tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? 8 biến chứng và 7 dấu hiệu nhận biết sớm

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở nhiều mẹ bầu … . Liệu rằng tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? 8 biến chứng và 7 dấu hiệu sớm nhất của bệnh lý này sẽ được Aplicaps giới thiệu trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng theo dõi nhé!.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý liên quan đến rối loạn dung nạp glucose ở nhiều mức độ khác nhau, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu khi mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Bệnh thường xuất hiện khi  mẹ bầu mang thai được 24 đến 28 tuần tuổi.

Dấu hiệu cơ năng

Nhìn chung, các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện. Thêm vào đó, những triệu chứng này có xu hướng biến mất sau khi sinh khoảng 6 tuần. Những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Mệt mỏi: Nhiều thống kê cho thấy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ mệt mỏi hơn thai phụ bình thường.
  • Mờ mắt: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lượng glucose cao khiến các mô mắt sưng lên, trường hợp nặng có thể làm hỏng các mạch máu sau mắt. Tuy nhiên, mờ mắt sẽ nhanh chóng biến mất nếu đường huyết được đưa về mức bình thường.
  • Khát nước liên tục: Mẹ bầu cảm thấy thèm uống nước hơn bình thường. Mẹ thậm chí thấy khát dù không vận động ra mồ hôi hoăc ăn bất kỳ thứ gì mặn trước đó.[1] 
  • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày: Đây là hệ quả của việc khát nước, khô miệng khiến mẹ phải uống nước để giải khát liên tục.
  • Miệng khô: Cảm giác khô miệng thường đi đôi với khát nước. Mẹ có xu hướng uống nhiều nước hơn để thoát khỏi tình trạng cổ họng khô khốc, khó chịu.
  • Tăng cân quá nhanh: Do lượng đường trong máu của mẹ cao nên tuyến tụy của em bé sẽ tăng sản sinh insulin để sử dụng lượng đường này. Điều này dẫn đến tình trạng em bé lớn quá nhanh, kéo theo cân nặng của mẹ tăng theo.
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm huyết tương lúc đói (FPG) là phép đo lượng đường trong máu khi không ăn bất cứ thứ gì trong vòng ít nhất 8 giờ. Đây là phương pháp phổ biến thường được dùng trong xét nghiệm tiểu đường. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Lấy mẫu máu xét nghiệm khi mẹ bầu đang đói.
  • Bước 2: Mẹ bầu được uống 75g nước đường glucose trong 5 phút.
  • Bước 3: Bác sĩ định lượng đường máu sau 1 giờ, 2 giờ uống nước đường.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ có đường huyết lúc đói < 126mg/dL. Để đưa ra kết luận cuối cùng, mẹ bầu sẽ được lặp lại phép đo hoặc đo glucose sau ăn 2 giờ. Nếu lượng đường huyết sau ăn 2 giờ > 200mg/dL thì mẹ bầu được chẩn đoán xác định tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ.

Đối với bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Nếu bị mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như:

  • Sinh non: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh non tăng lên nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ trước tuần 24 của thai kỳ.
  • Sảy thai: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sảy thai tự nhiên cao. Đặc biệt với trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ và có tiền sử sảy thai liên tiếp, bà bầu cần kiểm tra đường máu mỗi ngày.
  • Tăng tỷ lệ sinh mổ do thai quá to: Thông thường, em bé có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có cân nặng sau sinh lớn hơn so với em bé có mẹ khỏe mạnh. Điều này khiến mẹ bầu khó sinh tự nhiên. Đồng thời, em bé cũng có nguy cơ gặp chấn thương trong quá trình sinh nở như bị ngạt, bị kẹp forcep lấy thai,… Vì vậy, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ luôn được khuyến nghị đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho em bé.
  • Băng huyết sau sinh: Do việc kiểm soát lượng glucose trong máu khó khăn nên mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn niệu. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng hơn thành băng huyết, nhiễm trùng ối, viêm đài bể thận cấp,…
  • Nguy cơ chấn thương do thai quá to: Khi kích thước thai nhi quá lớn, trọng tâm của người mẹ bị dồn về phía trước nhiều hơn gây mất thăng bằng. Trong quá trình lao động, sinh hoạt, nếu không chú ý có thể bị va đập, vấp ngã làm tổn thương mẹ và thai nhi.

