phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Hướng dẫn chế biến

Sau sinh, cơ thể người mẹ tương đối yếu ớt nên cần kiêng rất nhiều thực phẩm. Trong đó nhiều mẹ băn khoăn về việc phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Để có câu trả lời đúng, mời mẹ cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Lời khuyên

Theo thống kế, mỗi 100g vịt chứa 25g protein, tương đương khoảng 201 calories. Bên cạnh đó, thịt vịt cũng chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh như canxi, protein, photpho, magie, đồng, kẽm, vitamin A, B, D, E, K,… [1].

Đây là nguyên liệu vô cùng được yêu thích trong bếp Việt. Không chỉ có thể chế biến thành nhiều món ngon mà thịt vịt cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy sản phụ sau sinh có nên ăn thịt vịt không?

Theo Đông y, thịt vịt có tính mát, giúp điều hòa khí huyết, giúp sữa về nhanh hơn. Hơn nữa, theo Tây y, thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp sản phụ bồi bổ dinh dưỡng hiệu quả. Nhờ đó sức khỏe của mẹ sau sinh thường có thể cải thiện và thúc đẩy quá trình hồi phục tử cung. Vì vậy các chuyên gia mẹ sau sinh thường nên ăn thịt vịt.

Thịt vịt bổ sung nhiều dưỡng chất cho chị em sau sinh
Thịt vịt bổ sung nhiều dưỡng chất cho chị em sau sinh

Phụ sau sinh mổ có ăn được thịt vịt không

Mẹ sinh thường có thể ăn thịt vịt nhưng mẹ sinh mổ lại cần hết sức cẩn thận. Bởi thịt vịt rất giàu protein. Nếu dùng thịt vịt khi vết khâu chưa lành hẳn có thể kích thích quá trình lành sẹo. Hậu quả là chị em dễ bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Theo nhiều khuyến cáo, mẹ sinh mổ chỉ nên ăn thịt vịt sau 1 – 1,5 tháng kiêng cữ. Mẹ có thể thưởng thức món ăn này khi vết mổ đã lành lại hoặc sức khỏe ổn định hơn.

Lưu ý: Mẹ sinh mổ khi ăn thịt vịt nên bỏ phần da, mỡ và chỉ ăn phần nạc bên trong. Phần da này chứa nhiều cholesterol hoặc chất béo. Chúng khiến mẹ khó tiêu, đầy bụng. Mẹ cũng hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ với thịt vịt để ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Xem thêm: Phụ nữ sau sinh mổ có được ăn thịt gà không? Hướng dẫn chế biến

Một số phương pháp chế biến thịt vịt cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh nở, mẹ nên lựa chọn các món ăn từ vịt cần sử dụng ít gia vị. Dưới đây là một số công thức với thịt vịt vô cùng hấp dẫn mẹ có thể tham khảo:

Cháo vịt đậu xanh

Đậu xanh có hương vị thanh mát. Thịt vịt thì thơm ngon, bổ dưỡng. Sự kết hợp hai nguyên liệu này tạo nên một món ăn thanh đạm mà nhiều dinh dưỡng. Mẹ sau sinh cũng không cần lo lắng nhiều về vấn đề tiêu hóa với món cháo này.

Cách nấu cháo vịt đậu xanh cực kỳ đơn giản. Mẹ thực hiện theo những bước sau nhé:

  • Bước 1: Luộc vịt cùng chút muối, gừng. Khi vịt vừa chín tới, mẹ vớt vịt ra rồi xé thành miếng nhỏ.
  • Bước 2: Mẹ dùng tiếp nước luộc vịt, đổ thêm gạo, đậu xanh và đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước sôi, mẹ hãy cho nhỏ lửa rồi ninh cháo đến khi nhừ. Sau đó nêm nếm đường, tiêu, hạt nêm tùy theo khẩu vị.
  • Bước 4:  Phần vịt đã xé được ăn chung với cháo. Mẹ có thể thêm chút hành lên trên để tăng độ thơm ngon cho bát cháo vịt đậu xanh.
  • Bước 5: Để món cháo thêm đậm đà, mẹ nên pha thêm nước chấm theo công thức sau. Tỏi, ớt băm nhuyễn, pha cùng đường, mì chính và chanh, mẹ điều chỉnh tùy theo khẩu vị.

