Thai-ngung-phat-trien-bao-lau-thi-ra-mau

Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu? Những điều mẹ cần biết

Thai ngừng phát triển là một biến cố thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và còn tác động không nhỏ đến tinh thần người mẹ. Thai ngừng phát triển có thể được nhận biết bằng nhiều triệu chứng, trong đó điển hình nhất là chảy máu âm đạo. Vậy thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu? Đâu là biện pháp xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn mẹ bầu? Tất cả sẽ được Aplicaps giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thế nào là phôi thai ngừng phát triển?

Thai ngừng phát triển là một dạng sảy thai sớm, em bé dừng hấp thu chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình mang thai không thành công. Một thời gian sau khi thai ngừng phát triển, người mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng của thai lưu, thai nhi sẽ tụt ra ngoài và các dấu hiệu thai nghén chấm dứt.

Tuy nhiên, khi thai còn nhỏ, thường khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ có thể không biết mình đã có thai. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng như chảy máu, đau bụng,… nhiều mẹ nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng của kỳ kinh nguyệt thông thường mà không phải tình trạng thai ngừng phát triển.

Chính vì vậy, mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi có ý định mang thai để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Việc ghi nhớ những nguyên nhân và dấu hiệu của thai ngừng phát triển giúp mẹ bầu có biện pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

hinh-anh-phoi-thai
Hình ảnh phôi thai

Nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển

Có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi ngừng phát triển, trong đó phải kể đến:

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thai ngừng phát triển. Việc thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể khiến phôi thai không thể phát triển bình thường, thai ngừng phát triển hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Sức khỏe mẹ bầu không ổn định: Mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, động kinh, bệnh tim, tiền sản giật, lupus ban đỏ, rối loạn đông máu,… thì nguy cơ cao khiến thai ngừng phát triển. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo bệnh được điều trị tốt trước khi quyết định mang thai.
  • Bất thường liên quan đến dây rốn: Dây rốn là cầu nối để mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển. Nếu mẹ bầu gặp vấn đề như dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, dây rốn bám màng, sa dây rốn,… sẽ tác động trực tiếp tới em bé.
  • Bệnh lý nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng cũng có thể lây sang em bé và khiến thai ngừng phát triển. Trong đó phải đến nhiều bệnh nguy hiểm như HIV, giang mai, ban đỏ nhiễm trùng hoặc herpes,…
  • Cấu trúc tử cung bất thường: Các trường hợp tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, u xơ tử cung, dính buồng,… đều là mối nguy tiềm ẩn khiến thai không thể tiếp tục phát triển. Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai có thể giúp mẹ bầu phát hiện sớm những bất thường này để không xảy ra tình trạng thai lưu.
  • Vấn đề liên quan đến nhau thai: Giống như dây rốn, nhau thai là phương tiện để thai nhi có thể hấp thu dưỡng chất. Nếu mẹ mắc các bệnh lý liên quan đến nhau thai như nhau bong non, thai trứng, thai ngoài tử cung, nhau cài răng lược,… thì nguy cơ em bé ngừng lớn là rất cao.
  • Vấn đề liên quan đến nước ối: Nước ối được ví như một lớp bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng, thay đổi nhiệt độ. Đồng thời, nước ối cũng tham gia vào sự phát triển hệ thống phổi, tiêu hóa cũng như cơ xương của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ bị thiểu ối, đa ối, rò rỉ nước ối,… sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên của em bé trong bụng mẹ.
  • Nội tiết tố thay đổi: Các nội tiết tố tham gia trực tiếp vào quá trình giúp thai nhi bám thành tử cung, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Tuy nhiên, các trường hợp rối loạn nội tiết tố như suy hoàng thể, thừa hoặc thiếu hụt nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến em bé, gây nên tình trạng thai không thể tiếp tục phát triển.
nhau-bong-non-la-mot-nguyen-nhan-khien-thai-ngung-phat-trien
Nhau bong non là một nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển

Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu?

Thông thường, sau khoảng 2 tuần thai không tiếp tục lớn thì tử cung sẽ co bóp và đẩy thai ra ngoài, kèm theo đó là chảy máu âm đạo. Tùy vào cơ địa cũng như thời gian thai ngừng phát triển mà dấu hiệu chảy máu âm đạo cũng khác nhau. Lượng máu ít nhiều tùy thuộc vào từng mẹ bầu và tình trạng thai nhi. Đôi khi trong máu chảy ra xuất hiện các  cục thịt, đây chính là một phần phôi thai bị đưa ra ngoài. [1]

Với các trường hợp thai lưu thông thường, mẹ bầu sẽ nhận ra thai nhi có vấn đề khi bắt đầu chảy máu âm đạo. Máu thai lưu sẽ ồ ạt những ngày đầu, sau đó giảm dần và hết hẳn. Thời gian thai lưu chảy máu thường xảy ra từ 5-7 ngày nhưng nhiều trường hợp có thể kéo dài đến 10 ngày. Lúc này, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp phù hợp đưa thai ra ngoài càng sớm càng tốt, tránh viêm nhiễm tử cung.

Ngoài xuất huyết âm đạo khi thai ngừng phát triển, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo. Ở những tháng đầu thai kỳ, triệu chứng này rất khó nhận biết. Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện hơn nếu:

  • Không nhận thấy sự chuyển động của thai: Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, người mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy. Đây chính là phản ứng đầu đời của em bé với mọi thứ xung quanh. Mỗi giờ, thai nhi thường cử động khoảng 3-4 lần. Nếu trong khoảng 3 giờ, em bé cử động ít hơn 10 lần thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng thai nhi.
  • Mất các triệu chứng mang thai: Trong quá trình mang thai, mẹ lần lượt xuất hiện các triệu chứng thai nghén như nôn, buồn nôn, bụng căng tức, ngực mềm,… Nếu đột nhiên mẹ bầu thấy những triệu chứng này ngừng lại thì khả năng cao thai đang có vấn đề, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Đau bụng kèm theo đau lưng: Những cơn đau bụng khi thai ngừng phát triển khá giống với đau bụng kỳ kinh nguyệt. Lúc đầu mẹ có thể đau râm ran, âm ỉ vùng bụng dưới, nhưng về sau cơn đau trở nên dữ dội, co thắt lan đến tận sau lưng. Đây chính là trạng thái tử cung co bóp để đẩy thai đã ngừng phát triển ra ngoài.
  • Không thấy tim thai: Để nghe được tim thai, bác sĩ cần thực hiện siêu âm và lắng nghe tim thai. Nếu không nghe được tim thai, bác sĩ sẽ tiếp tục đo nhiều lần hoặc làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tự kiểm tra tim thai tại nhà bằng dụng cụ ống nghe nhưng độ chính xác sẽ không cao.
  • Tử cung ngừng phát triển: Nếu trong quá trình khám thai, bác sĩ phát hiện kích thước thai nhi bất thường thì thai ngừng phát triển có thể là một nguyên nhân cần phải lưu ý.
  • Vỡ ối: Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị thai lưu và vỡ ối non. Dù chưa đến ngày chuyển dạ, mẹ vẫn thấy dòng nước chảy ra đột ngột từ âm đạo. Trường hợp mẹ bầu có thể nhầm lẫn nước ối với dịch âm đạo hoặc nước tiểu mà không quan tâm, hậu quả là gây nhiễm trùng, rau bong non,…
vo-oi-non-la-mot-dau-hieu-cua-thai-ngung-phat-trien
Vỡ ối non là một dấu hiệu của thai ngừng phát triển

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có nguy hiểm không?

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu không phải quá hiếm gặp với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Vì kích thước thai khá lớn nên việc chuyển dạ đẩy thai tự nhiên có thể không xảy ra. Trong những trường hợp này, thai ngừng phát triển chỉ được phát hiện khi đi khám định kỳ hoặc qua một số triệu chứng bất thường như:

  • Không còn cảm giác ốm nghén.
  • Không cảm nhận được chuyển động thai nhi.
  • Vỡ nước ối.

Không chảy máu âm đạo đồng nghĩa với việc thai nhi vẫn còn trong tử cung. Thai lưu càng lâu thì nguy cơ viêm nhiễm càng cao, kéo theo đó là hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nặng có thể khiến mẹ bị băng huyết, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong. Lúc này, mẹ bầu cần được thực hiện biện pháp lấy thai nhanh chóng để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng.

 

Thai ngừng phát triển phải làm sao?

Biến cố thai ngừng phát triển ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp xử lý, chăm sóc thích hợp rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe lâu dài của mẹ.