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không? Mắc vào giai đoạn nào? Chẩn đoán như thế nào? 

Trẻ sinh ra có cân nặng cao quá mức do mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Đối với thai nhi có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi sẽ có nguy cơ bị:

  • Thừa cân béo phì: Lượng đường trong máu cao kích thích thai nhi tiết nhiều insulin. Lượng insulin tăng làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng đến mô mỡ. Điều này khiến thai nhi tăng cân nhanh chóng. Nhiều trường hợp em bé sinh ra nặng hơn 4kg. Ngoài ra, các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau này.
  • Thở khó khăn: Khi insulin trong cơ thể em bé dư thừa dẫn đến làm chậm quá trình sản xuất chất diện hoạt surfactant – tham gia quá trình giãn nở phế nang. Khi thiếu surfactant, máu qua phế nang không được oxy hóa, dẫn đến trẻ bị thiếu oxy và gây hội chứng suy hô hấp.
  • Hạ đường huyết: Trong một số trường hợp, em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường máu thấp khi mới sinh. Những đợt hạ đường huyết đột ngột khiến bé co giật, cần uống sữa và truyền dịch để đưa đường máu về bình thường.
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Đường huyết tăng cao gây rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Một số chất thiết yếu như folate, axit folic hoặc canxi bị thiếu hụt khiến thai nhi phát triển không bình thường, tăng nguy cơ khuyết tật tim, não hoặc cột sống.

[2]

Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kỳ

Hàng năm, có đến 10% phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ. Phần lớn trong số đó đều bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

  • Phụ nữ có thai ngoài 30 tuổi: Tuổi càng lớn, chức năng điều tiết insulin càng kém, kháng insulin tăng lên, khó kiểm soát đường máu nên dễ gây tiểu đường thai kỳ, đặc biệt với mẹ ngoài 30 tuổi.
  • Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ: Với mẹ có hơn 2 lần sinh nở hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác. Nguyên nhân chính là do gen, sự di truyền từ thế hệ trước.
  • Thừa cân, béo phì khi mang thai: Thai phụ có chỉ số BMI cao hơn 30 có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với người có BMI < 25..
  • Sinh con trước nặng hơn 4,1kg: Mẹ có tiền sử sinh em bé trên 4kg có thường do rối loạn chuyển hóa. Vì vậy thai phụ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc lại cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.

Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ

Để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt trong 9 tháng thai kỳ, mẹ phải luôn chăm sóc và bảo vệ bản thân bằng các phương pháp như:

Duy trì cân nặng ổn định

Mẹ bầu nên đảm bảo cân nặng luôn nằm trong khoảng an toàn, hạn chế tăng cân quá mức bằng việc kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày. Thông thường, mỗi ngày mẹ chỉ nên bổ sung 2200-2500 calo/ngày. Nếu đang trong tình trạng thừa cân, mẹ chỉ nên bổ sung 1800 calo/ngày.

Khoảng cân nặng phù hợp với bà bầu.

Cân nặng lí tưởng của bà bầu trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị tiểu đường. Trong đó, thực đơn hàng ngày phải đáp ứng đủ các tiêu chí:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không ăn quá no hoặc quá đói.
  • Sử dụng thực phẩm ít đường và không làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 70).

Một chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp duy trì lượng đường máu ở mức an toàn, vừa giúp mẹ bầu bổ sung đủ dưỡng chất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Chỉ số GI của một số loại thực phẩm

4.3.Tăng cường vận động

Vận động giúp cơ thể sử dụng nhiều glucose hơn, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nếu đang bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên xây dựng những bài tập nhẹ nhàng mà vẫn tiêu hao năng lượng cần thiết để đảm bảo lượng đường máu ở mức an toàn và ổn định.[3]

Như vậy, qua bài viết trên đây, Aplicaps đã giúp mẹ giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề “tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không”. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn cách chăm sóc bản thân khỏi những biến chứng nguy hiểm. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ thì hãy truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ 1900 636 985!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What are the symptoms of gestational diabetes? Ngày truy cập: 30/06/2022. https://www.webmd.com/baby/symptoms-of-gestational-diabetes
2 Gestational diabetes. Ngày truy cập: 30/06/2022.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
3 Gestational Diabetes. Ngày truy cập: 30/06/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