Cháo vịt đậu xanh là món ăn đơn giản mà bổ dưỡng cho bà bầu

Thịt vịt luộc

Một điểm khác biệt giữa thịt vịt và thịt gà là thịt vịt thường có mùi hôi hơn và dai hơn thịt gà. Vì thế khi luộc vịt mẹ nên cho thêm các loại gia vị như hành tím, hành tây, sả và gừng tươi.

Thịt vịt sau khi đun lửa lớn trong khoảng 15 – 25 phút sẽ chín. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách dùng đũa đâm vào miếng thịt vịt. Nếu đũa xuyên qua dễ dàng thì thịt đã chín. Lúc này mẹ hãy tắt bếp rồi đợi thịt nguội và chặt thành các miếng vừa ăn.

Thịt vịt hầm hạt sen

Thịt vịt hầm hạt sen là món ăn với đầy dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với mẹ sau sinh. Trước khi tiến hành nấu nướng, mẹ cần sơ chế nguyên liệu như thịt vịt, cà rốt, củ sen, hạt sen, gừng, táo tàu, nước dừa tươi và hành tím.

Trước tiên, mẹ đem thịt vịt rửa sạch và khử mùi bằng cách chà xát da bằng rượu, muối hoặc dùng gừng tươi. Cà rốt gọt sạch vỏ rồi thái thành hình bông hoa. Tiếp theo, mẹ phi thơm hành tím rồi cho thịt vịt vào đảo cùng. Đến khi vịt săn thịt lại thì cho thêm 1 thìa cafe muối và nước dừa.

Nồi thịt vịt được hầm trong khoảng 25 phút rồi cho thêm củ sen, hạt sen, táo khô, cà rốt và một ít gừng tươi. Sau khi đảm bảo thịt vịt đã chín tơi thì mẹ cho thêm một ít muối, nêm tùy khẩu vị và tắt bếp. Lúc này thịt vịt hầm hạt sen đã hoàn thành và mẹ có thể thưởng thức được rồi.

Lưu ý khi sử dụng thịt vịt cho bà mẹ sau sinh mổ và sinh thường

Trong quá trình dùng thịt vịt, mẹ sau sinh cần hết sức lưu ý những điều dưới đây:

  • Hạn chế ăn quá nhiều: Trong thịt vịt có nhiều protein và dưỡng chất như canxi, phospho, vitamin A, B, D, đồng, kẽm,… Tuy nhiên nếu cơ thể phải hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc sẽ gây áp lực cho đường tiêu hóa, dẫn đến mẹ bị khó tiêu, đầy bụng,…
  • Không ăn phần da và mỡ vịt: Phần này có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu. Nếu dùng thời gian dài mẹ dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Không ăn thức ăn chưa chín kỹ: Thể trạng mẹ sau sinh rất nhạy cảm. Mẹ dễ bị đau bụng nếu ăn thịt chưa nấu chín. Trường hợp nặng hơn là mẹ bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục tử cung sau sinh.

Lưu ý bổ sung cho mẹ sau sinh đảm bảo sức khỏe

Mẹ sau sinh cần đảm bảo kiêng cữ, ăn uống đầy đủ. Trong đó, mẹ cần chú ý thói quen sinh hoạt và các loại dinh dưỡng cần bổ sung: Xem thêm: Top 12 thực phẩm cực lợi sữa và tăng chất lượng sữa cho mẹ sau sinh

Chế độ sinh hoạt

Thời gian kiêng cữ sau sinh thường kéo dài khoảng 3 tháng, thậm chí dài hơn. Đây là giai đoạn sức khỏe người mẹ còn yếu ớt, vì vậy mẹ nên tránh:

  • Hạn chế tập thể dục hoặc lao động nặng: Những hoạt động này có thể tác động lên vết mổ hoặc khiến tử cung bị tổn thương.
  • Không tự ý uống thuốc: Nhiều trường hợp mẹ sau sinh tự uống thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt hoặc các loại thuốc chữa bệnh khác mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia. Những thuốc này sau khi đi vào sữa mẹ sẽ được em bé trực tiếp hấp thu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
  • Không quan hệ tình dục: Quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết mổ. Một số mẹ bị chảy máu âm đạo, viêm nhiễm tử cung sau khi quan hệ.
  • Không dùng đồ chứa bia, rượu hoặc cafein: Nhiều nghiên cứu cho thấy các đồ uống chứa cồn hoặc cafein có thể làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, cafein có thể đi vào sữa mẹ khiến em bé quấy khóc, khó ngủ [2].
  • Không tắm nước lạnh: Với sức đề kháng yếu ớt sau sinh, cơ thể mẹ dễ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn. Vì vậy, mẹ nên lau người bằng nước ấm, không tắm trong phòng đón gió lạnh,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc giúp mẹ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Đồng thời nghỉ ngơi cũng hỗ trợ cơ thể mẹ tiết nhiều sữa nuôi em bé hơn.

Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng sức bền cho mẹ sau sinh
Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng sức bền cho mẹ sau sinh

Bổ sung dưỡng chất

Phụ nữ sau sinh cần bổ sung gì? Bổ sung dưỡng chất đầy đủ không chỉ cải thiện tích cực sức khỏe sản phụ mà còn cung cấp thêm dưỡng chất cho em bé. Trong giai đoạn sau sinh, mẹ nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt 3 nhóm chất dưới đây: [3]

  • Canxi: Do em bé bòn rút canxi từ cơ thể khi mang thai nên sau sinh lượng canxi trong cơ thể mẹ bỉm rất thấp. Mẹ cần bổ sung hàng ngày khoảng 1000 – 1500mg/ngày. Đồng thời, lượng canxi mẹ hấp thu cũng được truyền qua sữa để hỗ trợ phát triển hệ xương cho em bé.
  • Sắt: Sau khi vượt cạn, sản phụ mất rất nhiều máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu sau sinh. Vì vậy mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… Khi bổ sung sắt sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng này. Ngoài ra, sắt cũng hỗ trợ phát triển trí não và khả năng vận động của em bé thông qua sữa mẹ. Tham khảo: Nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh
  • DHA: DHA là dưỡng chất quan trọng liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, thể chất mới chào đời khiến bé không thể hấp thu dưỡng chất này từ bất kỳ nguồn nào, trừ sữa mẹ. Vì vậy lượng DHA mẹ dùng sẽ được bổ sung cho cả mẹ và bé.

Canxi, DHA, sắt là 3 dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần bổ sung đầy đủ canxi, sắt, DHA và nhiều dưỡng chất khác

Như vậy, bài viết trên đây giúp các mẹ sau sinh trả lời thắc mắc “Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?”. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề sản khoa nào khác, mẹ có thể truy cập website aplicaps.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985!

Đọc thêm:

Sinh mổ ăn được thịt gà không? Sinh xong bao lâu ăn được? 7 món ăn dễ chế biến bổ dưỡng

 

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Are There Health Benefits of Duck? Ngày truy cập: 7/3/2023. https://www.webmd.com/diet/health-benefits-duck
2 Postpartum Diet Plan: Tips for Healthy Eating After Giving Birth. Ngày truy cập: 7/3/2023. https://www.healthline.com/health/postpartum-diet
3 New Mom’s Guide to Nutrition After Childbirth. Ngày truy cập: 7/3/2023. https://www.webmd.com/parenting/baby/nutrition-guide-new-moms

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