khoang-chat-va-canxi

Livestream cùng bác sĩ: Khoáng chất và canxi: Mối liên quan không thể tách rời

Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người .Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu.

Tác dụng của khoáng chất và canxi

Đối với người lớn

Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.

Canxi còn cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài, cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…

Đối với trẻ em

Nhờ có canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Với những trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
Bên cạnh đó, canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, những trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu…

vai-tro-cua-canxi
Khoáng chất và canxi có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Với phụ nữ có thai thì nhu cầu canxi sẽ tăng lên theo từng tháng. 3 tháng đầu mẹ bầu sẽ cần từ 800-1000mg/ngày, ở 3 tháng giữa nhu cầu này sẽ tăng lên từ 1000-1200mg/ngày và 3 tháng cuối nhu cầu này sẽ lên tới 1200-1500mg/ngày. Và nhu cầu này sẽ duy trì ở mức 1200mg/ngày đối với các mẹ cho con bú.

Chúng ta có thể hình dung, em bé ở trong bụng mẹ từ một phôi bé xíu như hạt đậu sẽ phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh nặng từ 2,7kg tới 3,5kg, có nhiều bé còn nặng hơn nữa, lên tới gần 4kg. Vậy thì nhu cầu về chất dinh dưỡng là rất lớn, cũng như nhu cầu về canxi để hình thành và hoàn thiện khung xương của bé là không hề nhỏ.

Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ canxi để đáp ứng được nhu cầu này thì cơ thể mẹ sẽ lấy canxi từ máu và xương để ưu tiên sự phát triển của em bé. Dẫn tới mẹ thiếu canxi sẽ có các triệu chứng điển hình như tê mỏi chân tay, đau lưng, hông. Thậm chí là chuột rút về đêm, nguy cơ tiền sản giật, tóc móng thì mỏng, dễ gãy,…

Vậy thì mẹ cần bổ sung canxi qua những nguồn nào?

Bạn có thể bổ sung canxi qua sữa, thực phẩm ăn uống hàng ngày giàu canxi như hải sản, các loại hạt,… Tuy nhiên bổ sung qua những nguồn này thì chỉ đáp ứng được nhu cầu của một người bình thường. Đối với mẹ bầu, bổ sung qua nguồn thực phẩm là chưa đủ nên mẹ còn cần cung cấp qua các chế phẩm bổ sung.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm bổ sung canxi dành cho mẹ bầu. Mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn được sản phẩm phù hợp để mình bổ sung trong suốt thai kỳ và sau sinh. Theo các mẹ thì sản phẩm thế nào là một sản phẩm bổ sung canxi tốt cho mẹ bầu ạ?

Đầu tiên, sản phẩm bổ sung canxi phải an toàn, thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, không nên chứa các chất dễ gây dị ứng và gây các phản ứng phụ nguy hiểm cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, dạng canxi mà mẹ bầu bổ sung phải dễ hấp thu sẽ giúp tăng độ hấp thu canxi vào cơ thể và hạn chế tình trạng táo bón. Một trong những dạng canxi dễ hấp thu mà bác sĩ vẫn hay khuyên mẹ bầu tìm hiểu và bổ sung đó là canxi từ tảo biển, một loại canxi có rất nhiều ưu điểm. Đồng thời, sản phẩm có chứa canxi và thành phần vitamin D3&K2 để tối ưu hóa hấp thu canxi vào trong xương.

canxi-vitamin-d3-k2
Vitamin D3&K2 giúp tối ưu hấp thu Canxi vào xương

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao mặc dù bổ sung canxi rất nhiều, đầy đủ nhưng mẹ bầu vẫn có biểu hiện và triệu chứng của loãng xương, bé vẫn kém phát triển, còi cọc. Bởi ngoài tác dụng của vitamin D3&K2 đối với chuyển hóa thì mẹ bầu cũng cần hấp thu canxi kết hợp với các khoáng chất khác, cụ thể:

Magie

Chúng ta đều biết vai trò của vitamin D trong việc hỗ trợ hấp thu canxi từ hệ tiêu hóa vào trong máu. Vậy làm như nào để hoạt hóa được vitamin D, có phải bổ sung nhiều vitamin D là được hay không ?

Magie hỗ trợ việc hoạt hóa vitamin D, giúp điều chỉnh lượng canxi và phospho, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, duy trì mật độ và cấu trúc xương. Tất cả các enzyme chuyển hóa của Canxi đều cần sự có mặt của Magie, đặc biệt là các chuyển hóa enzyme trong gan và thận.

