan nhiều đến vấn đề tình cảm, đạo đức. Túi thai ít tuần tuổi, chưa thành hình (< 10 tuần tuổi) không được giữ lại mà xử lý như chất thải thông thường. Tuy nhiên, khi thai nhi đã thấy rõ các bộ phận như tay, chân, mắt, mũi, miệng,…, cha mẹ có thể đem túi thai tới các khu an táng dành cho trẻ em chưa chào đời để các bé được yên nghỉ.

Sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu?

Sau sảy thai, sức khỏe người mẹ bị suy giảm, tử cung bị tổn thương nên cần thời gian nghỉ ngơi. Nếu mẹ bị mất thai khi em bé chưa được 3 tháng tuổi, thời gian tĩnh dưỡng nên tối thiểu 1 tuần. Tuy nhiên, nếu sức khỏe mẹ bầu yếu ớt hoặc tuổi thai quá lớn thì thời gian nghỉ ngơi kéo dài hơn nhiều, có thể 30 ngày hoặc hơn.

Sau sảy thai bao lâu có kinh lại?

Tùy vào cơ địa, tình hình hồi phục, yếu tố tâm lý, thời gian xuất hiện kinh nguyệt của mẹ bầu khác nhau. Thông thường, thai phụ chỉ cần 4 – 6 tuần để thấy kỳ kinh đầu tiên sau sảy thai. Đây là khoảng thời gian để niêm mạc tử cung tái tạo lại, buồng trứng trở về trạng thái bình thường. [2]

Sảy thai bao lâu thì có thai lại?

Sau sảy thai, nhiều cặp vợ chồng rất nóng lòng mang thai trở lại. Tuy nhiên, thời gian mang thai phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ. Chỉ khi cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn, tâm lý sẵn sàng thì mẹ và em bé trong thai kỳ mới khỏe mạnh.

Thời gian thích hợp để mang thai lại cho các trường hợp sảy thai như sau:

  • Sảy thai lần đầu: 3 tháng. [3]

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-after-miscarriage#when-can-you-get-pregnant-again

  • Sảy thai liên tiếp: 6 tháng, sau khi tìm yếu tố nguy cơ gây sảy thai.
  • Thai trứng trống: 12 – 24 tháng.

Sau thời gian hồi phục, mẹ nên đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá mức độ hồi phục của thai nhi. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng giúp các cặp vợ chồng lên quy trình mang thai lại an toàn nhất.

Như vậy, bài viết này của Aplicaps đã giúp mẹ bầu biết được máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Ngoài ra, các chuyên gia của Aplicaps luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề thai sản, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giúp đỡ nhé!

Đọc thêm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Period or Miscarriage? Sign to watch for and watch to do. Ngày truy cập: 02/08/2022. https://www.healthline.com/health/period-or-miscarriage
2 Ovulation after miscarriage: When it might restart and signs. Ngày truy cập: 02/08/2022.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325642

3 Pregnancy after miscarriage: Answers to your questions. Ngày truy cập: 02/08/2022.

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-after-miscarriage#when-can-you-get-pregnant-again

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