Bà bầu có ăn được ngải cứu không

Bà bầu có ăn được ngải cứu không? Câu trả lời có tại đây

Cây ngải cứu là một loại thảo mộc, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tất cả các bộ phận của cây đã được sử dụng làm thuốc, được biết đến nhiều tác dụng như giảm đau, chữa sốt, cảm cúm,… Vậy bà bầu có ăn được ngải cứu không? Câu trả lời sẽ được Aplicaps tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Ngải cứu có tác dụng như thế nào?

Từ xa xưa, cây ngải cứu là vị thuốc sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y và được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng, sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất đối với mỗi công dụng của cây ngải cứu.[1]

Dưới đây sẽ là câu trả lời giúp bạn nắm rõ được công dụng cũng như cách sử dụng cây ngải cứu hiệu quả:

Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Với mỗi công dụng, bạn có thể áp dụng những cách chế biến lá ngải cứu khác nhau để mang lại hiệu quả tối đa. Cụ thể:

  • Điều hòa kinh nguyệt: Lấy lá ngải cứu khô (10g), sắc với 2 bát nước sao cho còn một bát. Bạn có thể thêm chút muối và nước sắc lá ngải cứu để uống và chia 2 lần/ngày. Bài thuốc được sử dụng hàng tháng cho đến ngày bắt đầu kinh và cả những ngày hành kinh.
  • Giảm đau bụng kinh: Sử dụng lá ngải cứu (6-12g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia thành 3 lần/ngày. Bạn nên uống trước một tuần so với ngày kinh dự kiến để giảm cơn đau bụng kinh.
Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

Sơ cứu vết thương

Đắp trực tiếp lá ngải cứu tươi giã nát cùng với một chút muối có thể giúp chữa lành vết thương, vết côn trùng cắn, cầm máu. Hơn nữa, dầu của ngải cứu được sử dụng như một loại thuốc giúp chống lại những cơn đau nhức.

Trị mụn, mẩn ngứa

Đối với tình trạng trị mụn, mẩn ngứa, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau để cải thiện:

  • Cách 1: Sử dụng lá ngải cứu giã nát, đắp lên mặt hoặc vị trí nổi mụn, mẩn ngứa khoảng 15 – 20 phút, rồi rửa sạch lại. Bạn nên áp dụng mỗi ngày 1 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt và mang lại làn da trắng sáng.
  • Cách 2: Say một nắm lá ngải cứu sau khi đã được rửa sạch, lọc lấy nước để tắm. Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày, bạn sẽ những vết mẩn đỏ trên da dịu hẳn đi.

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

Để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương và đau đầu hoa mắt, mẹ bầu có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:

Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ). Vắt lấy nước cốt uống vào buổi trưa và tối, sử dụng liên tục trong 1-2 tuần sẽ giúp giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa, đau đầu hoa mắt,…

Lưu thông máu lên não

Trứng rán ngải cứu không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng giúp máu lưu thông và tuần hoàn lên não tốt hơn. Bởi trong lá ngải cứu có chứa hoạt chất α-thuyon giúp thần kinh hưng phấn, cải thiện các cơn choáng váng, đau đầu, hoa mắt.

Để làm được món trứng rán ngải cứu, đầu tiên bạn cần cắt nhỏ lá ngải cứu sau khi đã rửa sạch, đánh tan đều với một quả trứng gà. Bạn có thể thêm một chút gia vị vào hỗn hợp, rồi đổ vào chảo rán chín đều.

Lưu thông máu não
Ngải cứu có tác dụng giúp lưu thông máu não

Suy nhược cơ thể, chán ăn

Trong lá ngải cứu có chứa thành phần adenin và choline giúp cấu thành lên vitamin B. Những thành phần nào có tác dụng thúc đẩy sự thèm ăn, tăng tiết nước bọt và các enzym tiêu hóa hoặc protein giúp trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. [2]

Bạn có thể sử dụng món gà hầm ngải cứu để tẩm bổ, hồi phục cho cơ thể bị suy nhược, mới bệnh dậy hoặc người mới sinh,…

Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Ngải cứu là một vị thuốc có tính ấm vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong các trường hợp ho, cảm cúm, đau nhức đầu, đau cổ họng,… [3]

Bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa cảm cúm, ho, đau đầu bằng 300gr ngải cứu, tía tô 100gr, lá sả 50gr, tần dày lá 100gr, thêm 1 lít nước và đun sôi cho đến khi còn một nửa nước. Chia đều hỗn hợp nước, uống hết trong này và sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần để các triệu chứng giảm rõ rệt.

