Tiền sản giật là một biến chứng khá thường gặp do rối loạn huyết áp xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là hội chứng không hiếm gặp và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy tiền sản giật tháng cuối có nguy hiểm không, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Tiền sản giật tháng cuối là gì?
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ xảy ra do rối loạn huyết áp, chủ yếu là tăng huyết áp. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này xảy ra khi có vấn đề về nhau thai, liên quan trực tiếp tới nguồn cung cấp máu của bé.
Thông thường tiền sản giật xảy ra rõ rệt hơn khi mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, triệu chứng chủ yếu sẽ là tăng huyết áp nhẹ và mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận để phòng ngừa nguy cơ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng như tai biến, đột quỵ.
Tiền sản giật tháng cuối có nguy hiểm không?
Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ở những tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 36 trở đi thì mẹ bầu có thể yên tâm rằng thai nhi sẽ được mổ và nuôi an toàn trong lồng kính.
Có thể thấy, tiền sản giật tháng cuối xảy ra khá nhẹ nhàng và thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nếu được theo dõi cũng như có biện pháp xử trí kịp thời. [1]
Dấu hiệu tiền sản giật tháng cuối phổ biến
Các triệu chứng của tiền sản giật thường xuất hiện không rõ ràng và gần như mẹ bầu không thể phát hiện ra. Dưới đây là 6 dấu hiệu giúp mẹ bầu bước đầu nghi ngờ bản thân mắc biến chứng thai kỳ này, cụ thể:
Phù ở mặt hoặc chân tay
Phù ở chân tay là một tình trạng bình thường khi mang thai, đặc biệt là từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị phù nhiều ở mặt, quanh mắt hoặc ở tay và không có dấu hiệu giảm bớt khi nghỉ ngơi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiền sản giật.
Thị lực giảm sút
Một trong những dấu hiệu có thể nhận định mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật, đó là thị lực giảm sút. Tình trạng này thường bắt gặp ở mẹ bầu tháng thứ 30 trở đi. Những thay đổi về thị lực thường bao gồm:
- Nhìn mờ.
- Không thể chịu được ánh sáng chói.
Đau đầu dai dẳng
Đau đầu trong những tháng cuối thai kỳ thường xảy ra nhiều và liên quan đến tư thế sai hoặc căng thẳng do sắp sinh.
Tuy nhiên, đau đầu dai dẳng và không có dấu hiệu giảm ngay cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau thì có thể là dấu hiệu mắc tiền sản giật. Bởi tiền sản giật có thể gây ra hội chứng HELLP, đâu là lý do gây ra các biểu hiện như nhìn mờ, đau ngực, nhức đầu dữ dội,… Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu 24-26 tuần.
Tăng cân đột ngột
Tăng cân đột ngột nhiều hơn 2kg chỉ trong 1 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc chứng tiền sản giật và thường xuất hiện từ tuần thai 20. Bởi dấu hiệu đầu tiên khi bị tiền sản giật là tăng protein trong nước tiểu, dẫn đến giữ nước gây phù và tăng cân nhanh.
Khó thở, hụt hơi
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khó thở là dấu hiệu thường gặp bởi tử cung bắt đầu chèn lên cơ hoành (cơ di chuyển lên xuống khi thở). Tuy nhiên, nếu khó thở và hụt hơi lâu ngày, mẹ bầu nên đi khám ngay để chẩn đoán loại trừ khó thở do tiền sản giật. Bởi tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tích tụ chất lỏng trong phổi gây phù phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Xuất hiện các triệu chứng nghén
Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ hết sau tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, khi bị tiền sản giật, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa (ốm nghén) mặc dù đã bước qua tuần thứ 20 của thai kỳ. [2]
Biến chứng của tiền sản giật tháng cuối nếu không được chữa trị kịp thời
Bị tiền sản giật có nguy hiểm không? Tiền sản giật là biến chứng phổ biến nhất và thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, biến chứng này nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Biến chứng trên bà bầu
Tiền sản giật không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng đối với mẹ bầu, cụ thể:
- Hội chứng HELLP bao gồm chứng tan máu, tăng men gan và giảm số lượng tiểu cầu. Cách duy nhất để điều trị hội chứng HELLP hiệu quả là sinh con càng sớm càng tốt.
