Trước tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp như hiện nay, bất cứ ai cũng nên có những hiểu biết đầy đủ về cúm. Để nếu chẳng may bị cúm trong tháng đầu mang thai thì còn biết cách xử lý, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với những triệu chứng điển hình như: Mệt mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt. Đây là loại cảm cúm thông thường do virus gây ra. Bệnh xảy ra rất phổ biến và theo mùa, với tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị.
Ngoài loại virus gây cảm cúm thông thường thì còn có rất nhiều loại virus cúm nguy hiểm khác như: H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,… Khi nhiễm phải những loại virus này, triệu chứng cũng tương tự như bị cúm thông thường. Vì vậy mà nhiều người chủ quan, không đi khám bác sĩ, tự điều trị tại nhà nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Nhóm bệnh này thường lây truyền giữa các loài gia cầm nhưng có một số biến thể lây sang người. Khả năng lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp là rất cao, thông qua giọt nước bọt hay dịch mũi của người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi từ bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng,…
Cúm là gì?
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.
Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tử vong.
Tác nhân gây bệnh
Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C. Vỏ của virus bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của virus cúm A. Trong quá trình lưu hành của virus cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi.
Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân type kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên (antigenic shift). Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người. Những phân type kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vì bản chất của virus cúm là lipoprotein, virus cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C và các chất hoà tan lipid như ether, beta-propiolactone, formol, chloramine, cresyl, cồn…Tuy nhiên, virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0-4 độ C sống được vài tuần, ở -20 độ C và đông khô sống được hàng năm.
Đặc điểm dịch tễ học
Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh.
Cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ở phụ nữ mang thai, cơ thể lúc này rất nhạy cảm, đặc biệt hệ thống miễn dịch bị suy giảm hơn so với người bình thường. Khi mẹ bầu bị cúm trong tháng đầu mang thai thì thời gian bị cúm có thể kéo dài lâu hơn và có thể gây viêm phổi nặng. Cúm khiến thai phụ mệt mỏi, nóng rát cổ họng,… gây rối loạn trao đổi chất sinh ra độc tố.
Với những ảnh hướng đến cơ thể người mẹ kể trên thì có thể khẳng định rằng cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em mang thai bị cúm thì virus sẽ đi từ người mẹ qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Chúng làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi trong những tháng đầu.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương bởi bệnh cúm của người mẹ. Khi thân nhiệt của người mẹ trên 39oC kéo dài, sẽ gây tác động xấu ảnh hưởng đến não bộ. Đồng thời, thuốc điều trị cảm cúm cũng có những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: Dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và không não,…
Sốt cao và độc tố còn có thể kích thích tử cung co bóp làm thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy những trẻ bị sinh non do người mẹ bị mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ bị cúm trong tháng đầu mang thai, với virus gây bệnh là Rubella thì khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất cao (khoảng 70 – 80%). Vì thế, nếu mẹ bầu bị Rubella thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng xấu tác động đến đứa bé.
Còn với loại cảm cúm thông thường, tuy cũng là mối lo ngại đối với thai nhi và người mẹ nhưng khả năng gây dị tật bẩm sinh thì chưa có nghiên cứu rõ.
Khi cơ thể có dấu hiệu của cúm, đặc biệt là cúm trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác mình nhiễm virus cúm gì, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tác động xấu đến cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt nên bổ sung tỏi trong các món ăn bởi trong tỏi có chứa kháng sinh thảo mộc chống virus cúm.
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh cảm thông thường. Vì các chủng virus cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể. Khi cơ thể tạo ra được miễn dịch chống lại chủng này thì chúng lại biến đổi thành một chủng khác, nên việc điều trị cúm nặng vẫn còn là thách thức. Vì thế, giải pháp để phòng tránh cúm trong tháng đầu mang thai là chị em nên tiêm phòng vaccine cúm trước khi có dự định sinh em bé, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai.
Bà bầu là những người rất nhạy cảm đối với những thay đổi ở môi trường xung quanh dẫn đến tình trạng cảm cúm rất hay xảy ra. Bà bầu bị cảm cúm, cảm lạnh hay bị sốt sổ mũi là dấu hiệu thường thấy trong thai kỳ.