Bà bầu có ăn được ngải cứu không?

Ngải cứu mang lại nhiều công dụng có lợi nhưng chủ yếu sử dụng trên người trưởng thành. Vậy bà bầu có ăn được ngải cứu không?

Bởi ngải cứu có tác dụng giúp máu tuần hoàn, xoa dịu các cơn đau, đặc biệt là đau vùng bụng và lưng. Vì vậy, mẹ bầu đang gặp các vấn đề này có thể xem xét sử dụng trong tần suất cho phép, từ 1-2 lần/tuần. Hơn nữa, những bài thuốc từ ngải cứu còn rất hữu ích đối với trường hợp bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, nếu sử dụng ngải cứu không đúng cách hoặc quá liều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như ngộ độc, co giật, ảo giác,… Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng ngải cứu với tần suất dày đặc và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khuyên mẹ nên bổ sung bộ 3 Aplicaps:

  • Vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma bổ sung sắt, axit folic cùng 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kỳ.
  • Canxi Aplicaps Menacal bổ sung canxi, kết hợp với vitamin D3 & K2 cùng các khoáng tố giúp tối ưu hóa hấp thu canxi.
  • DHA Aplicaps Hymega bổ sung DHA, EPA cùng vitamin E, cho con thông minh lanh lợi.

Bộ 3 aplicaps

Bà bầu có ăn được ngải cứu không
Bà bầu có ăn được ngải cứu không?

Lưu ý khi mẹ bầu cần ăn ngải cứu

Không phải mẹ bầu nào cũng có thể ăn ngải cứu. Bởi có những trường hợp cần tuyệt đối không được sử dụng ngải để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Những mẹ bầu cần lưu ý khi ăn ngải cứu là:

  • Mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu: Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất của thai kỳ – giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ gây ra co bóp cổ tử cung, thai ra máu, thậm chí dẫn đến sinh non.
  • Mẹ bầu mắc chứng rối loạn tiêu hóa: Ngải cứu có tác dụng kích thích tiêu hóa, vận động của ruột và tăng số lần đi tiểu và làm tăng việc đi tiểu. Điều này có thể khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.
  • Mẹ bầu bị bệnh viêm gan: Đối với trường hợp mắc viêm gan, không chỉ mẹ bầu mà những người bình thường cũng cần tránh ăn ngải cứu. Bởi ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan, khiến vàng da, nước tiểu đục,…

Những món ăn từ ngải cứu dành cho bà bầu

Để không bị “ngán ngẩm” khi ăn ngải cứu, mẹ bầu có sức khỏe tốt có thể tham khảo những món ăn sau:

  • Trứng gà ngải cứu: Nhiều người thắc mắc rằng “bà bầu ăn ngải cứu trứng gà được không?” Câu trả lời là có, đây là món ăn giúp cải thiện chóng mặt, hoa mắt, lưu thông máu.
  • Gà tần ngải cứu: Một món ăn cũng như bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương của mẹ bầu.
  • Cháo ngải cứu: Có tác dụng an thai và giảm đau nhức xương khớp.
  • Canh ngải cứu nấu thịt heo: Đây là món ăn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa bệnh khí hư và đau bụng do lạnh.
gà tần ngải cứu
Bà bầu có thể bổ sung món gà tần ngải cứu 

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc về “Bà bầu có ăn được ngải cứu không?”. Bên cạnh đó, Aplicaps cũng bổ sung thêm những công dụng và món ăn mà bà bầu nên ăn. Để tìm hiểu thêm về vấn đề xoay quanh mẹ bầu, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được chuyên gia thai kỳ tư vấn.

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Artemisia absinthium (Wormwood). Truy cập ngày 10/05/2022
https://www.medicinenet.com/wormwood_artemisia_absinthium-oral/article.htm#what_is_wormwood_what_is_wormwood_used_for
2 What Is Wormwood?. Truy cập ngày 11/05/2022

https://www.verywellhealth.com/wormwood-5082001

3 What Is Wormwood, and How Is It Used?. Truy cập ngày 11/05/2022

https://www.healthline.com/nutrition/what-is-wormwood

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