meo-vat-biet-co-thai

Top 22 mẹo vặt biết có thai – Cách nhận biết mang thai tại nhà cho mẹ

Khi bắt đầu mang thai, mẹ xuất hiện rất nhiều sự thay đổi cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể. Chính những thay đổi đó là dấu hiệu giúp phát hiện mang thai ngay từ sớm và chính xác. Cùng xem ngay 22 mẹo vặt biết có thai tại nhà cực kỳ đơn giản trong bài viết dưới đây. 

Quan hệ bao lâu thì biết có thai?

Thông thường, quan hệ tình dục ngay cả khi sử dụng các biện pháp phòng tránh vẫn có khả năng mang thai. Sau khi quan hệ, tinh trùng mất từ 30 phút đến 12 giờ để di chuyển đến gặp trứng và thụ thai. Tiếp đó là thời gian để phôi thai ổn định và làm tổ thành công trong tử cung. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 10 – 15 ngày. [1]

Như vậy, sau khi quan hệ 10 – 15 ngày có thể xác định chính xác bạn có mang thai hay không. Đây là một trong các mẹo vặt biết có thai sớm và chính xác nhất.

sau-khi-quan-he-10-15-ngay-co-the-xac-dinh-mang-thai
Sau khi quan hệ 10 – 15 ngày có thể xác định mang thai

Top 22 mẹo vặt giúp nhận biết có thai

Ngoài vấn đề quan hệ bao lâu biết có thai thì các dấu hiệu phát hiện mang thai cũng rất quan trọng. Tham khảo ngay 22 mẹo vặt biết có thai đơn giản có thể thực hiện tại nhà này.

1. Chậm kinh nguyệt

Chậm kinh nguyệt là một trong những triệu chứng phổ biến để nhận biết có thai. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều thì chậm kinh 5 – 7 ngày có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Lúc này, thai nhi sẽ được khoảng 4 – 5 tuần và làm tổ ổn định trong tử cung [2].

2. Ra máu báo thai

Tinh trùng sau khi gặp trứng và thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, bám trên niêm mạc tử cung để làm tổ. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc tử cung và chảy máu. Tình trạng ra máu báo thai thường xảy ra sau khi 10 – 14 ngày kể từ ngày chậm kinh, với triệu chứng giống với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, lượng máu sẽ ít hơn và có thể xuất hiện màu hồng nhạt tùy theo cơ địa.  [3]

3. Nhìn cổ tay biết có thai

Mẹo nhìn cổ tay biết có thai xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai. Bình thường nhịp tim của phụ nữ khoảng 70 nhịp/phút. Khi mang thai, nhịp tim của mẹ sẽ tăng lên 80 – 85 nhịp/phút để đáp ứng sự phát triển của bé. Do đó, mẹ có thể sờ tay đếm nhịp tim, nếu nhịp tim nhanh hơn bình thường có khả năng cao là mẹ đang mang thai. Lưu ý khi thực hiện cần chú ý giữ tinh thần thoải mái, tránh hồi hộp mới có kết quả chính xác nhất.

meo-kiem-tra-co-tay-phat-hien-mang-thai-som
Mẹo kiểm tra cổ tay phát hiện mang thai sớm

4. Que thử thai 2 vạch

Dùng que thử thai là mẹo vặt biết có thai phổ biến, dễ thực hiện với độ chính xác lên tới 98%. Tùy tình trạng que thử thai có thể có hai vạch đậm, nhạt khác nhau nhưng đây vẫn là dấu hiệu mang thai sớm và chính xác. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đi khám thai để được chẩn đoán chính xác nhất và kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé.

5. Đau mỏi lưng

Tùy theo cơ địa từng người sẽ có dấu hiệu mang thai khác nhau. Một số mẹ có thể cảm thấy đau nhức, mỏi vùng thắt lưng khi mới mang thai. Tuy nhiên, triệu chứng này tương tự với dấu hiệu gặp phải khi chuẩn bị có kinh nguyệt nên độ chính xác không cao.

