Hiện nay, những nghiên cứu chứng minh sự liên quan của Omega-3 với tiền sản giật mặc dù vẫn chưa được công nhận chính thức của tổ chức Y tế thế giới. Vậy ngoài tác dụng phát triển trí thông minh cho trẻ thì Omega-3 có tác dụng giảm nguy cơ của tiền sản giật hay những tác dụng nào khác có lợi cho mẹ bầu hay không? Mời bạn hãy tìm hiểu thông tin bên dưới được ThS. BS Nguyễn Thanh Bình chia sẻ nhé.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Tiền sản giật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tinh mạng của mẹ và em bé. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm khi gặp trường hợp này. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ).
Ở một vài thai phụ, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau sinh. May mắn là, những triệu chứng này có xu hướng tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.
Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biểu hiện đầu tiên của tiền sản giật là rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, gây biến chứng tới 10% các trường hợp mang thai trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và chu sinh trên toàn thế giới.
Mục đích của nghiên cứu hiện tại là đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Omega-3 trong việc ngăn ngừa tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Một nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Shanroy ở thành phố al –Sulaimanya từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 trên hai nhóm đối tượng là nhóm nhận viên nang chứa đầy glucose dưới dạng giả dược và nhóm nhận omega – 3. Kết quả cho thấy, omega-3 được coi là loại thuốc đầy hứa hẹn để ngăn ngừa chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao.
Nguyên nhân gây ra tiền sản giật
Sinh lý bệnh và nguyên nhân của TSG không hoàn toàn đã biết và vẫn đang được nghiên cứu. Giả thuyết chủ yếu của TSG là giảm tưới máu tử cung nhau thai do sự xâm lấn khiếm khuyết của nguyên bào nuôi, dẫn đến giảm lượng máu tử cung nhau thai, khiến động mạch xoắn tử cung bị ảnh hưởng. Các giả thuyết khác bao gồm không dung nạp,… khả năng miễn dịch của người mẹ với các mô nhau thai, sự không tương thích,… của người mẹ với những thay đổi viêm tim mạch khi mang thai bình thường, thiếu hụt dinh dưỡng và các yếu tố di truyền.
TSG được biết đến như một căn bệnh lý thuyết và vẫn chưa có nguyên nhân, cách điều trị triệu chứng, phương pháp dự phòng và dự đoán hợp lệ, hiệu quả về chi phí.
Nhiều người tin rằng sự xâm nhập nguyên bào nuôi bị lỗi dẫn đến sự phân chia tương đối của nhau thai và điều này ảnh hưởng đến tuần hoàn mẹ nhắm vào nội mô mạch máu, dẫn đến tình trạng tiền sản giật.
Bản chất của yếu tố này vẫn chưa được xác định, mặc dù nhiều ứng cử viên đã được đề xuất bao gồm nhiều yếu tố tăng trưởng, cytokine và các sản phẩm của stress oxy hóa do thiếu oxy.
Omega 3 là gì?
Omega 3 là một trong những biện pháp giúp giảm tình trạng tiền sản giật. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong cá béo có hàm lượng dầu cao, bao gồm cả axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Cả axit béo và EPA nói riêng, có phương thức tương đồng gần với axit arachidonic (AA).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngày càng nhiều bằng chứng về tác dụng chống viêm, chống huyết khối, chống loạn nhịp tim và kháng tiết của dầu cá. Dầu cá là nguồn cung cấp omega 3 quan trọng nhất trong chế độ ăn uống. Hoạt động chống viêm của EPA và DHA là do ức chế quá trình oxy hóa axit arachidonic (AA) bởi các enzym cyclooxygenase (COX) và lipoxygenase, những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất oxylipid C20.
Omega 3 là một axit béo không bão hòa đa có thể làm giảm huyết áp, các cơn đau não và tim ảnh hưởng đến việc sản xuất prostaglandin và giảm chất béo không mong muốn, giãn mạch và kết dính tiểu cầu…
Trong một nghiên cứu của Schiff và cộng sự cho biết rằng mức thromboxane A2 và nguy cơ tiền sản giật giảm sau khi dùng 1,6g Omega 3 hàng ngày trong quý thứ ba của thai kỳ. Tác dụng của việc điều trị bằng Omega 3 trong việc ngăn ngừa tiền sản giật ở phụ nữ có thai có nguy cơ đã được khảo sát trong nghiên cứu này.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về sự phát triển của chứng tiền sản giật trong thai kỳ hiện tại giữa nhóm Omega-3 và nhóm giả dược. Kết quả này phù hợp với một thử nghiệm lâm sàng mù đơn do Lalooha F.etal thực hiện và chỉ ra rằng việc sử dụng 1000mg chất bổ sung Omega 3 hàng ngày từ 3 tháng cuối của thai kỳ có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tiền sản giật và mức độ nghiêm trọng của nó.
