tien-san-giat-co-nguy-hiem-khong

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Cách điều trị cho mẹ bầu

Mỗi khi mang thai, người mẹ luôn lo sợ khi phải đối mặt với những biến chứng thai sản. Trong đó phải kể đến tiền sản giật – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sản giật – bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao ở thai nhi. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiền sản giật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những câu hỏi này nhé!

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân, thường diễn ra vào khoảng giữa thai kỳ (sau tuần 20). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiền sản giật xuất hiện sớm hơn hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh. Mẹ bầu bị tiền sản giật sẽ có 3 đặc điểm chính:

  • Xuất hiện protein trong nước tiểu.
  • Huyết áp tăng cao > 140/90 mmHg.
  • Phù, đau nhức tay chân.

Tiền sản giật là giai đoạn trước khi dẫn đến sản giật (dấu hiệu đặc trưng là bà bầu bị co giật). Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và em bé, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Sản giật có thể kéo dài hàng giờ đến hàng tuần hoặc chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi biến mất, phụ thuộc vào từng trường hợp.

Tiền sản giật là bệnh lý chỉ xuất hiện trong thai kỳ, tỷ lệ biến chứng đạt tới 8% trong tổng số ca sinh nở trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Mỹ, tiền sản giật là nguyên nhân của khoảng 15% trường hợp sinh non trên cả nước. Đặc biệt với người lần đầu làm mẹ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn với người đã từng mang thai trước đó. [1]

tien-san-giat-khi-mang-thai
Tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật là bệnh lý rất nguy hiểm bởi đây là lời cảnh báo cho vô số biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Trong đó phải kể đến những biến chứng sau:

  • Hạn chế sự phát triển của thai nhi. Một trong số những tác động của tiền sản giật là ảnh hưởng tới dòng máu đến nhau thai. Thai nhi không được nhận đủ máu sẽ khiến em bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến cho em bé sinh ra rất nhỏ, gầy yếu và suy dinh dưỡng.
  • Sinh non. Tiền sản giật là một nguyên nhân điển hình dẫn đến sinh non. Trẻ em sinh non sẽ gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như động kinh, khả năng học tập kém, bại não, khiếm khuyết nghe, nhìn,…
  • Nhau thai bong non. Mẹ bầu bị tiền sản giật rất dễ bị bong nhau thai. Lúc này, nhau thai sẽ tách biệt hoàn toàn với tử cung của người mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc thai bị cắt đứt dòng máu nuôi dưỡng nên cần phải sinh em bé ngay. Mẹ bầu có triệu chứng đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo, đe dọa trực tiếp tính mạng của mẹ và bé.
  • Hội chứng HELLP. Đây là biến chứng sản khoa khẩn cấp, biểu hiện bằng những tổn thương trên gan và tế bào hồng cầu của thai phụ. Dấu hiệu điển hình của HELLP là tế bào hồng cầu bị phá vỡ, men gan tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm mạnh gây máu khó đông.
  • Sản giật. Nếu không thể kiểm soát được tiền sản giật, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những cơn co giật toàn thân. Hơn nữa, mẹ và thai nhi có nguy cơ thiếu oxy, tăng huyết áp trên 160/110mmHg, khả năng lọc máu suy giảm,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Tổn thương cơ quan. Tiền sản giật có thể liên quan đến tổn thương đa cơ quan như mắt mờ, đau vai, đau đầu dữ dội, thở khó khăn,… Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mức độ tổn thương cũng khác nhau.
  • Bệnh tim mạch. Tiền sản giật được xem như khởi nguồn của các bệnh về tim mạch của thai phụ trong tương lai. [2]
hoi-chung-hellp
Hội chứng HELLP là biến chứng của tiền sản giật

Dấu hiệu tiền sản giật như thế nào?