6. Buồn nôn, nôn nghén

Khi mang thai, sự thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể dễ khiến mẹ bị nôn nao, buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Do đó, đây cũng là dấu hiệu mang thai tháng đầu cực kỳ phổ biến. Thông thường nôn nghén xuất hiện sau khi mang thai 1 – 2 tuần và giảm dần sau tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng cũng có những trường hợp mẹ bầu không bị ốm nghén hoặc ốm nghén nhiều trong suốt thai kỳ.

buon-non-la-dau-hieu-mang-thai
Buồn nôn là dấu hiệu mang thai rất phổ biến và chính xác cao

7. Thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt

Các biểu hiện thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt cũng là triệu chứng phát hiện mang thai rất chính xác. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của cơ thể cho thấy mẹ đang mang thai và cần nhiều dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Theo quan niệm dân gian, bầu thèm ăn đồ chua thường sinh bé gái và thèm ăn đồ ngọt có tỷ lệ cao sẽ sinh bé trai.

8. Bụng dưới đau âm ỉ

Bụng dưới râm ran, đau âm ỉ cũng là mẹo vặt biết có thai rất chính xác. Đa số các mẹ mới mang bầu đều gặp tình trạng này do thai nhi đang bước vào giai đoạn làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này diễn ra kéo dài, đau dữ dội,… Mẹ nên đi khám ngay để được theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé.

9. Thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng nực

Khi bắt đầu mang thai, cơ thể có sự thay đổi rất nhiều về nội tiết tố, đặc biệt là tăng progesterone. Do đó làm tăng thân nhiệt cơ thể, khiến mẹ bầu dễ cảm thấy nóng hơn bình thường, giống như triệu chứng khi rụng trứng. Vậy nên nếu đột nhiên mẹ thấy người khó chịu, nóng hơn bình thường rất có thể là đã mang thai rồi đó.

10. Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ có một dạng nghén rất lạ nhưng phổ biến đó chính là nghén ngủ. Do thay đổi hormone trong cơ thể cộng với việc tăng cường trao đổi chất khiến mẹ luôn cảm thấy mệt, thèm ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường. Đây cũng là mẹo phát hiện mang thai sớm rất dễ phát hiện.

11. Tâm lý thay đổi, dễ cáu gắt

Nếu đột nhiên một ngày thấy cơ thể đột nhiên khó chịu, cáu gắt hơn bình thường thì hoặc là do chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, hoặc đã mang thai. Nguyên nhân dẫn là do các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Nếu bạn đang nghi ngờ mang thai mà có các triệu chứng này, hãy kiểm tra ngay nhé.

moi-mang-bau-de-gay-cau-gat
Mới mang bầu mẹ thường rất dễ cáu gắt, tâm lý nhạy cảm hơn

12. Mông nở nang

Theo kinh nghiệm dân gian, một trong những dấu hiệu mang thai cực kỳ dễ phát hiện là phần mông nở nang, hông to hơn bình thường. Vì khi mang thai, vùng xương chậu sẽ thay đổi để đáp ứng sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

13. Ngực to và căng tức hơn

Một dấu hiệu mang thai khác mẹ có thể dễ nhận thấy là vùng ngực cảm giác to và căng tức hơn bình thường. Do khi mang thai, thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu tới ngực dẫn đến cảm giác đau và căng tức. Xem ngay: 10 hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai mới nhất năm 2023

14. Lông mày, tóc mai và tóc gáy dựng đứng

Theo dân gian, có một mẹo chỉ cần nhìn qua đã có thể xác định có mang thai hay không, đó là quan sát phần đầu lông mày. Đa số các mẹ bầu phần lông mày, tóc mai và tóc gáy sẽ dựng đứng, khác hẳn người bình thường và rất dễ nhận biết.