Nếu thiếu Magie thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D và kéo theo hàng loạt bất thường khác liên quan đến sự thiếu hụt canxi. Nguyên nhân là do canxi không được hấp thu vào máu thông qua hệ tiêu hóa do thiếu vitamin D.

Đây là lý do tại sao trong một số sản phụ mặc dù bổ sung canxi và vitamin D3&K2 đầy đủ nhưng vẫn có các triệu chứng của thiếu canxi như tê bì tay chân, bồn chồn và thiếu ngủ, nhưng khi bổ sung thêm magie thì những triệu chứng này được cải thiện.

Các chất dinh dưỡng trong cơ thể thường hoạt động theo phối hợp đồng thời, điều này có nghĩa là sự hấp thu, chuyển hóa và thải trừ của một chất nào đó sẽ phụ thuộc vào các chất khác để từ đó có được sự cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, Magie và Canxi chính là có mối liên hệ với nhau như vậy.

Kẽm

Kẽm và canxi là hai khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là trong “giai đoạn vàng” trước 5 tuổi. Thiếu hụt kẽm và canxi là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết bổ sung kẽm đúng cách.

Kẽm thường được biết đến là chất giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể bình thường. Ngoài ra, kẽm còn giúp chuyển hóa ADN và chữa lành vết thương nhanh chóng.

Lợi ích của kẽm với bà bầu:

  • Kẽm giúp duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng trong tử cung.
  • Giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Hỗ trợ sản xuất nhau thai.
kem-giup-tang-cuong-mien-dich
Kẽm giúp duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ

Việc sử dụng kẽm trong thai kỳ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý và biến chứng sau:

Bệnh tiêu chảy

Thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ em là tình trạng phổ biến tại các nước đang phát triển. Việc cung cấp kẽm cho phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ và trong một tháng sau khi sinh là rất quan trọng. Điều này giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.

Cảm lạnh

Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm và dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh. Vì hạn chế sử dụng thuốc trong thai kỳ nên các mẹ có thể sử dụng viên ngậm kẽm thay thế. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy: thuốc ngậm có chứa kẽm gluconate hoặc kẽm acetate giúp giảm thời gian bị cảm lạnh ở người lớn. Tuy nhiên, tác dụng phụ như mùi vị và buồn nôn có thể hạn chế việc sử dụng ở mẹ bầu.

Trầm cảm

Khi mang thai, mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt tâm lý, dễ bị áp lực và lo lắng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trầm cảm trong quá trình mang thai là hạn chế. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ kẽm thấp hơn ở những người bị trầm cảm. Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm có liên quan đến việc ít nguy cơ trầm cảm.

Một số nghiên cứu cho thấy dùng kẽm cùng với thuốc chống trầm cảm giúp cải thiện tình trạng ở những người bị trầm cảm nặng. Tuy nhiên, nghiên cứu khác cho thấy hiệu quả cải thiện trầm cảm chỉ ở những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần.

Sinh non

Sử dụng viên kẽm uống khi mang thai dường như làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm không làm giảm nguy cơ thai chết lưu, sảy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.

Thiếu vitamin A

Uống kẽm cùng với vitamin A cải thiện mức vitamin A tốt hơn uống vitamin A hoặc kẽm đơn thuần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kẽm có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số vấn đề.

Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Uống kẽm khi mang thai không làm giảm nguy cơ truyền HIV cho trẻ sơ sinh.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em có nguy cơ bị thiếu kẽm không cải thiện sự phát triển tinh thần hoặc vận động. Nhưng cung cấp kẽm cho phụ nữ khi mang thai có thể làm tăng sự phát triển của đứa trẻ trong năm đầu đời.

Tiền sản giật

Uống kẽm không làm giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ.

Hàm lượng sắt thấp ở phụ nữ mang thai

Sử dụng kẽm không giúp cải thiện mức độ sắt ở phụ nữ dùng chất bổ sung sắt và axit folic.

Nhẹ cân ở trẻ sơ sinh

Uống kẽm khi mang thai không làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân. Cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh thiếu cân ở các nước đang phát triển dường như làm giảm nguy cơ tử vong, ngăn ngừa các biến chứng nhất định và cải thiện tinh thần. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát triển cũng giúp ngăn ngừa một số biến chứng và tử vong. Nhưng kẽm dường như không cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh nhẹ cân ở các nước phát triển.

Thiếu hụt kẽm trong thai kỳ có ảnh hưởng gì không?

