Những cơn ho về đêm khiến mẹ bầu trằn trọc, khó ngủ. Nếu để bệnh tiếp tục tái diễn mà không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị ho về đêm là do đâu? Có cách nào để điều trị? Aplicaps sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi này kèm theo một vài mẹo nhỏ để mẹ nhanh khỏe. Mẹ cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho về đêm
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu ho vào ban đêm. Trong đó phải kể đến:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Những yếu tố ngoại lai khi xâm nhập vào cơ quan hô hấp có thể khiến mẹ bầu bị cảm lạnh, viêm xoang, cảm cúm,… Ho có thể kéo dài, đặc biệt vào ban đêm nếu không được điều trị kịp thời.
- Cơ địa dị ứng. Khi những tác nhân dị ứng từ môi trường như phấn hoa, nấm mốc hay bụi bẩn bay vào đường hô hấp. Hậu quả là đường hô hấp bị kích thích gây phản xạ ho.
- Trào ngược thực quản – dạ dày. Hiện tượng trào ngược có thể không còn quá xa lạ với nhiều mẹ bầu. Các cơn ốm nghén hoặc sự gia tăng kích thước thai nhi tạo áp lực lên thành dạ dày, từ đó gây ra phản xạ ho.
- Thời tiết thay đổi. Những ngày trời trở lạnh, ban đêm nhiệt độ sẽ xuống thấp hơn ban ngày. Nếu không giữ ấm cơ thể, mẹ có thể bị nhiễm lạnh, cảm cúm gây ho.
Những nguyên nhân gây ho về đêm đều bắt nguồn từ thể trạng yếu ớt của người mẹ khi mang thai. Do hệ nội tiết thay đổi, sức đề kháng thay đổi cùng sự lớn dần lên của thai nhi khiến mẹ nhạy cảm hơn với các yếu tố như thời tiết, nấm mốc, bụi bẩn,…
Bà bầu bị ho về đêm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu bị ho về đêm không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ho về đêm kéo dài thì chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
Nếu tình trạng ho về đêm của mẹ xảy ra liên tục và kéo dài sẽ kích thích ruột co thắt. Sau đó, mẹ có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn khan rất khó chịu. Không chỉ vậy, tình trạng này có thể khiến tử cung co thắt, gây động thai hoặc dọa sinh non. Đến lúc này, mẹ cần phải tìm gặp bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.
Ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của mẹ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược, thậm chí chán ăn. Kết hợp những triệu chứng này với tinh thần không tốt của mẹ bầu trong thai kỳ có thể sẽ dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, không ăn uống khiến mẹ có đủ dinh dưỡng và năng lượng nuôi thai nhi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Biện pháp điều trị cho bà bầu ho nhiều về đêm
Với mẹ đang mang thai, các biện pháp không dùng thuốc luôn là ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi các cơn ho dai dẳng mãi không khỏi, mẹ bầu mới nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cách điều trị nguyên nhân gây ho về đêm ở phụ nữ mang thai
Mỗi khi bị ho nhiều về đêm, điều đầu tiên mẹ cần làm là tránh xa nguồn gây ho. Chẳng hạn như phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn,… Sau đó, mẹ bầu có thể áp dụng những cách này để làm dịu cổ họng:
- Nghỉ ngơi đầy đủ. Lên giường đi ngủ qua đêm hoặc ngồi thư giãn có thể giúp cơ thể lấy lại năng lượng và quên đi cơn ho.
- Uống nhiều nước. Mẹ có thể sử dụng nước trái cây, nước lọc hoặc nước canh để bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Như vậy, mẹ sẽ bớt đi phần nào mệt mỏi sau cơn ho dai dẳng khó chịu.
- Tăng độ ẩm trong phòng. Nếu trường hợp cơn ho kèm theo nghẹt mũi khô mẹ có thể sử dụng máy tạo hơi ẩm cho phòng. Đồng thời, mẹ nằm ở tư thế gối cao đầu để đường thở thông thoáng hơn.
- Giảm đau họng bằng cách uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm. [1]
Nếu như những phương pháp trên đều không có hiệu quả và mẹ tiếp tục ho kéo dài về đêm thì cần có sự can thiệp của thuốc. Mẹ không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Dưới đây là một số thuốc thường được dùng để giảm ho mà ít gây rủi ro cho thai kỳ:
- Thuốc kháng sinh: Mẹ bầu có thể được chỉ định dùng các thuốc nhóm penicillin (Penicillin, Amoxicillin,…), Erythromycin hoặc Macrolid. Công dụng chính của 3 nhóm này là tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.