- Co giật, tai biến, đột quỵ.
- Chất lỏng tích tụ trong ngực có thể dẫn đến suy tim.
Biến chứng trên thai nhi
Tiền sản giật có thể khiến nhau thai của mẹ bầu không nhận đủ máu và chất dinh dưỡng, từ đó gây ra những biến chứng như: [3]
- Trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.
- Hạn chế sự phát triển của thai nhi bao gồm: Chậm lớn, động kinh, bại não, các vấn đề về thính giác và thị lực.
- Nhau thai đột ngột tách khỏi tử cung có thể khiến thai chết lưu.
Biện pháp phòng – phát hiện sớm tiền sản giật tháng cuối thai kỳ
Biến chứng tiền sản giật có thể phòng ngừa tốt nếu được phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị đúng cách. Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu tầm soát tiền sản giật:
Xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm sàng lọc bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm thai sẽ giúp mẹ bầu tầm soát nguy cơ mắc chứng tiền sản giật một cách sớm nhất. Cụ thể:
- Xét nghiệm máu sẽ đánh giá được hoạt động của gan, thận. Đồng thời, cho chúng ta biết số lượng tiểu cầu trong cơ thể mẹ bầu – một yếu tố khá quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương sau sinh.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tiền sản giật đặc trưng bởi sự tăng cao nồng độ protein, cho nên dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán sơ lược mẹ bầu có mắc tiền sản giật hay không.
- Siêu âm thai: Phương pháp này sẽ đánh giá được mức độ phát triển và ước lượng cân nặng của thai nhi. Đặc biệt, siêu âm thai sẽ đo trở kháng động mạch tử cung, nếu chỉ số này cao bất thường thì đó có thể là do biến chứng tiền sản giật gây ra.
Tiêm phòng đầy đủ
Thực hiện đủ các tiêm phòng cần thiết trước và trong khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được những bệnh thường gặp của thai kỳ. Từ đó, đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đủ sức chống chọi với chứng tiền sản giật.
Khám định kỳ
Bởi vì tiền sản giật có thể giống với những triệu chứng mang thai thông thường, cho nên việc khám sức khỏe tiền sản thường xuyên với bác sĩ là rất quan trọng. Khám định kỳ sẽ bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thai và đo huyết áp, đảm bảo phát hiện sớm tiền sản giật nếu có cùng như được theo dõi, điều trị kịp thời.
Bổ sung đầy đủ vi chất
Dinh dưỡng lành mạnh vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển tối ưu của nhau thai và giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn uống bao gồm thịt chế biến sẵn, đồ ăn vặt và đồ uống ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền sản giật lên tới 95%.
Vì vậy, bổ sung thêm viên uống cung cấp vitamin và khoáng chất bên cạnh chế độ ăn lành mạnh là vô cùng cần thiết để giúp mẹ bầu phòng ngừa biến chứng tiền sản giật. Trên thị trường hiện nay, các bác sĩ gợi ý cho mẹ bầu một sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu và nhiều người ưa chuộng sử dụng, đó là Aplicaps Befoma. Có thể nói, Aplicaps Befoma là một sự lựa chọn hoàn hảo, giúp phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả, với thành phần gồm đủ vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin C, D, E, K, sắt amin, magie, selen,…
Aplicaps Befoma bổ sung đủ vi chất, phòng ngừa tiền sản giậtTrên đây là toàn bộ thông tin về tiền sản giật tháng cuối. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho mẹ bầu nhiều kiến thức hữu ích trong phát hiện, điều trị và phòng ngừa biến chứng tiền sản giật tháng cuối. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới hotline 1900 656 985 hoặc truy cập ngay https://aplicaps.vn/.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Everything you need to know about preeclampsia. Truy cập ngày 16/10/2022 https://www.medicalnewstoday.com/articles/252025 |
---|---|
↑2 | Preeclampsia – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 16/10/2022 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 |
↑3 | Preeclampsia. Truy cập ngày 16/10/2022 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia |