Khi mang thai, nếu mẹ bầu thiếu canxi thì một lượng nhất định từ hệ xương của mẹ sẽ bị bòn rút để chuyển cho sự phát triển của em bé. Hậu quả là, cơ thể mẹ bị đau nhức cơ, chuột rút, thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng, lùn thấp, còi xương bẩm sinh.
Trong thời kỳ mang thai, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Tuy nhiên sự đáp ứng này chỉ có giới hạn nhất định, nếu người mẹ bị thiếu canxi và không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến thai nhi mắc một số căn bệnh như:
- Còi xương bẩm sinh, chậm phát triển, xương bị dị dạng.
- Trẻ bị chứng khò khè.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà thiếu canxi còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ, theo đó mẹ cũng gặp phải các triệu chứng như: Tê chân, mệt mỏi, mất ngủ, chuột rút,…
Nếu không được bổ sung canxi thì giai đoạn cho con bú sẽ khiến trẻ cơ thể bị suy yếu, hay ra mồ hôi trộm, đau lưng, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu thường diễn ra sau nhiều lần sinh đẻ, đây là tiền đề gây nên bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Nguy cơ khi mẹ bầu thiếu Canxi
Khi mẹ bầu thiếu canxi có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút. Thậm chí mẹ sẽ bị co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như bàn tay người đỡ đẻ.
Nếu mẹ không cung cấp đủ Canxi cho thai nhi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp.
Nhu cầu Canxi trong từng giai đoạn
Nhu cầu canxi khi mang thai của bà bầu tăng theo từng giai đoạn, vì thế cần bổ sung lượng canxi phù hợp cho cơ thể. Trong 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ cần 800-1000mg/ngày, 3 tháng giữa là 1000-1200mg/ngày và 3 tháng cuối là 1500mg.
Thực tế, giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là thời gian mà nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao, bởi đây là thời gian phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không có lượng canxi đầy đủ thì thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể của mẹ bầu để tự phục vụ cho quá trình hình thành xương và hộp sọ.
Chính vì nhu cầu canxi ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau nên mẹ nên tự ý thức được việc uống canxi từ sớm thể tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Thông thường vào tháng thứ 4 của thai kỳ người mẹ nên uống canxi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Tuy rằng bổ sung canxi cho bà bầu là việc quan trọng nên làm nhưng không được uống các loại viên uống canxi tùy ý. Bởi nếu cơ thể không hấp thụ được toàn bộ lượng canxi nạp vào cơ thể thì sẽ đào thải một phần ra bên ngoài. Điều này có thể tăng áp lực lên dạ dày và hệ tiết niệu.
Nếu sử dụng canxi quá nhiều dẫn đến dư thừa thì cũng gây những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ.
Do vậy để đảm bảo lượng canxi cần thiết, người mẹ nên thực hiện khám và xét nghiệm máu để kiểm tra xem nhu cầu canxi của cơ thể là bao nhiêu. Từ đó các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung canxi như thế nào cho đúng cách, liều lượng bao nhiêu cho thích hợp.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu Canxi
Móng tay bị gãy
Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất của việc thiếu canxi. Tương tự xương, móng tay cũng cần canxi để duy trì độ chắc khỏe. Ở mức độ này, sự thiếu hụt thể hiện rõ ràng khi móng tay trở nên ố vàng, có các vết nứt, móng tay mỏng đi và dễ gãy khi va chạm mạnh
Đau nhức cơ bắp, chuột rút
Thông thường, cơ thể có đủ lượng hemoglobin và nước, nên đột nhiên đau cơ thì nhiều khả năng do nồng độ canxi quá thấp, nhất là vùng đùi và cơ bắp chân. Các cơn chuột rút, đau cơ hay mỏi lưng khi ngồi là dấu hiệu của việc canxi tụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, mẹ bầu đừng chủ quan với việc chuột rút 2-3 lần/ tuần, đặc biệt khi thức dậy hoặc đi đứng sau thời gian dài ngồi, nằm.
Đau răng
Khi thiếu canxi, mẹ sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước, bởi thành phần chính cấu tạo nên răng chính là canxi. Khi răng thường xuyên lung lay và đau răng, bên cạnh đó là các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
Cơ thể mệt mỏi
Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn hay cảm vặt, sổ mũi… vì thiếu canxi. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời, buồn ngủ và không có năng lượng làm việc – từ thể chất tới tinh thần.
