Sinh con là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đi kèm với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, sa tử cung là tình trạng thường gặp nhất ở mẹ sau sinh. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung và cách phòng ngừa, điều trị phù hợp nhất.
Cách nhận biết sa tử cung sau sinh
Sa tử cung là tình trạng tử cung không thể thu nhỏ kích thước và trở về trạng thái bình thường sau sinh. Tùy thuộc vào mức độ có thể chia sa tử cung sau sinh thành các giai đoạn:
- Sa tử cung sau sinh giai đoạn 0: Tử cung vẫn ở vị trí bình thường, chưa tụt xuống vùng chậu và chưa có các dấu hiệu bất thường.
- Sa tử cung sau sinh giai đoạn 1: Tử cung bắt đầu sa xuống vùng chậu, chạm vào âm đạo. Khi đó mẹ có thể xuất hiện một số dấu hiệu:
-
- Đau vùng thắt lưng, bụng dưới và âm đạo kéo dài sau sinh.
- Bí tiểu, tiểu rắt, đôi khi có thể bị tiểu són không tự chủ.
- Sa tử cung sau sinh giai đoạn 2: Tử cung bắt đầu tụt sâu hơn vào phía trong âm đạo. Ở giai đoạn này các dấu hiệu bắt đầu rõ ràng hơn:
-
- Cần dùng lực rặn nhiều mỗi khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
- Cảm giác căng tức khó chịu trong âm đạo, giống như ngồi trên quả bóng.
- Đau rát mỗi khi quan hệ.
- Sa tử cung sau sinh giai đoạn 3: Tử cung tụt sâu và phình ra ngoài cửa âm đạo. Lúc này các triệu chứng vùng bụng dưới và căng tức trong âm đạo ngày càng tăng. Thậm chí có thể sờ thấy phần phình ra giống khối u trong âm đạo.
- Sa tử cung sau sinh giai đoạn 4: Toàn bộ tử cung nằm ngoài âm đạo. Khi đó, các cơ và dây chằng vùng chậu đã hoàn toàn suy yếu, không thể nâng đỡ tử cung và các cơ quan khác trong vùng chậu. Một số triệu chứng thường gặp:
-
- Tử cung phình ra ngoài cọ xát gây đau rát, có thể chảy máu hoặc chảy dịch.
- Tiểu buốt, tiểu són, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Đại tiện, tiểu tiện bất ngờ, không tự chủ. [1]
Tùy thuộc vào từng giai đoạn các triệu chứng sẽ khác nhau và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, phát hiện sa tử cung sau sinh càng sớm điều trị càng hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung?
Các nghiên cứu đã cho thấy có hơn một nửa phụ nữ sau sinh bị sa tử cung ở các giai đoạn khác nhau. Tình trạng này thường diễn ra sau sinh 3 tuần, muộn nhất là 1 tháng sau sinh.
Nguyên nhân chính gây ra sa tử cung là do sự suy yếu, mất khả năng co giãn và nâng đỡ của các cơ vùng bụng và vùng sàn chậu. Đây có thể là hậu quả của tình trạng:
- Sinh thường nhiều lần, khiến các cơ và dây chằng co giãn nhiều lần, mất khả năng hồi phục.
- Mang thai và sinh con khi đã nhiều tuổi, cơ thể hồi phục kém hơn.
- Suy yếu, mất trương lực cơ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh hoặc suy giảm hormone estrogen.
- Các bệnh lý dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng sau sinh: Ho mãn tính, táo bón, có khối u trong vùng bụng hoặc tràn dịch màng bụng,…
- Thừa cân hoặc béo phì, làm tăng áp lực lên vùng chậu.
Chính các tác nhân này khiến quá trình hồi phục cơ, dây chằng vùng chậu sau sinh kém đi, dẫn đến mất trương lực cơ, yếu cơ và sa tử cung.
Ngoài ra, vận động mạnh, đi lại nhiều và ngồi nhiều cũng làm tăng áp lực lên vùng chậu. Đây là một trong những tác nhân bất lợi làm tăng nguy cơ sa tử cung. Vậy nên nếu mẹ thắc mắc sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không? Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung? Thì chắc chắn là có! Do đó, sau sinh mẹ cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe và hồi phục tốt nhất.