Một số phương pháp chiết xuất Omega 3
Ngày nay có rất nhiều sản phẩm DHA nói riêng và Omega 3 nói chung trên thị trường. Mỗi sản phẩm sẽ có các tách chiết, tổng hợp khác nhau và mỗi cách tách chiết sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau
Chúng ta cùng tìm hiểu xem có những cách tách chiết sản phẩm nào để từ đó có được sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất:
1. Trích ly
1.1. Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi
Nguyên tắc: Dung môi thấm qua màng tế bào, hòa tan tinh dầu. Hiện tượng thẩm thấu xảy ra đến khi đạt cân bằng. Như vậy quá trình trích ly là quá trình khuếch tán cấu tử của tinh dầu từ nguyên liệu vào dung môi. Dung môi thường dùng: Ether dầu hỏa, hexan, ethylic ether, chloroform, dichloromethane, ethanol…
Có hai cách trích ly thông dụng: Trích ly động nhanh và Trích ly tĩnh chậm.
- Thường trích ly trực tiếp bằng dung môi, sản phẩm tinh dầu dễ lẫn những chất cùng tan trong dung môi trích ly và lượng dung môi sử dụng tương đối lớn. Thông thường với hoa, người ta cũng có thể dùng dòng không khí ẩm nóng đẩy tinh dầu ra khỏi hoa, và cho tinh dầu hấp phụ vào chất hấp phụ rắn như than hoạt tính. Sau đó giải hấp tinh dầu bằng dung môi dễ bay hơi.
- Quy trình thiết bị đơn giản, cơ giới hóa được. Cho hiệu suất cao, tinh dầu sạch hơn.
- Trong một số trường hợp chiết một số loại hoa bằng dung môi Ether dầu hỏa – sản phẩm thu sau đuổi dung môi cho Nhựa thơm, có đặc tính hương vị hoa tươi, dùng làm chất định hương rất tốt.
- Do việc chiết tách dùng khá nhiều dung môi dễ bay hơi, cộng thêm dung môi khá độc hại. Một trong những phương pháp nhiều người đang kì vọng là dùng CO2 siêu tới hạn (CO2 super critical fluid) chiết tách:
1.2 Trích ly sử dụng dung môi không bay hơi
Việc dùng dung môi dễ bay hơi gặp nhiều hạn chế như: sử dụng nhiều dung môi và dung môi dễ bị thất thoát, nên trong một số trường hợp người ta dùng dầu thực vật hoặc mỡ (đã loại mùi) để chiết tách. Thí dụ: dùng dầu hạnh nhân và dầu dừa để chiết tách tinh dầu từ nguồn hoa như hoa cam, chanh, quýt, bưởi….Thay vì dùng dầu, mỡ; dùng sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp sẻ được sản phẩm là sáp hương.
2. Ép lạnh
Nguyên tắc: Phương pháp ép thường dành cho những nguồn giàu tinh dầu và dễ lấy. Ví dụ lớp ngoài quả họ citrus: vỏ cam, chanh, quýt, bưởi, tắc.Tinh dầu họ loài này nhiều và chứa trong các túi (tế bào lớn) hoặc các nguyên liệu nhảy cảm với nhiệt độ cao dễ bị biến chất.
Khi ép, vừa ép vừa phun nước để giải nhiệt để bảo vệ tinh dầu và để kịp thời thu tinh dầu, vì với nước tưới này sẽ làm cho các tế bào tinh dầu phình ra, nên không thể hút tinh dầu ngoài vào được. Để tách tinh dầu dễ dàng, có thể thêm vào dung dịch NaHCO3 2%, để hạn chế quá trình tạo dung dịch nhựa quả.
Bã còn lại thường chứa khoảng 20-30% tinh dầu. Để lấy tinh dầu triệt để, phải thực hiện tiếp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để lấy phần tinh dầu còn lại này (tinh dầu loại 2). Tinh dầu có từ phương pháp ép cho sản phẩm có chất lượng cao hơn phương pháp lôi cuốn theo hơi nước vì phương pháp này hạn chế được tác dụng của nhiệt.
3. Chưng cất – Phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên
Nguyên tắc: Hơi nước thấm qua màng tế bào của bộ phận chứa tinh dầu, làm trương và phá vỡ bộ phận này rồi kéo tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.
Ưu điểm: Quy trình đơn giản, thiết bị gọn, dễ chế tạo, thời gian tách nhanh, có thể tách nhiều loại tinh dầu.
Hạn chế:
- Chỉ tách được tinh dầu trong những nguồn chứa tinh dầu có hàm lượng tương đối cao.
- Cho sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt (nhiệt phân, polymer hóa…) do tinh dầu có chứa những hợp chất dễ bị tác dụng nhiệt.
- Không thể tách sáp, nhựa theo tinh dầu (khi các thành phần này giữ hương).
- Sản phẩm chứa một số thành phần chứa oxy, dễ mất do phân bố lại trong nước.
