DHA là loại acid béo mà cơ thể không tự tổng hợp được nên cần được bổ sung hằng ngày. Vậy mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung bao nhiêu DHA cho các hoạt động? Liệu uống nhiều DHA có tốt không? Hãy cùng xem câu trả lời trong bài viết dưới đây của Bổ bầu EU Aplicaps nhé!
Tầm quan trọng của DHA với cơ thể
DHA là dưỡng chất quan trọng đối với não bộ và thị lực. Đây là thành phần cấu tạo phần mỡ, màng tế bào thần kinh và cả chất xám của não. Do đó, DHA chi phối nhiều hoạt động của não bộ và thị lực. DHA đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông tin giữa các dây thần kinh [1]. Đặc biệt ở thai nhi và trẻ sơ sinh, chúng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển các chức năng não bộ, thị lực của trẻ. Ở người lớn, DHA tiếp tục duy trì thực hiện các hoạt động bình thường của não bộ. Nhờ đó, DHA mang lại nhiều lợi ích khác với cơ thể như [2]:
- Cải thiện khả năng ghi nhớ, làm việc, học tập.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Đối với phụ nữ mang thai: ngăn ngừa nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh,…
- Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau luyện tập.
- Đẩy lùi tình trạng thoái hoá điểm vàng do tuổi tác, ngăn ngừa suy giảm thị lực, khô mắt.
- Điều hoà huyết áp và cải thiện quá trình lưu thông tuần hoàn.
- Hỗ trợ làm giảm sự phát triển của khối u, viêm.
Uống nhiều DHA có tốt không?
Mặc dù DHA rất cần thiết với cơ thể nhưng liệu uống nhiều DHA có tốt không? Chắc chắn là KHÔNG. Bất kỳ một dưỡng chất nào cũng đem lại lợi ích với cơ thể chỉ khi bổ sung với lượng vừa đủ và đúng cách. Khi cơ thể bổ sung lượng DHA lớn trong thời gian dài còn ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ như:
Hạ huyết áp
DHA đã được chứng minh làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương. Khi bổ sung với lượng vừa đủ – điều này có lợi cho những người cao huyết áp. Tuy nhiên khi bổ sung lượng lớn DHA, đặc biệt là người huyết áp thấp có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Đường huyết tăng
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung lượng DHA lớn khiến lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tăng cao hơn. Nguyên nhân do DHA có khả năng kích thích sản xuất glucose khi đói và trong bữa ăn ở bệnh nhân [3]. Cũng có nghiên cứu cho thấy chỉ khi sử dụng liều rất cao mới ảnh hưởng đến đường huyết.
Chảy máu
Khi uống một lượng lớn dầu cá có thể ức chế quá trình hình thành cục máu đông. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu với các triệu chứng như chảy máu cam, máu nướu răng,…
Trước khi làm phẫu thuật, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng dầu cá một thời gian.
Tiêu hoá bị ảnh hưởng
Một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng DHA liều cao là tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng chướng bụng, khó tiêu,… Do đó, hãy duy trì bổ sung liều lượng phù hợp với cơ thể của mình.
Lỡ uống nhiều DHA phải làm sao?
Khi bạn đã trót uống DHA nhiều hơn lượng khuyến cáo bạn hãy tạm ngưng việc bổ sung DHA và để ý các dấu hiệu của cơ thể mình. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được xử trí và điều chỉnh liều lượng.
Ngoài ra, bạn cần xây dựng lại một chế độ ăn hạn chế DHA khi lượng DHA nạp vào cơ thể quá nhiều. Các thực phẩm giàu DHA cần hạn chế như các loại cá, hàu, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,…
Hướng dẫn bổ sung DHA đúng cách
Bổ sung DHA đúng cách giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch, tăng thị lực và cải thiện trí não. Do đó, khi bổ sung DHA, bạn hãy chú ý những điều sau:
Liều lượng
Nhu cầu DHA với từng đối tượng sẽ khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nhu cầu của từng đối tượng như sau:
- Đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Bổ sung 70mg/ngày. DHA được bài tiết được lớn qua sữa mẹ nên với những trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần bổ sung 500mg/ ngày.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: DHA cần thiết cho sự phát triển của thị lực và não bộ trong giai đoạn đầu đời, nhu cầu mỗi ngày là 75mg.
- Trẻ em từ 3-7 tuổi: Bổ sung DHA tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ của trẻ, nhu cầu trong giai đoạn này là 125mg/ngày.
- Trẻ em trên 8 tuổi: Cơ thể cần sử dụng nhiều DHA hơn cho nhiều hoạt động như học tập, ghi nhớ, xử lý thông tin. Trẻ sẽ cần uống tối thiểu là 250mg/ngày.
- Người trưởng thành: Mỗi ngày cần bổ sung từ 250 – 500mg DHA.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mẹ cần được bổ sung 400-600mg DHA mỗi ngày. Giai đoạn này, nhu cầu DHA cao hơn do vừa cung cấp cho thai nhi, vừa cần thiết duy trì các hoạt động não bộ của cơ thể mẹ. Mẹ hãy duy trì bổ sung DHA ít nhất 6 tháng sau sinh.
Đọc thêm: Một viên DHA có bao nhiêu mg? Dùng có đủ không?
Thời điểm uống
Dha bầu uống khi nào? DHA là một loại acid béo tan trong dầu. Do đó, thời điểm uống DHA thích hợp nhất là sau bữa ăn. Dầu mỡ từ thức ăn sẽ giúp hoà tan và hấp thu DHA hiệu quả. Hơn nữa, bổ sung DHA sau ăn sẽ hạn chế tối đã những tác dụng phụ với đường tiêu hoá.
Kết hợp chế độ ăn uống
Việc bổ sung DHA cần cân đối trong các viên uống và thực phẩm. Bạn hãy xây dựng một thực đơn khoa học, hợp lý bổ sung DHA và dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
DHA EU tinh khiết Hymega bổ sung DHA hàm lượng cao
Giữa vô vàn các sản phẩm bổ sung DHA, việc lựa chọn một sản phẩm DHA hiệu quả cũng rất quan trọng. DHA EU tinh khiết Hymega là sản phẩm bổ sung DHA cho cơ thể được đánh giá cao hiện nay với nhiều đặc tính nổi trội như:
- DHA được chiết xuất từ cá hồi vùng nước lạnh Châu Âu – nguồn nguyên liệu giàu DHA và hạn chế tối đa tình trạng nhiễm kim loại nặng.
- Công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền, đảm bảo DHA tinh khiết, chất lượng cao.
- DHA tinh khiết hàm lượng cao 250mg, đáp ứng nhu cầu cho sức khỏe.
- Sản phẩm bổ sung thêm EPA, vitamin E: Hỗ trợ hấp thu DHA. Đồng thời, EPA hiệp đồng cùng DHA kích thích não bộ phát triển, tăng cường thị lực.
Mong rằng thông qua bài viết “Uống nhiều DHA có tốt không?” bạn đọc sẽ biết cách bổ sung DHA hợp lý, an toàn. Nếu còn thắc mắc gì về việc bổ sung DHA cũng như cách chăm sóc sức khoẻ, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 (nhánh số 2).
Tài liệu tham khảo
↑1 | The Health Benefits of DHA. Truy cập ngày 16/5/2023. https://www.verywellmind.com/the-health-benefits-of-dha-89183 |
---|---|
↑2 | 12 Health Benefits of DHA. Truy cập ngày 16/5/2023. https://www.healthline.com/nutrition/dha-benefits |
↑3 | Elevated plasma glucose and lowered triglyceride levels from omega-3 fatty acid supplementation in type II diabetes. Truy cập ngày 16/5/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2707115/ |