Bà bầu cần lưu ý gì khi uống canxi
Người mẹ cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lượng canxi cần thiết cho cơ thể là bao nhiêu. Từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thích hợp để mẹ bầu sử dụng. Khi đó, mẹ bầu nên tuân theo liều lượng ghi trong đơn thuốc và không tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng không hay đến sức khỏe. Nếu uống không đầy đủ sẽ gây nên tình trạng thiếu canxi, còn uống quá liều sẽ bị dư thừa canxi trong cơ thể.
Ngoài ra, còn một số lưu ý để mẹ bầu có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất cho cơ thể. Cụ thể như sau:
- Bổ sung nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nên bổ sung vitamin C cách xa thời điểm sử dụng canxi bởi khi sử dụng cùng lúc sẽ gây ra kết tủa.
- Không uống sắt và canxi cùng một lúc sẽ khiến giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Nên sử dụng 2 loại này cách nhau ít nhất là 30 phút, tốt nhất là 2 tiếng trở lên để có kết quả tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai nên uống canxi vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 1 tiếng để cơ thể có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất.
- Phụ nữ thuộc một trong số các trường hợp sau đây cần lưu ý khi uống canxi: Mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh lý đái tháo đường,…Phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để uống canxi được an toàn và hiệu quả.
- Bên cạnh uống canxi thì thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp canxi rất an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày bằng những thực đơn khoa học.
- Khám thai định kỳ ở những cơ sở y tế uy tín để theo dõi sự phát triển và nhu cầu của thai nhi cũng như của bà bầu, từ đó có những biện pháp can thiệp hiệu quả.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao mặc dù bổ sung canxi rất nhiều, rất đầy đủ nhưng vẫn có biểu hiện và triệu chứng của loãng xương, bé vẫn kém phát triển, còi cọc? Hãy cùng tìm hiểu về vitamin D3 và vitamin K2 để biết có thể trả lời được câu hỏi trên. Trước khi tìm hiểu về vitamin D3 và K2 thì chúng ta cần biết vitamin là gì?
Vitamin là gì?
Vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự trao đổi chất, là dưỡng chất vô cùng quan trọng mà tự cơ thể không thể sản sinh đủ mà phải bổ sung từ thức ăn hàng ngày.
Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng, vitamin có nhiều loại và có vai trò khác nhau trong cơ thể. Vitamin có vai trò rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Vitamin D3 và K2 có tác dụng gì trong việc hấp thu Canxi?
Vitamin D3 (còn gọi là Cholecalcifero) là một trong 5 dạng tự nhiên của vitamin D. Đây là Vitamin luôn được chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung cho bé ngay từ sơ sinh với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thu Canxi và giúp xương phát triển dài ra, chắc khoẻ hơn ở trẻ… Bởi Vitamin D3 là “nòng cốt” giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu.
Nếu không có Vitamin D3, Canxi sau khi đi vào ruột không thể hấp thu đủ được vào máu, khiến Canxi trong máu giảm. Lúc này, cơ thể sẽ huy động Canxi từ xương ra để ổn định được nồng độ Canxi trong máu. Điều này gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Đó cũng là lý do vì sao Canxi dù bổ sung đều đặn, đi xét nghiệm vẫn thấy thiếu, thậm chí còn bị loãng xương.
Vitamin D3 có thể tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, dầu cá, nấm… nhưng với chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn nữa, với trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn, hàm lượng Vitamin D trong sữa rất thấp, không thể đủ lượng 1 ngày của con.
Một cách khác giúp cơ thể tự tổng hợp được Vitamin D3, đó là tắm nắng. Tuy nhiên, để con phát triển chiều cao tối đa, bổ sung Canxi và Vitamin D3 chưa đủ. Nhất định mẹ bầu phải cần 1 loại Vitamin quan trọng khác tạo thành “chiếc kiềng 3 chân” vững chắc, là bước đệm cho con cao lớn, đó chính là Vitamin K2.
Vitamin K2 – “Công tắc kích hoạt” Vitamin D3 và gắn Canxi vào xương
Canxi được hấp thu vào máu là nhờ Vitamin D3. Nhưng từ máu, làm sao Canxi tới được trúng đích tại xương? Phần việc còn lại, tất cả nhờ vào Vitamin K2. Nếu thiếu 1 trong 2, Canxi không thể tới được xương và việc bổ sung hoàn toàn lãng phí.