Khi bà bầu có dấu hiệu bị cảm, cần thận trọng phân biệt bà bầu bị cảm cúm hay bà bầu bị cảm lạnh. Từ đó có hướng can thiệp và xử trí hợp lý. Bởi khi bà bầu bị cảm nếu không được chăm sóc cẩn thận không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây, bác sĩ sẽ giúp các mẹ bầu phân biệt cụ thể triệu chứng, nguyên nhân của 2 hiện tượng bị cảm ở bà bầu. Từ đó các mẹ có cách phòng tránh và điều trị cụ thể.
BÀ BẦU BỊ CẢM CÚM
Cảm cúm là thuật ngữ chung, cần phân biệt cảm lạnh thông thường hay bị cúm vì phòng ngừa hay chữa trị của mỗi loại bệnh khác nhau, đặc biệt với những trường hợp cảm cúm khi mang thai, vì khi mang thai ngoài tác động của virus lên mẹ còn liên quan đến bào thai trong bụng.
Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu
- Ho khan.
- Bị sốt khi mang thai , sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt.
- Viêm họng.
- Ớn lạnh.
- Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.
- Đau đầu.
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
- Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu.
Nguyên nhân cảm cúm ở bà bầu
Nguyên nhân bà bầu bị cúm là do ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ. Bên cạnh đó một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.
Bà bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.
Tuy nhiên, bà bầu bị cúm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất cũng không nên quá lo lắng, hoang mang để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Biến chứng cúm khi mang thai
Có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu họ bị cúm. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi.
Các biến chứng khác không phổ biến, như: Viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn), viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc…
Nếu mẹ bị cúm trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như: Khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai
Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm cúm thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.
Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.
Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
Vì chứng cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.
Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng
Khi mang thai, cơ thể của mẹ thường nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng suy yếu hơn nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng đang lớn lên từng ngày nên mẹ càng cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng vì bây giờ mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn cho cả con nữa.
Mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.
Để phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu, cần lưu ý:
- Tránh xa các nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
- Không tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống vì chúng có thể chứa tác nhân gây cúm rồi truyền sang người.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế đi mưa vì rất dễ bị cảm cúm.
- Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm.
- Đặc biệt, nếu có ý định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm vì đây được cho là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.
- Nếu có biểu hiện của cúm hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả.
BÀ BẦU BỊ CẢM LẠNH
Cảm lạnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra, bao gồm các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, không sốt… và không ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu.
Triệu chứng cảm lạnh của bà bầu
Cảm lạnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus gây ra. Các bà bầu hãy nghĩ tới khả năng mình đã bị nhiễm cảm khi có các triệu chứng sau:
- Sốt cao khoảng 38-39 độ C.
- Rét run, cảm giác ớn lạnh.
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Có thể kèm theo đau họng, ho khan hoặc ho có đờm.
- Hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng.
Bà bầu bị cảm lạnh chữa như thế nào?
Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cảm lạnh là giống nhau.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bà bầu cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bà bầu nhanh khỏi cảm:
Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm
Xông là phương pháp dân gian, lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu có trong vườn nhà, đem nấu sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên.
Hãy hít thở thật đều đặn và cảm nhận triệu chứng nghẹt mũi của mẹ đang giảm đáng kể. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dày lá…
Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%
Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày, hiệu quả rất tốt trong giai đoạn bệnh cảm ghé thăm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha 1 thìa muối vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
Chanh kết hợp với mật ong
Mẹo nhỏ dân gian này hết sức đơn giản. Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng quất (miền Nam gọi là trái tắc) chưng mật ong để giải cảm, trị ho để an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Tỏi
Bài thuốc dân gian trị cảm lạnh cho bà bầu bằng tỏi được nhiều mẹ bầu sử dụng. Tỏi chứa chất kháng sinh allicin giúp đẩy lùi các virus gây bệnh. Khi bị cảm, mẹ bầu hãy giã 3 – 5 tép tỏi vắt lấy nước rồi dùng xông hàng ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi uống với nước.
Thời kỳ mang thai, chị em có thể ăn nhiều tỏi hơn để tăng sức đề kháng. Mẹ bầu có thể cho thêm tỏi khi xào rau hoặc ngâm một hũ giấm tỏi để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, giúp phòng cảm lạnh.
