Cá được đánh giá là một trong những thức ăn bổ dưỡng cho các bà bầu trong thời kỳ thai nghén. Đặc biệt là cá chép vừa dễ ăn, dễ chế biến mà vô cùng dễ dàng có thể mua được tại bất kỳ chợ nào. Mọi người đã biết cách nấu cháo cá chép cho bà bầu? Hướng dẫn nấu an toàn cháo cá chép tại nhà cho bà bầu. Tham khảo ngay ở bài viết này nhé!
Thành phần dinh dưỡng của cá chép
Cháo cá chép được xem như một món ăn siêu bổ dưỡng cho các bà bầu. Tại sao nhiều người lại nhận định như vậy? Nếu bạn có thắc mắc này có thể tham khảo quá các thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam cháo cá chép ở dưới đây:
Với mỗi 100 gam cháo cá chép được nạp vào cơ thể đồng nghĩa chúng ta đang nạp 162 calo và trong đó chất béo chiếm 64 calo tổng thành phần.
Theo phân tích trong 100 gam cá chép sẽ bao gồm:
- 11% tổng chất béo khoảng 7,2 gam;
- 7% chất béo bão hòa khoảng 1,4 gam;
- 28% Cholesterol khoảng 84mg;
- 3% Natri khoảng 63mg;
- 12% Kali khoảng 427mg;
- 46% Chất đạm khoảng 22,9g
Hướng dẫn nấu cháo cá chép cho bà bầu
Nấu cháo cá chép khá là đơn giản, điều quan trọng khi nấu cháo cá chép là giữ được nguyên vị ngọt của cá và khử được mùi tanh cũng như loại bỏ được xương răm của cá. Dưới đây là hướng dẫn nấu cháo cá chép cho bà bầu siêu dễ bạn có thể áp dụng ngay:
Chuẩn bị
Để có được một nồi cháo cá chép thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Cá chép tươi sống ( khối lượng bạn chuẩn bị phù hợp với nhu cầu của gia đình)
- Gạo tẻ ( khoảng nửa bát )
- Một nắm gạo nếp
- Gia vị bao gồm: nước mắm, bột nêm, …
- Một số gia vị khác như: hành khô, hành lá, thì là, gừng
Sơ chế
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu cần thiết cho món cháo cá chép, bạn bắt đầu sơ chúng như sau:
- Đầu tiên, cá chép bạn mổ, làm sạch vảy, loại bỏ nội tạng rồi chia ra thành từng khúc vừa ăn. Để giảm độ tanh cho món cháo cá chép bạn nên sử dụng mùi và gừng xát vào từng khúc cá.
- Tiếp đến, bạn sử dụng gừng, chút thì là rồi bác nồi hấp với các khúc cá ở trên.
- Sau khi luộc, bạn vớt cá chép ra và tách xương và thịt riêng với nhau. Phần xương cá bạn đem giã nhuyễn lọc với nước dùng làm nước cốt để nấu cháo sẽ tạo vị ngọt thanh siêu ngon. Phần thịt cá bạn xào trên chảo nóng với hành khô và nêm gia vị phù hợp khẩu vị gia đình.
- Phần gạo nếp và gạo tẻ đã chuẩn bị bạn đem vo sạch.
Chế biến
Với nước cốt bạn đã chuẩn bị ở trên bạn cho gạo tẻ cùng chút gạo nếp đã vo vào nấu chung với vài lát gừng, tới khi gạo đã nhuyễn, dừ. Bạn thêm phần cá đã xào trước đó nấu chung rồi nêm nếp vừa vị của gia đình. Cuối cùng bạn có thể thêm hành, thì là bạn đã có một bát cháo cá chép siêu hấp dẫn cho bà bầu của gia đình.
Lưu ý khi nấu cháo cá chép cho bà bầu
Nấu ăn cho các bà bầu sẽ luôn có các lưu ý đặc biệt, để có được món cháo cá chép thơm ngon bổ dưỡng cho các bà bầu bạn nên chú ý một vài điểm sau:
Lựa chọn cá chép
Cháo cá chép thì thành phần quan trọng nhất chính là cá chép, cũng sẽ là điểm bạn cần lưu ý nhất trong khâu chuẩn bị và sơ chế. Để nấu một nồi cháo cá chép cho bà bầu bạn nên chọn cá chép còn sống, bạn có thể mua nguyên con để chắc chắn được điều này. Một con cá chép ngon, ngọt thịt thường sẽ thuôn dài có màu vảy đậm đều. Bạn không nên chọn cá chép đang chửa bụng to vì thịt ít và mỏng.
Lưu ý cách chọn cá chép ngon
Khi sơ chế cũng đặc biệt phải làm sạch sẽ vì trong vảy cá thường có rất nhiều vi khuẩn, nấu cho bà bầu ăn nên bạn phải sơ chế cá cực kỳ kỹ. Trong khi sơ chế bạn cũng tránh làm vỡ mật cá vì trong mật cá có chứa cyprinol sulfate, một chất dễ gây ngộ độc thực phẩm cũng như mật cá có vị đắng ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
Lọc xương kỹ càng
Cá chép là một trong các loại cá chứa rất nhiều xương răm, khi bạn hấp cá xong bạn dễ dàng lọc được thịt và xương thành 2 phần. Thế nhưng luôn phải lưu ý đảm bảo lọc sạch xương răm ra khỏi phần thịt vì nếu bà bầu nhỡ đâu ăn phải rất dễ bị nghẹn, hóc gây khó thở ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
Không nên ăn quá nhiều lần
Cá chép là loại thực phẩm chứa tính hàn, cháo cá chép rất nhiều dinh dưỡng cho thai nhi trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu. Nhưng nếu vì vậy mà các bà bầu ăn quá nhiều cháo cá chép sẽ dễ bị nhiễm hàn. Điều này có thể gây ra triệu chứng đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, không nên ăn quá nhiều lần cháo cá chép. Thông thường, vào 3 tháng đầu bạn có thể sử dụng cháo cá chép vào bữa sáng và những bữa ăn phụ, trong 1 tuần bạn có thể ăn cháo cá chép 2 tới 3 lần.
Kết hợp với thực phẩm khác
Như đã nói ở trên, cá chép là thực phẩm có tính hàn vậy nên sẽ không nên phối hợp với một số thực phẩm như thịt gà hoặc cam thảo. Thịt gà tính ấm kết hợp với cá chép dễ làm bà bầu lên mụn nhọt, cam thảo kết hợp với cá chép sẽ sinh độc tố do là 2 thực phẩm kị nhau.
Thông thường, cháo cá chép có thể thêm các loại đậu như đạu xanh hoặc đậu đỏ để thay đổi đa dạng tăng cảm giác ăn ngon cho bà bầu. Ngoài ra, cháo cá chép có thể thêm táo đỏ hoặc trần bì. 2 vị thuốc đông y này rất tốt cho bà bầu, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tránh đầy bụng, và ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng,…
Cháo cá chép cũng có thể kết hợp cùng nấm và thêm gừng khi nấu để tránh tanh và ăn ngon miệng hơn.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bà bầu có thêm một lựa chọn món ăn ngon, bổ dưỡng khi đang mang em bé trong mình. Cũng hy vọng rằng thông qua bài viết mỗi bà bầu hoặc độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi cá chép có tốt cho bà bầu? Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu? Hướng dẫn nấu an toàn món cháo cá chép. Chúc các mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt và vượt cạn thành công.