Thông qua đường uống, Canxi sẽ tới ruột và được hấp thu tại đây. Vitamin D3 có công dụng tăng hấp thu canxi từ ruột vào máu. Nếu không có D3, canxi sẽ ứ đọng tại ruột, làm giảm nhu động ruột. Đây là nguyên nhân chính gây táo bón, kích ứng tại ruột… Mặt khác, Canxi trong máu sẽ thiếu, cơ thể phải lấy Canxi từ xương vào, gây loãng xương, còi xương…
Đồng thời, vitamin D3 cũng giúp tổng hợp Osteocalcin. Osteocalcin được ví như chiếc xe vận chuyển Canxi từ máu vào xương. Để “chiếc xe” này vận hành được, cần có “nhiên liệu” chính là Vitamin K2. Lúc này, chiếc xe sẽ vận chuyển Canxi vào đúng xương, giúp xương chắc khỏe.
Nếu không có Vitamin K2, Canxi sau khi được vitamin D3 vận chuyển vào máu sẽ bị “mắc kẹt” tại đây. Gây ra hiện tượng vôi hóa mạch máu. Đây là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn khiến canxi vận chuyển không trúng đích, “đi lạc” gây ra các bệnh sỏi thận, sỏi mật…
Vì vậy, để Canxi được hấp thu tốt nhất, gắn trúng đích tại xương, giúp xương chắc khỏe, trẻ cao lớn – nhất định phải bổ sung đồng thời VITAMIN K2 VÀ VITAMIN D3. Mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm Aplicaps Menacal chứa thành phần Canxi, Vitamin D3&K2. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ châu Âu nên mẹ bầu có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng và an tâm để sử dụng trong thai kỳ.
Hỏi – Đáp
1. Chào bác sĩ. Tôi mang bầu lần đầu, thai được hơn 10 tuần mà tôi bị đau bụng và có dịch cạnh túi thai. Tôi đi khám bác sỹ có cho thuốc để giảm cơn đau bụng và tan dịch nhưng cứ uống thuốc vào lại nôn hết ra. Tôi đã nói với bác sĩ nhưng họ vẫn cho thuốc vậy và bảo tôi thử dùng cách khác. Nhưng dùng cách nào cũng bị nôn ra cả, giờ tôi không biết làm sao.
Nếu uống thuốc bị nôn, bạn có thể sử dụng theo đường khác như đặt âm đạo, đặt hậu môn, thậm chí sử dụng tiêm tuy nhiên có thể kèm theo các tác dụng phụ. Ví dụ, thuốc Cyclogest có thể sử dụng đặt hậu môn, Utrogestan đặt âm đạo.
2. Canxi bắt đầu bổ sung từ tháng thứ mấy thai kỳ thì được vậy bác sĩ. Tôi đi xét nghiệm máu thì cũng không bị thiếu sắt hay canxi gì cả.
Thông thường các mẹ bầu bổ sung canxi từ tháng 4. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung sớm để tốt hơn cho mẹ và cho bé
3. Bác sĩ cho tôi hỏi chút, bình thường thì không sao. Mang thai lần 1 với lần 2 của tôi cứ thai 5 tháng đến lúc sinh là đêm ngủ cứ bị chuột rút bắp chân. Những cơn chuột rút cho đau tê tái đi nhắc luôn. Có cách nào cải thiện tình trạng này không bác sĩ?
Dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang thiếu canxi. Thông thường, bạn có thể bổ sung canxi đầy đủ trong 5 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nhu cầu canxi cao hơn sau tháng thứ 5 của thai kỳ nên bạn có thể bổ sung canxi không đầy đủ. Điều này dẫn đến các triệu chứng thiếu canxi như chuột rút bắp chân. Vì vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ trong suốt thai kỳ.
Tốt nhất, bạn nên bổ sung canxi kết hợp với thành phần vitamin D3&K2. Trong đó, một sản phẩm điển hình là Canxi D3&K2 Menacal của Aplicaps.
4. Tôi thấy bảo 3 tháng cuối cần 1200mg/ngày, viên tôi uống có gần 300mg/ngày canxi tức là cần uống 4 viên 1 ngày?
Vì nhu cầu canxi của 3 tháng cuối thai kỳ là cần 1200mg/ngày nên bạn cần uống 4 viên canxi với hàm lượng 300mg là đúng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn viên canxi có chứa đủ hàm lượng cao hơn để bạn có thể uống ít thuốc hơn.