Khi mang thai, có rất nhiều mẹ quan tâm về vấn để bổ sung vitamin C cho bà bầu như thế nào, để vừa mang lại lợi ích vừa đảm bảo độ an toàn. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mẹ hãy cùng Aplicaps theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Vai trò của vitamin C khi mang thai
Vitamin C là loại vitamin tan trong nước và còn có tên gọi khác là axit ascorbic. Đây là loại vitamin không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da và xương.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi mang thai, mẹ bầu bổ sung thiếu vitamin C sẽ khiến não bộ của thai nhi bị tổn thương. Những tổn thương này không thể chữa lành được. Bởi thiếu vitamin C sẽ ngăn chặn việc phát triển của vùng não Hippocampus, dẫn đến não bộ của bé phát triển không hoàn thiện. Sau khi lớn lên trẻ có khả năng ghi nhớ kém, việc học hành cũng bị ảnh hưởng theo.
Mẹ bổ sung đủ vitamin C trong khoảng thời gian mang thai sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc và tổn thương tế bào. Từ đó, thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện nhất. [1]
Bên cạnh đó, bổ sung đủ hàm lượng vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt ở mẹ, hạn chế được nguy cơ bong nhau thai.
Đồng thời giúp tái tạo collagen khiến vết thương mau lành và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của xương.
Bà bầu bổ sung bao nhiêu vitamin C?
Việc bổ sung thiếu hoặc dư thừa hàm lượng vitamin C có thể dẫn đến nhiều vấn đề biến chứng nguy hiểm như: hình thành sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, phát ban, tăng nguy cơ bị cao huyết áp và tiểu đường,…
Để đảm bảo độ an toàn cũng như cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên bổ sung theo liều lượng sau: [2]
- Phụ nữ mang thai: 85mg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 120mg/ngày.
Bà bầu uống viên sủi vitamin C được không?
Bà bầu uống C sủi được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo nghiên cứu mới nhất về việc bổ sung vitamin C cho bà bầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng: phụ nữ mang thai không nên bổ sung vitamin C dạng viên sủi. Bởi một viên dạng sủi chứa khoảng 1000mg vitamin C. Nếu bổ sung như vậy sẽ dẫn đến việc uống quá liều vitamin C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ như: [3]
- Rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Mất ngủ.
- Đau đầu.
- Phát ban.
- Tăng nguy cơ bị cao huyết áp và tiểu đường.
Thực phẩm giàu vitamin C cho bà bầu
Để bổ sung thêm vitamin C vào cơ thể, mẹ bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm như:
Cải xoăn
Một khẩu phần cải xoăn còn cung cấp 80,4 mg vitamin C. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều vitamin D, vitamin K và cung cấp lượng lớn hàm lượng các chất khoáng và các axit béo khác.
Cải xanh
Cải xanh được coi là loại rau bổ sung vitamin C cho bà bầu và nên thường xuyên đưa vào bữa ăn gia đình. Bởi cải xanh có thể cung cấp khoảng 132 mg vitamin C, nhưng chỉ chứa 30 calo mỗi khẩu phần ăn. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu cho biết, bông cải xanh có thể chống ung thư.
Súp lơ
Khoảng 100g súp lơ sẽ chứa khoảng 106mg vitamin C. Một nửa chén súp lơ nấu chín chứa khoảng 51mg vitamin C. Nếu mẹ muốn bổ sung vitamin C cho cơ thể, hãy đưa loại rau này vào chế độ ăn của gia đình nhé.
Dâu tây
Trong trái dâu tây chứa rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Khoảng một chén dầu tây sẽ chứa khoảng 84,7mg vitamin C. Bên cạnh đó, dâu tây còn chứa một lượng lớn folate được chứng minh là có lợi cho hệ thống tim mạch.
Trái kiwi
Trai cây là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Trong đó, Kiwi cũng được xem là loại quả chứa nhiều vitamin này. Theo FDA Hoa Kỳ, khoảng 2 trái Kiwi sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 137,2mg vitamin C. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa nhiều chất xơ, cũng như giàu kali và đồng tốt cho cơ thể.
Ổi
Hàm lượng vitamin C trong một quả ổi lên đến 126 mg vitamin C, tương đương 140% khẩu phần ăn, đặc biệt giàu chất chống oxy hóa lycopene. Ăn khoảng 400 gram ổi gọt vỏ mỗi ngày có thể làm giảm tình trạng cao huyết áp và hàm lượng cholesterol xấu.
Nho đen
Khoảng 56 gam quả nho đen chứa 101 mg vitamin C, tương đương 112% khẩu phần ăn. Ngoài ra, thành phần trong nho còn chứa các flavonoid giúp làm giảm tổn thương liên quan đến các bệnh mãn tính.
Befoma – Giúp bổ sung vitamin cần thiết cho bà bầu
Nếu mẹ đang phân vân, không biết lựa chọn sản phẩm nào để bổ sung vitamin C cho bà bầu, hãy lựa chọn sản vitamin tổng hợp. Bởi trong sản phẩm này đã có chứa đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho quá trình mang thai.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, Aplicaps Befoma là sản phẩm nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia sản khoa và sự tin tưởng của nhiều người dùng. Bởi sản phẩm đã đạt các tiêu chí sau:
- Có xuất xứ rõ ràng: Sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu và được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.
- Được chứng minh an toàn với bà bầu: Aplicpas Befoma đã đạt được chứng nhận an toàn của EFSA theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu & Hội đồng Liên minh Châu Âu.
- Đáp ứng đủ hàm lượng: Sản phẩm chứa 18 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho quá trình mang thai. Đồng thời các thành phần này đều đáp ứng đủ nhu cầu hàm lượng theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Đạt được hiệu quả tốt: Sau khi sử dụng sản phẩm Befoma, nhiều mẹ bầu đã đưa ra phản hồi tích cực như: sử dụng sản phẩm không gặp hoặc rất ít gặp tình trạng nóng trong, táo bón, đi khám bác sĩ cho biết là thai nhi tăng cân đều.
Để tìm Mua bộ 3 Aplicaps tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY
Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết của Aplicaps đã giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc bổ sung vitamin C cho bà bầu. Mong rằng mẹ đã biết được liều lượng cũng như phương pháp bổ sung đúng, để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
__Vũ Thoa__
Tài liệu tham khảo
↑1 | Vitamin C supplementation in pregnancy. Truy cập ngày 23/2/2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26415762/ |
---|---|
↑2 | Vitamin C during pregnancy. Truy cập ngày 23/2/2022. https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/vitamin-c-in-your-pregnancy-diet_660 |
↑3 | Can You Take Emergen-C While Pregnant or Nursing? Truy cập ngày 23/2/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/emergen-c-pregnant |