- Viên ngậm ho, giảm đau họng. Mẹ nên ưu tiên những thuốc có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
- Codein và dextromethorphan. Hai loại thuốc này cũng được dùng để giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ được dùng trong trường hợp không còn thuốc nào có tác dụng với mẹ bầu.[2]
Mẹo dân gian giúp điều trị ho nhiều về đêm ở bà bầu
Bên cạnh các thuốc tây y, một số bài thuốc dân gian cũng có thể áp dụng trong trường hợp mẹ bầu ho nhiều về đêm. Đây chỉ là những mẹo dân gian đơn giản với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm mà lại an toàn với mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo:
- Uống chanh mật ong. Chắc chắn nhiều mẹ không còn xa lạ với phương pháp chữa ho, đau rát cổ họng bằng hỗn hợp nước chanh mật ong. Vị ấm nóng cùng nhiều khoáng chất, kháng viêm trong mật ong và chanh sẽ giúp đường hô hấp nhanh hồi phục hơn, giảm tần suất ho hắng. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần hòa tan mật ong vào nước tùy theo sở thích. Sau đó mẹ cho thêm vài lát chanh, nguấy đều và sử dụng.
- Sử dụng nước chanh đào. Các loại cây trái họ cam quýt rất dồi dào vitamin C. Đây là dưỡng chất có khả năng giảm viêm, tăng đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, nếu bị ho, mẹ có thể pha hỗn hợp chanh đào với nước và đường theo tỷ lệ thích hợp để uống mỗi ngày nhé!
- Xông hơi với xả. Xông là biện pháp sử dụng hơi nóng để bức mồ hôi ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, xông hơi với sả là một cách hỗ trợ tăng đề kháng, giúp mẹ mau khỏe.
- Uống nước lá hẹ. Lá hẹ được biết đến là loại thảo dược có khả năng tiêu đờm, giảm ho, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy mẹ có thể sử dụng hẹ để làm dịu cổ họng mỗi khi ho về đêm. Mẹ chỉ cần thái nhỏ lá hẹ rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó mẹ uống phần nước chiết ra từ lá hẹ hoặc ăn trực tiếp phần lá đã chín để giúp giảm ho.
Và còn rất nhiều mẹo dân gian được áp dụng từ xưa đến nay. Có thể thấy mật ong, sả, hẹ, chanh đều là những gia vị dễ dàng tìm được trong căn bếp mỗi nhà. Vì vậy mẹ có thể thử áp dụng những cách trên để giảm bớt khó chịu do cơn ho về đêm gây ra.
Bà bầu bị ho về đêm cần lưu ý gì?
Những cơn ho về đêm dù ít hay nhiều, mẹ bầu cũng không nên coi thường. Do hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn khi mang thai nên mẹ cũng có nguy cơ cao gặp các biến chứng hơn thông thường. Đó có thể là viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc các biến chứng khác.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), mẹ bầu nên tiêm phòng cúm. Mũi tiêm này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng sau đó. Nhờ vậy, cơ thể mẹ sẽ được bảo vệ toàn diện hơn khi mang thai và trong tối đa 6 tháng sau khi sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hình thành những thói quen dưới đây để giảm nguy cơ gây ho về đêm:
- Thường xuyên rửa tay.
- Ngủ đủ giấc.
- Ăn uống điều độ, lành mạnh.
- Tránh tiếp xúc với người thân hoặc bạn bè bị ốm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục với mức độ vừa phải.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
Với bài viết này, bà bầu bị ho về đêm chắc chắn đã biết được những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa rồi đúng không nào. Nếu mẹ bầu còn muốn biết thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Tham khảo thêm:
- Bà bầu bị đau họng và những điều mẹ cần biết – Xem ngay
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tài liệu tham khảo
↑1 | Cough and Cold during pregnancy. Ngày truy cập: 31/05/2022. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/ |
---|---|
↑2 | What can I take for a cough while pregnant. Ngày truy cập: 31/05/2022. https://www.medicinenet.com/what_can_i_take_for_a_cough_while_pregnant/article.htm |