dau-bung-duoi-va-dau-lung-khi-moi-mang-thai

Đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai? Cách giảm cho mẹ bầu

Trong những ngày đầu mang thai, việc đột nhiên xuất hiện các cơn đau bụng dưới và đau lưng khiến mẹ bầu lo lắng. Mẹ băn khoăn liệu đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai có nguy hiểm không? Có cách nào để giảm cơn đau hiệu quả? Những thắc mắc này của mẹ sẽ được Aplicaps giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Theo các chuyên gia sản khoa, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi, bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, đau bụng dưới và đau lưng cũng là những triệu chứng phổ biến. Đây cũng chính là lý do nhiều chị em khi thấy xuất hiện hai triệu chứng này đã nghĩ rằng mình đã mang thai.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hai dấu hiệu này thì hoàn toàn không thể kết luận rằng chị em đã mang thai. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào khác. Ví dụ như bệnh phụ khoa, bệnh liên quan đến xương khớp hoặc tiết niệu,…

Thông thường, nếu mẹ bầu cùng xuất hiện hai triệu chứng đau bụng và đau lưng, kèm theo nhiều triệu chứng thai kỳ khác như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Ngực cảm thấy căng tức và nhạy cảm hơn.
  • Buồn nôn hoặc nôn khan, khó chịu với nhiều loại thức ăn.
  • Đi tiểu tiện nhiều lần, dịch âm đạo nhiều hơn.

Nếu xuất hiện những triệu chứng phía trên, mẹ bầu nên test bằng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé!

dau-bung-duoi-va-dau-lung-khong-chac-chan-la-mang-thai
Đau bụng dưới và đau lưng không chắc chắn là mang thai

Nguyên nhân gây đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai

Phần lớn mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai. Tuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng bởi ngoài là triệu chứng sinh lý thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mẹ bị đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Tăng cân nhanh

Trong trường hợp này, đau lưng và đau bụng dưới thường xảy ra từ tháng thứ 3 trở đi. Lúc này, cân nặng của người mẹ có sự thay đổi đáng kể. Thai nhi chèn ép lên xương lưng, cột sống hoặc xương chậu gây đau nhức. Và càng gần ngày sinh thì cơn đau càng nặng hơn.

Thay đổi tư thế

Khi thai nhi lớn với một kích thước nhất định, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi nằm. Lúc này, thai nhi sẽ đè lên các dây thần kinh hoặc mạch máu gây ra các cơn đau lưng và phần bụng dưới.

Thay đổi hormone

Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể mẹ thay đổi đáng kể. Những hormone này tác động làm xương chậu mở rộng ra để phù hợp với kích thước thai nhi và sẵn sàng cho ngày sinh nở. Chính sự thay đổi này khiến các vùng dây chằng bị dãn ra theo. Hệ quả là tạo nên những cơn đau vùng bụng dưới và lưng ở mẹ bầu.

hormone-thay-doi-khi-mang-thai
Một số loại hormone thay đổi khi mang thai

Các vấn đề bệnh lý khác

Ngoài những yếu tố sinh lý bên trên thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau đây:

  • Sỏi thận. Khi mang thai, một số mẹ xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến canxi bị tích tụ tại thận, gây sỏi thận. Đau thắt lưng và bụng dưới là triệu chứng tương đối điển hình ở người mắc sỏi thận. Ngoài ra, mẹ bầu bị sỏi thận có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít hoặc sốt nhẹ.
  • Mang thai ngoài tử cung. Khi mắc bệnh lý này, vòi trứng bị giãn căng quá mức. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những cơn đau âm ỉ tại phần bụng dưới. Lâu dần những cơn đau này sẽ nặng hơn và bắt đầu lan sang vùng hông, thắt lưng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Điển hình là vỡ thai gây chảy máu liên tục. Hậu quả là mẹ bầu có nguy cơ tử vong do mất máu quá nhiều. Khi đó, mẹ bầu cần loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật. [1]
  • Các bệnh phụ khoa. Một số mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa cũng xuất hiện hai triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng. Đó là các bệnh như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng hoặc do viêm vùng chậu.
  • Bệnh xương khớp. Mẹ bầu đang gặp phải các vấn đề xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm có thể sẽ xuất hiện các cơn đau tại vùng lưng và bụng.
mang-thai-ngoai-tu-cung
Mang thai ngoài tử cung có thể gây đau bụng dưới và đau lưng

Đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Những cơn đau lưng và đau bụng dưới có thể kéo dài, thậm chí trong suốt quá trình mang thai. Thời gian đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của em bé hoặc quá trình điều trị của bác sĩ.

Với tình trạng đau do sinh lý thì cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần khi sức khỏe mẹ ổn định, tử cung và xương chậu đã mở một khoảng đủ rộng. Thông thường là thời điểm kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này các dây chằng đã quen với cường độ giãn nở nên cơn đau cũng thuyên giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai là do bệnh lý thì sẽ khó xác định hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các cơn đau có thể trở nặng và kéo dài. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi đó mẹ cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ để có thể nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ từ cơn đau dai dẳng.