Nhu cầu kẽm cao hơn trong khi mang thai và cho con bú. Những bà mẹ mới sinh và đang mang thai có nguy cơ bị thiếu kẽm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy:

  • Thiếu hụt kẽm ở mẹ làm suy giảm sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu kẽm ở mẹ ảnh hưởng đến hình thái nhau thai.
  • Vận chuyển sắt qua nhau thai bị giảm do thiếu kẽm.
  • Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến oxy hóa ở nhau thai.
  • Thiếu kẽm làm thay đổi huyết áp của mẹ khi mang thai và cho con bú.
  • Mẹ thiếu kẽm làm thay đổi miễn dịch ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Mẹ bầu nên sử dụng kẽm khi nào?

Những lợi ích trên của kẽm với bà bầu và thai nhi cho thấy: Việc bổ sung kẽm trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Thậm chí, việc bổ sung kẽm cần kéo dài cho đến khi cho con bú. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến lượng kẽm trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Việc bổ sung kẽm cũng tương tự như axit folic, một trong các chất dinh dưỡng được kê đơn trước khi mang thai. Nó góp phần đảm bảo chất lượng của trứng. Kẽm thúc đẩy lập trình ADN của tế bào trứng hoặc tế bào trứng chưa trưởng thành. Do đó, việc bổ sung kẽm cũng rất cần thiết trước khi thụ thai.

me-bau-can-bo-sung-kem-trong-thoi-ky-mang-thai
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ kẽm trong suốt thời kỳ mang thai

Cần bổ sung kẽm cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Kẽm hầu như an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú khi được sử dụng với lượng khuyến cáo hằng ngày (RDA). Tuy nhiên, không được sử dụng liều cao ở phụ nữ cho con bú và không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vậy bổ sung như nào thì phù hợp?

Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên:

  • Mang thai: 11mg/ngày.
  • Cho con bú: 12mg/ngày.

Mức dung nạp kẽm (UL) trên cho phép đối với những người không được giám sát y tế là: Phụ nữ mang thai và cho con bú trên 18 tuổi không nên dùng quá 40 mg kẽm/ngày.

Những dấu hiệu thiếu kẽm khi mang thai là gì?

Các dấu hiệu thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Giảm thèm ăn.
  • Giảm khả năng miễn dịch với dị ứng và nhiễm trùng.
  • Sự phát triển của thai nhi bị suy giảm.
  • Cảm giác mùi vị kém.

Hỏi – Đáp

1. Tôi đang uống sữa bầu, dùng cả sắt và vitamin. Bây giờ uống thêm canxi nữa thì có thể rút gọn bỏ đi vitamin được không?

Thực tế trong các sản phẩm bầu bổ sung axit folic, sắt đều có bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất nên bạn có thể bỏ các viên uống bổ sung vitamin

2. Tôi bị trễ 5 ngày. Nay đi siêu âm bác sĩ nói thai đã vào tử cung nhưng còn bé, chưa có tuần tuổi và hẹn tuần sau siêu âm lại. Bác sĩ đo xương cho tôi thì thấy bị ở mức thiếu xương cần bổ sung canxi. Bác sĩ cho tôi hỏi giai đoạn đầu của thai kỳ thì cần ổ sung những gì?

Trong giai đoạn đầu cần thiết nhất là bạn bổ sung axit folic, sắt. Trong trường hợp bạn bị thiếu canxi có thể bổ sung khoảng 800 – 1000mg/ngày trong quý đầu của thai kỳ.

3. Sắt, Canxi và DHA thì nên chia lịch uống trong ngày như thế nào?
Bạn có thể chia uống Canxi vào buổi sáng, còn Sắt và DHA thì uống vào buổi trưa.

4. Cho em hỏi Canxi bình thường với Canxi D3&K2 khác nhau như thế nào? Tôi thấy nhiều người giới thiệu mà có 2 loại nên không biết chọn như thế nào?

Canxi thường và canxi D3, K2 thực tế là những loại canxi. Tuy nhiên, canxi thường chỉ có canxi, còn canxi D3 K2 thì trong canxi còn có bổ sung thêm thành phần vitamin D3&K2 vào cùng một viên uống để có thể tối ưu được sự hấp thu canxi vào trong cơ thể. Bởi khi canxi được đi vào đường ruột thì cần có vitamin D3 từ ruột vào máu và vitamin K2 để hấp thu từ máu vào trong xương.

Mặc dù vitamin K2 không có vai trò quá lớn để vận chuyển máu vào trong xương nhưng thành phần này không có quá nhiều trong các loại thực phẩm nên mẹ bầu vẫn cần sử dụng các thực phẩm bổ sung chứa canxi kết hợp với thành phần vitamin D3&K2. Trong đó, một sản phẩm bổ sung điển hình chứa đầy đủ các thành phần này là Aplicaps Menacal mà các mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