Tiền sản giật để lại nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, việc ghi nhớ từng dấu hiệu là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu có thể có các triệu chứng tiền sản giật như:

  • Đau đầu liên tục.
  • Đau vùng thượng vị.
  • Phù tay, chân và mặt.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó thở, thường xuyên hụt hơi.
  • Các vấn đề về thị giác như mắt mờ, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng…

Đa phần các dấu hiệu phía trên đều không điển hình cho một bệnh cụ thể nào của thai kỳ. Kết luận tiền sản giật chỉ thực sự tin cậy nếu bà bầu sau kiểm tra thấy:

  • Tăng huyết áp trên 140/90 mmHg.
  • Xuất hiện protein trong nước tiểu.
  • Số lượng tiểu cầu trong máu sụt giảm.[3]
ba-bau-bi-phu-chan-khi-tien-san-giat
Bà bầu bị phù chân khi tiền sản giật

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Hiện nay, nguyên nhân chính gây tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân được nghi ngờ nhiều nhất là do:

  • Yếu tố gen. Nếu tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật khi mang thai thì mẹ bầu cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này. [4]
  • Vấn đề liên quan đến mạch máu. Đa phần, thai phụ bị tiền sản giật có mạch máu hẹp hơn bình thường. Do đó, lưu lượng máu đến tử cung giảm xuống dẫn đến thiếu máu ở thai nhi.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch. Mẹ bầu bị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ,… có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật trong thai kỳ như:

  • Mang đa thai (thai đôi, thai ba).
  • Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi hoặc lần đầu mang thai.
  • Có tiền sử bị tiền sản giật ở các lần mang thai trước đó.
  • Tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật.
  • Béo phì.
  • Có tiền sử mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, lupus,…
  • Thụ tinh ống nghiệm.

Lupus ban đỏ là bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch

Cách điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật chính là mối nguy tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí tính mạng của mẹ và thai nhi. Vì vậy, giải quyết dứt điểm là mục tiêu hàng đầu của các bác sĩ.

Nếu tiền sản giật ở mức độ nhẹ và thai nhỏ hơn 37 tuần tuổi, bác sĩ có thể cho mẹ tự chăm sóc tại nhà. Tất nhiên mẹ bầu chỉ được cho phép khi có đủ kiến thức sinh sản và điều kiện để tự theo dõi tại nhà. Sau đó, mẹ sẽ được hướng dẫn thực hiện những điều sau:

  • Khám định kỳ 1 tuần/lần. Tại các lần tái khám này, mẹ sẽ được làm xét nghiệm khác nhau. Ví dụ như xét nghiệm máu, chức năng gan, xét nghiệm đông máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm,…
    Đo huyết áp tại nhà mỗi ngày 2 lần. Mỗi buổi sáng và chiều, mẹ bầu cần ghi lại các thông số huyết áp, cân nặng, thai máy để kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường của bệnh.

Trong trường hợp tiền sản giật gây biến chứng nghiêm trọng, mẹ sẽ cần can thiệp bằng thuốc. Các thuốc phổ biến được dùng cho mẹ bầu bị tiền sản giật là:

  • Hạ huyết áp: Các thuốc thường dùng là Aldomet, Trandate, Adalat Retard,… Công dụng chính của các thuốc này là duy trì huyết áp ở mức bình thường (130/80 – 140/90 mmHg.
  • Thuốc chống co giật: Magnesium sulfate tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Đồng thời, trong trường hợp tiền sản giật ở mức nặng, bác sĩ có thể chỉ định sinh con sớm nếu thai đã đủ 37 tuần tuổi. Nếu thai có tuổi nhỏ hơn, mẹ bầu sẽ được dùng corticoid để kích thích phổi phát triển trong khoảng 2 ngày. Nhờ đó, các biến chứng đường hô hấp khi bé sinh non sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra thì biện pháp tốt nhất để điều trị tiền sản giật là điều trị sớm. Vậy nên việc xét nghiệm tiền sản giật là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định cho một thai kỳ an toàn khỏe mạnh