Những lưu ý khi đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai

Từ những ngày đầu tiên của thai kỳ, có đến 80% mẹ bầu xuất hiện đau bụng dưới và đau lưng. Nhưng mẹ bầu cũng đừng vì thế mà quên đi những bệnh lý có thể gây ra tình trạng này. Nếu không phát hiện kịp thời, cơn đau có thể chuyển biến nặng, thậm chí gây sảy thai. Vì vậy, nếu nhiều triệu chứng bất thường khác cùng xuất hiện thì mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể.

Kết hợp với đó, mẹ bầu cần tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, mẹ nên xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý như vận động nhẹ nhàng, bữa ăn giàu dinh dưỡng, xoa bóp,… Nhờ đó, mẹ mới có đủ sức khỏe để chống lại nhiều nguy cơ bệnh tật khi mang thai.

80-me-bau-bi-dau-lung-va-dau-bung-duoi
80% mẹ bầu bị đau lưng và đau bụng dưới

Cách giảm đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai

Nếu chỉ là những cơn đau sinh lý thì mẹ bầu có thể giảm đau ngay tại nhà bằng những phương pháp dưới đây:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục. Mẹ nên ưu tiên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc pilate.
  • Xoa bóp các vùng bị đau. Kèm theo đó, mẹ nên tắm nước ấm và luôn mặc quần áo thoải mái để tay chân dễ cử động.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong ngày, không nên đứng quá lâu.
  • Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.
  • Sử dụng thêm một chiếc ghế thấp để kê chân mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp và đồ ăn chứa nhiều tinh bột để không gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Đồng thời hạn chế tình trạng táo bón và đau bụng. [2]

Trong các biện pháp trên, xây dựng một hệ dinh dưỡng khỏe mạnh là mục tiêu hàng đầu để nâng cao sức khỏe mẹ bầu. Aplicaps muốn giới thiệu cho bạn 3 sản phẩm bổ bầu được nhiều chị em tin dùng nhất hiện nay.

  • Vitamin tổng hợp hữu cơ thai kỳ – Aplicaps Befoma: Cung cấp sắt amin, acid folic thế hệ 4 cùng 16 loại vitamin và khoáng chất khác. Nhờ đó, Aplicaps Befoma giúp mẹ bầu phòng ngừa các biến chứng thai sản, sinh non, sảy thai, giảm nguy cơ thiếu máu và dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • DHA – Aplicaps Hymega: Bổ sung DHA hàm lượng cao, tinh khiết bằng công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền. Aplicaps Hymega hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và thị giác của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật và trầm cảm trong thời gian mang thai,
  • Canxi – Aplicaps Menacal: Bổ sung canxi từ tảo đỏ và san hô biển tự nhiên, dễ hợp thu. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung D3 và K2 giúp mẹ bầu dễ dàng hấp thu canxi hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và hỗ trợ sự phát triển hệ khung xương của trẻ.

Bộ ba sản phẩm của Aplicaps được nhập khẩu chính ngạch châu Âu cùng nhiều giấy chứng nhận về chất lượng nên rất an toàn với mẹ bầu, cụ thể:

  • Là thương hiệu hàng đầu Châu Âu, đạt chứng nhận an toàn GRAS của FDA.
  • Đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung theo của Nghị viện Châu  u và Hội đồng liên minh châu  u.
bo-ba-san-pham-cua-aplicaps
Bộ ba sản phẩm của Aplicaps

Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ?

Không phải lúc nào mẹ bầu bị đau lưng và bụng dưới cũng cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cơn đau kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì việc gặp chuyên gia y tế là điều cần thiết:

  • Chảy máu hoặc chuột rút các cơ mạnh (> 4 cơn co gò trong vòng 2 giờ).
  • Đau bụng không có dấu hiệu giảm nhẹ.
  • Rối loạn thị giác.
  • Tay chân sưng phù nghiêm trọng.
  • Đau rát khi tiểu tiện hoặc tiểu ra máu.
  • Đau nhức đầu.
  • Chảy máu.
  • Sốt.

Khi đến gặp bác sĩ, mẹ nên mô tả kỹ cảm giác đau bụng dưới và đau lưng để bác sĩ tìm ra phương pháp xử lý thích hợp nhất.  [3]

Trên đây là những thông tin Aplicaps cung cấp để giải đáp thắc mắc của mẹ bị đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Stomach pain in pregnancy. Ngày truy cập: 10/6/2022.
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/
2 Low belly pain when pregnant: causes and treatments. Ngày truy cập: 10/06/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant#general-causes
3 What causes low belly pain when pregnant. Ngày truy cập: 11/6/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-belly-pain-when-pregnant

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