Không sử dụng thuốc kháng sinh
Một số trường hợp mẹ bầu không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc để uống là rất không nên. Kháng sinh là thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng, không chỉ riêng phụ nữ có thai mà với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cảm, sử dụng kháng sinh không những có nhiều nguy cơ mà nó thật sự không đem lại lợi ích điều trị nào cả. Lý do là nguyên nhân gây bệnh cảm đa số là virus, không phải nguyên nhân từ vi khuẩn. Kháng sinh không có hiệu quả trên virus.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Bệnh cảm khiến cho các mẹ bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên các mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng tự nhiên giúp đẩy lùi bệnh tật.
Một bát cháo giải cảm cũng rất hữu hiệu. Khi nấu cháo nên thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng giúp mẹ toát nhiều mồ hôi.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ không chỉ là chế độ ăn uống của bạn như thế nào mà trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, omega-3,…
Chẳng hạn, sắt là yếu tố giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đến nuôi cơ thể. Nhưng việc bổ sung sắt như thế nào là vô cùng quan trọng và phải bổ sung các loại sắt hấp thu tối đa, tránh tình trạng táo bón, buồn nôn như sắt amin. Mẹ bầu nên sử dụng các loại sản phẩm tổng hợp, chứa sắt amin và các loại vitamin, khoáng chất. Trong đó, sản phẩm nổi trội nhất là Befoma của Aplicaps. Sản phẩm của hãng dược phẩm uy tín, được nhập khẩu chính ngạch tử châu Âu và đạt chứng nhận an toàn của EFSA.
Không chỉ bổ sung sắt, mẹ bầu còn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ. Bạn có thể tham khảo sử dụng bộ 3 sản phẩm bổ bầu của Aplicaps, bao gồm: Aplicaps Befoma, Aplicaps Menacal, Aplicaps Hymega.
Hỏi – Đáp
1. Em có tiêm vacxin cúm trước lúc có bầu rồi thì trong thời gian bầu không may bị cúm sẽ không nguy hiểm nữa phải không?
Hoàn toàn có thể nguy hiểm. Việc tiêm vacxin cúm trước khi mang thai là điều hoàn toàn nên làm nếu bạn có điều kiện. Tuy nhiên, tiêm vacxin chỉ phòng tránh được những tác nhân gặp phải có trong vacxin, bởi có rất nhiều loại virus gây ra cúm nên vẫn có những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
2. Em lên google đọc mấy tài liệu thì nói bầu cảm trong 3 tháng đầu dễ bị dị tật thai nhi, em lo quá. Bác sĩ cho em hỏi điều này có đúng không ạ?
Như đã nói, mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu rất dễ gây dị tật thai nhi, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mẹ bầu bị cảm cúm do virus Rubella thì hầu như 80% trẻ sinh ra bị dị tật. Đối với nguyên nhân do cảm cúm thông thường thì chưa chắc thai sẽ bị bất thường.
Vì vậy, khi bị cảm cúm, bạn nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân gây cảm cúm mà đừng vội vàng bỏ thai.
3. Bác sĩ cho em hỏi lúc em có bầu 4 tháng, em có mua thuốc ho sổ mũi uống mà đến giờ em bầu 7 tháng rồi cũng đang bị cảm thì thuốc đợt trước còn dư lại, giờ em có uống được thuốc đấy không ạ?
Bạn không nên sử dụng thuốc dư lại từ lần trước bởi thuốc mở ra lâu quá sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất bạn nên đi khám để đảm bảo xem tình trạng của em bé có phát triển khỏe mạnh hay không. Nếu em bé vẫn phát triển bình thường, bạn có thể xem xét uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Dạo gần đây đang có dịch sốt xuất huyết. Bác sĩ cho em hỏi, mẹ bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Thông thường, sốt xuất huyết ở người bình thường đã nguy hiểm rồi nên sẽ rất nguy hiểm đối với mẹ và bé. Bởi tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết khá cao cùng sự thay đổi của yếu tố đông máu, cầm máu. Vì vậy, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để không mắc phải sốt xuất huyết khi mang thai nhé.