Sa tử cung sau sinh có nguy hiểm không?
Sa tử cung sau sinh có thể tự điều trị tại nhà và không để lại biến chứng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu tử cung sa vào sâu trong âm đạo hoặc phình hẳn ra ngoài có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng:
- Phải cắt bỏ 1 phần hoặc hoàn toàn tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Đây là biến chứng nặng nhất của sa tử cung sau sinh.
- Nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
- Sa tử cung nặng có thể kéo theo sa bàng quang, đại tràng và ruột non. Ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các cơ quan khác trong vùng bụng.
Phương pháp làm co tử cung sau sinh
Trong quá trình mang thai, tử cung giãn ra cùng với sự lớn lên của em bé. Sau sinh, tử cung sẽ chuyển sang trạng thái co tử cung về kích thước ban đầu. Vậy sau sinh bao lâu thì tử cung bắt đầu co lại?
Thông thương, tử cung bắt đầu co lại ngay sau sinh nhằm đẩy nhau thai ra ngoài. Đồng thời giảm dần cả về kích thước và khối lượng. Quá trình co tử cung sau sinh thường kéo dài tối đa 6 tuần. [2]
Để hỗ trợ quá trình co tử cung sau sinh tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp:
- Cho con bú hoặc mát xa bầu ngực. Hoạt động này sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone oxytocin. Hoạt chất này có tác dụng tăng tiết sữa và co bóp cơ trơn tử cung, giúp tử cung co lại nhanh hơn.
- Mát xa, chườm ấm vùng bụng dưới nhẹ nhàng theo vòng tròn. Làm tăng cường lưu thông máu, co hồi tử cung và giảm đau sau sinh.
- Đi bộ nhẹ nhàng sau sinh, giúp làm rỗng bàng quang và đẩy khí khỏi bụng. Từ đó tạo thêm không gian cho tử cung co bóp và co tử cung nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên đi lại nhiều, ngồi nhiều hoặc vận động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ sa tử cung sau sinh.
- Nằm sấp và kê gối xuống phần bụng dưới. Động tác này sẽ giúp đẩy các cơ quan vùng bụng, đặc biệt là từ cung về vị trí ban đầu.
Mẹ nên thực hiện các biện pháp này ngay sau sinh và duy trì hàng ngày để hỗ trợ phục hồi tử cung sau sinh. Tránh trường hợp tử cung co chậm, hồi phục kém dẫn đến sa tử cung và nhiều biến chứng hậu sản khác.
Phòng ngừa sa tử cung sau sinh như thế nào?
Không chỉ thắc mắc “Sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung?”, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm về vấn đề phòng ngừa sa tử cung sau sinh. Dưới đây là 5 biện pháp làm giảm nguy cơ mắc sa tử cung sau sinh mẹ cần ghi nhớ:
- Chăm sóc sức khỏe tốt nhất trước khi vượt cạn. Mẹ bầu có thể tham khảo tập yoga, tập kegel hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Các phương pháp này giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường cơ sàn chậu. Hỗ trợ hồi phục sau sinh nhanh hơn, không lo sa tử cung hoặc các biến chứng sau sinh.
- Tránh béo phì, tăng cân quá mức khi mang thai. Các tình trạng này đều ảnh hưởng xấu tới quá trình co tử cung sau sinh và làm tăng nguy cơ mắc sa tử cung.
- Hạn chế bị táo bón kéo dài bằng cách uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ thông qua rau xanh và trái cây.
- Không mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh cả trong khi mang thai và sau sinh. Điều này có thể làm tăng tình trạng giãn cơ, giảm khả năng hồi phục của tử cung. [3]
Sa tử cung là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải sau sinh và có thể để lại biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp các mẹ giải đáp được các thắc mắc về vấn đề sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung, các dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu mẹ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sa tử cung sau sinh hoặc các tình trạng bất thường khác, hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được giải đáp chi tiết nhất!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Prolapsed Uterus Truy cập ngày 30/12/2022 https://www.webmd.com/women/guide/prolapsed-uterus |
---|---|
↑2 | Uterus Involution Truy cập ngày 30/12/2022 https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22655-uterus-involution |
↑3 | Uterine prolapse Truy cập ngày 29/12/2022 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16030-uterine-prolapse |