- Tốn nhiều nhiên liệu và nước giải nhiệt nên cần có một số biện pháp khắc phục.
- Để được hiệu suất chưng cất cao, thiết bị gọn và tinh dầu ít bị biến đổi, người ta kết hợp một số biện pháp sau:
- Chưng trực tiếp, nguyên liệu trong vật chứa thế nào để không đụng đáy, đụng thành, không chạm nước (trừ nguyên liệu gỗ hoặc rễ).
- Hồi lưu nước chưng về thiết bị cất.
Đây là cách làm có lịch sử lâu đời, thô sơ và đơn giản nhất.
Chính vì vậy phương pháp ép lạnh này sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất và đảm bảo giữ nguyên được chất lượng của Omega 3 tốt nhất.
Trong đó, Aplicaps Hymega là một trong những sản phẩm chứa omega 3 được sử dụng phương pháp chiết lạnh độc quyền với hàm lượng cao, siêu tinh khiết với sự hấp thu tốt.
Hỏi – Đáp
1. Bầu 10w muốn làm xét nghiệm phát hiện dị tật trước sinh thì làm lại xét nghiệm nào tốt?
Dị tật thai nhi sẽ có hai loại, đó là dị tật về gen và hình thái
- Xét nghiệm dị tật về gen: Mang thai được 10w có thể làm xét nghiệm NIPT. Đây là xét nghiệm lấy từ máu mẹ, sau đó tách chiết ADN của thai nhi lưu hành trong máu của mẹ. Từ đó kiểm tra ADN đó có bất thường gì hay không, thiếu/thừa nhiễm sắc thể gì hay không.
- Xét nghiệm dị tật hình thái: Siêu âm ở những mốc cụ thể của thai kỳ.
2. DHA cũng là Omega 3 phải không bác sĩ?
DHA là một thành phần chuyển hóa của Omega 3 nên bạn có thể hiểu đơn giản như vậy. Tuy nhiên để trả lời câu hỏi uống Omega 3 có cần bổ sung DHA nữa hay không. Thực tế, Omega 3 chuyển hóa một phần thành DHA nhưng việc chuyển hóa được hay không sẽ phụ thuộc vào chu trình chuyển hóa trong cơ thể. Bởi nếu chu trình chuyển hóa trong cơ thể của bạn không tốt thì chưa chắc Omega 3 sẽ chuyển hóa thành DHA.
Trong đó, sản phẩm Aplicaps Hymega có thành phần chính là dầu cá với hàm lượng 1000mg, bao gồm DHA, Omega 3, vitamin E giúp tăng sự hấp thu, chuyển hóa ở trong cơ thể.
3. DHA uống càng nhiều càng tốt có phải không bác sĩ?
Không phải DHA uống càng nhiều càng tốt mà bạn cần uống vừa phải thôi nhé.
4. Sau sinh thì có cần bổ sung thêm DHA nữa không?
Sau sinh vẫn cần bổ sung DHA vì chúng có thể chuyển hóa qua sữa cung cấp cho con.
5. Em đang uống dầu cá, em thấy hàm lượng ghi là 1000mg, vậy có bị thừa không?
Uống dầu cá hàm lượng 1000mg là đủ nên không bị thừa nhé bạn. Nếu đây là 1000mg DHA thì sẽ là thừa
6. Em uống mỗi Omega 3 đủ không hay phải uống omega 369?
Bạn cũng có thể uống Omega 369 nhưng không cần thiết vì Omega 3 là đủ chất rồi.
7. Em nghe bảo uống dha ngừa tăng huyết áp, hiện tại e đang bị tiểu đường thai kỳ thì uống vào có đỡ không bác sĩ?
Bình thường bạn cũng có thể sử dụng DHA, vì vậy, dù bạn bị tiểu đường hay không đều nên dùng DHA.
8. Tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường được không?
Thông thường tiểu đường thai kỳ con sẽ to nên khả năng sinh mổ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm soát đường huyết tốt vẫn có khả năng sinh thường.
9. Uống Omega 3 khi nào là tốt nhất?
Thông thường, từ thai kỳ tuần thứ 16 bạn có thể uống Omega 3 hay DHA. Tuy nhiên, bạn có thể uống Omega 3 bất cứ lúc nào bởi người bình thường cũng nên bổ sung Omega 3 và không có ảnh hưởng gì.
10. Bổ sung Omega 3 một ngày bao nhiêu là đủ?
Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, mẹ bầu bổ sung 200mg DHA/ngày là đủ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung 150mg DHA/ngày.
11. Em uống DHA chung với sắt được không?
Bạn có thể uống DHA chung với sắt được
12. Nhiều mẹ nói uống DHA không mang lại tác dụng gì mà lại tốn kém có đúng không bác sĩ?
DHA không có tác dụng gì đang là suy nghĩ sai lầm. Bời uống DHA có thể giúp con của bạn sau khi sinh sẽ thông minh hơn.