Biện pháp xử lý thai ngừng phát triển ra máu

Khi xuất hiện các triệu chứng của thai ngừng phát triển, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Để giải quyết tình trạng chảy máu khi thai lưu sẽ có ba cách chính:

  • Uống thuốc kích chuyển dạ: Khi thai có kích thước lớn, mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc phá thai và thuốc kích chuyển dạ. Thuốc hỗ trợ giục sinh thường dùng hiện nay là Misoprostol. Thuốc này giúp tử cung mềm mại, hỗ trợ việc chuyển dạ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau khi các phần phôi thai bị đẩy ra ngoài và ngừng ra máu, mẹ vẫn cần phải đi soi âm đạo hoặc siêu âm để phòng ngừa trường hợp sót thai.
  • Nạo hút thai: Đây được đánh giá là phương pháp đẩy thai lưu ra ngoài an toàn và hiệu quả. Thông thường nạo hút thai chỉ áp dụng với thai từ 4-12 tuần tuổi. Phương pháp này sẽ tránh được biến chứng của sót thai, nhiễm trùng,… Sau hút thai, mẹ vẫn có thể chảy máu khoảng 5-15 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này, mẹ vẫn tiếp tục chảy máu thì cần đến khám ngay tại cơ sở y tế để kịp thời xử lý tình trạng viêm nhiễm, sót thai, dính hoặc thủng tử cung,…
  • Phẫu thuật lấy thai: Nếu hai biện pháp trên đều không thể thực hiện được thì mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai.

Đôi khi, chảy máu trong thai lưu tự ngừng, thường với thai < 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp này khó đảm bảo phôi thai đã được đẩy hoàn toàn ra ngoài. Vì vậy, mẹ bầu vẫn cần đi khám để tránh sót thai. [2]

phuong-phap-hut-thai
Phương pháp hút thai

Chăm sóc sau khi thai ngừng phát triển

Sau khoảng thời gian mất đi em bé trong bụng, việc chăm sóc tinh thần và thể chất người mẹ là mục tiêu đặt lên hàng đầu:

  • Trợ giúp tinh thần: Đánh mất đứa con trong bụng, nhiều mẹ bầu rơi vào trạng thái buồn bã, tự trách, trầm cảm. Trong khoảng thời gian này, sự quan tâm từ gia đình và người thân xung quanh là nguồn động viên lớn nhất giúp mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực, tiếp tục cuộc sống bình thường.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường, hạn chế đi lại, vận động nặng. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiêng quan hệ trong vòng 1 tháng để tránh có thai ngoài ý muốn và làm tổn thương cổ tử cung đang trong giai đoạn chữa lành.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù đầy đủ: Sau quá trình thai lưu, cơ thể mẹ mất rất nhiều máu. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm sắt, kẽm, vitamin B1, B12,… để ngăn ngừa thiếu máu cũng như tăng cường sức khỏe để đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể.
  • Vệ sinh đúng cách: Sau khi thai nhi được đưa ra khỏi cơ thể, âm đạo có thể vẫn tiếp tục chảy máu, thời gian chảy máu có thể kéo dài từ 5-15 ngày. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên vệ sinh âm đạo bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng. Đồng thời, các hành động thụt rửa sâu cũng không được khuyến khích vì dễ gây tổn thương niêm mạc âm đạo.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khoảng 1-2 tháng sau biến cố thai ngừng phát triển, mẹ nên đi tái khám. Đặc biệt với cặp vợ chồng có ý định mang thai lại thì việc tái khám sớm sẽ giúp đảm bảo cơ thể người phụ nữ đã hồi phục tốt hay chưa đẻ sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. [3]
nguoi-me-can-nghi-ngoi-hop-ly-sau-bien-co-thai-ngung-phat-trien
Người mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý sau biến cố thai ngừng phát triển

Để vượt qua biến cố này, mẹ chắc chắn sẽ cần đến sự đồng hành của các chuyên gia sức khỏe thai kỳ. Các chuyên gia của Aplicaps sẽ hướng dẫn cho mẹ cách chăm sóc sức khỏe tốt và phù hợp nhất để mẹ nhanh hồi phụckhông ảnh hưởng đến những lần mang thai sau. Mẹ còn chần chừ gì nữa mà không để lại thông tin của mình vào form dưới đây.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Như vậy, với bài viết trên đây, Aplicaps đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc: “Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu?”. Đây là phần kiến thức quan trọng không chỉ giúp mẹ hiểu rõ được tình trạng thai nhi mà còn tự bảo vệ bản thân trước những biến cố thai kỳ nguy hiểm. Nếu mẹ cần được tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe thai kỳ, hay truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn nhé!

Dược sĩ Anh Thư

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Identifying and treating a missed abortion. Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/missed-abortion
2 What is a missed miscarriage? Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://www.parents.com/pregnancy/complications/miscarriage/what-is-a-missed-miscarriage/
3 Signs of miscarriage. Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/pregnancy-loss/signs-of-miscarriage/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