15. Tần suất đi tiểu nhiều lần, đặc biệt tiểu đêm

Vì trong giai đoạn mang thai, thay đổi hormone hCG và thai nhi phát triển chèn ép bàng quang. Từ đó khiến mẹ dễ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn.

me-bau-di-tieu-nhieu-lan-hon
Khi có bầu mẹ cũng thường đi tiểu nhiều lần hơn

16. Thay đổi của gương mặt và mũi nở to

Mang thai cũng là giai đoạn cơ thể mẹ tăng cân nhanh cùng với sự phát triển của bé. Do đó, một số mẹ khi mang bầu mặt to, cánh mũi nở to hơn bình thường. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu các dấu hiệu này không quá rõ ràng và khó phát hiện hơn.

17. Nhũ hoa sẫm màu, sưng đau

Phần nhũ hoa sẫm màu, sưng đau là mẹo vặt biết có thai rất dễ nhận biết. Tình trạng này là do thay đổi nội tiết tố khiến phần núm vú thâm và sẫm màu hơn nhiều so với bình thường. Vậy nên khi gặp các triệu chứng này mẹ không cần quá lo lắng nhé.

18. Da và môi nhợt nhạt

Sự thay đổi các hormone khi mang thai có thể khiến làn da của mẹ bầu trở nên nhợt nhạt, xanh xao hơn bình thường. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Nếu mẹ xuất hiện tình trạng này nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng thai kỳ.

19. Cổ ngẳng, thái dương nổi gân xanh

Theo quan niệm từ xưa truyền lại, cổ ngẳng và thái dương nổi gân xanh là những triệu chứng đặc trưng chỉ có ở mẹ bầu. Nếu có các triệu chứng này, rất có thể mẹ đã mang thai nên hãy kiểm tra ngay nhé!

20. Khứu giác nhạy hơn

3 tháng đầu thai kỳ, hormone estrogen tăng cao khiến khứu giác của mẹ nhạy bén hơn, đặc biệt nhạy cảm với mùi. Do đó nhiều mẹ có hiện tượng “nghén mùi” rất đặc trưng. Đây cũng là dấu hiệu phát hiện mang thai đơn giản và chính xác cao.

21. Dịch âm đạo thay đổi màu

Một mẹo đơn giản khác có thể dùng để phát hiện có thai sớm đó là quan sát dịch âm đạo. Thông thường ngay sau khi thụ thai, dịch âm đạo thường có màu trắng đục, hồng hoặc đỏ do phôi thai đang làm tổ.

22. Bị chuột rút thường xuyên

Ngay từ khi bắt đầu mang thai, nhu cầu dinh dưỡng trong đó có canxi của mẹ tăng lên rất cao để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Nếu cơ thể mẹ thiếu hụt canxi có thể gây chuột rút, đau lưng, tê bì chân tay,… Vì vậy chuột rút cũng là những dấu hiệu phát hiện mang thai sớm mẹ cần lưu ý.

mang-bau-de-bi-chuot-rut-te-bi-chan-tay
Mang bầu khiến mẹ dễ bị chuột rút, tê bì chân tay

Ngay khi thụ thai thành công, cơ thể mẹ sẽ diễn ra một loạt những thay đổi cả về bên trong và bên ngoài cơ thể. Những thay đổi này chính là những mẹo vặt biết có thai sớm, đơn giản và có độ chính xác cao.

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khi mang thai và sau sinh, hãy liên hệ website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985!

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 How long after sex does pregnancy occur?. Truy cập ngày 31/03/2023.
https://www.plannedparenthood.org/learn/ask-experts/how-long-does-it-take-for-a-girl-to-get-pregnant-after-having-sex
2 How Late Can a Period Be Before You Know You’re Pregnant?. Truy cập ngày 01.04.2023.
https://www.medicinenet.com/how_late_can_period_be_before_know_youre_pregnant/article.htm
3 Is implantation bleeding common in early pregnancy?. Truy cập ngày 31/03/2023.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