me-bau-can-do-huyet-ap
Mẹ bầu cần đo huyết áp 2 lần/ngày

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Mẹ bị tiền sản giật có thể sinh thường nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận. Trong bệnh lý tiền sản giật hiện nay, có khoảng 40% trường hợp sinh thường an toàn. Số còn lại sẽ thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai. Bác sĩ sẽ quyết định cách sinh dựa trên diễn biến bệnh, tuổi thai và sức khỏe của mẹ.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu bị tiền sản giật sinh mổ hơn. Đặc biệt khi em bé thiếu tháng thì quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng khi em bé trên 37 tuần tuổi, mẹ đã đủ điều kiện sinh thường thì bác sĩ sẽ đề xuất mẹ sinh tự nhiên.

Bị tiền sản giật nên ăn gì?

Khi bị tiền sản giật, mẹ bầu càng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp mẹ bầu nhanh chóng cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu mắc tiền sản giật nên cung cấp đủ:

  • Omega-3 (hay gọi là dầu cá). Thành phần Omega 3 chứa chủ yếu là DHA và EPA góp phần làm giảm triệu chứng của tiền sản giật. Mẹ bầu nên bổ sung Omega-3 qua chế độ ăn uống hàng ngày (cá hồi, hạt óc chó, hạt chia,…) và thực phẩm bổ sung. Trong đó, viên uống DHA Hymega được nhiều mẹ bầu dùng với nguồn DHA siêu tinh khiết hàm lượng cao 250mg, EPA và vitamin E. Nhờ vậy, Hymega hỗ trợ quá trình mang thai, giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu.
  • Canxi. Đây là dưỡng chất có thể cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Vì vậy, sử dụng canxi hàng ngày sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng thiếu máu nhau thai. Các thực phẩm chứa nhiều canxi hàng ngày như sữa chua, phô phai, rau bina hoặc cá hồi.
  • Axit folic (Vitamin B9). Loại vitamin tổng hợp này được biết đến với khả năng phòng ngừa dị tật bẩm sinh và sinh non cực hiệu quả. Mẹ có thể cung cấp axit folic từ các loại rau có màu xanh, cam quýt, cây họ đậu.
  • Vitamin D. Mẹ bầu bị thiếu vitamin D có khả năng diễn biến biến chứng gấp 5 lần so với thông thường. Do đó, bổ sung vitamin D khi bị tiền sản giật là cần thiết. Các loại thực phẩm như dầu cá, sữa đậu nành, trứng, sữa chua,… chứa rất nhiều vitamin D tự nhiên và bổ dưỡng.
can-bang-che-do-dinh-duong
Mẹ bầu bị tiền sản giật cần cân bằng chế độ dinh dưỡng

Nhìn chung, thực đơn của mẹ bị tiền sản giật càng cần chú trọng cân bằng dinh dưỡng hơn. Đặc biệt khi mẹ đang trong tình trạng thừa protein niệu và huyết áp cao. Do đó, mẹ hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh thừa hoặc thiếu chất. Từ đó, nguy cơ bệnh tiến triển nặng thêm sẽ được ngăn chặn.

Như vậy, trong bài viết này, Aplicaps đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Tiền sản giật có nguy hiểm không?”. Aplicaps tin rằng, với những kiến thức phía trên, mẹ bầu sẽ chăm sóc sức khỏe tốt, tránh nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy truy cập tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia của Aplicaps hỗ trợ nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Preeclampsia. Ngày truy cập: 25/5/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia
2 Preeclampsia. Ngày truy cập: 25/5/2022.
https://www.webmd.com/baby/preeclampsia-eclampsia
3 Preeclampsia: Cause, Diagnosis and Treatment. Ngày truy cập: 25/5/2022.
https://www.healthline.com/health/preeclampsia
4 A review of candidate Genes and Pathways in Preeclampsia – An integrated bioinformatic analysis. Ngày truy cập: 25/5/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7235730/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