axit folic trước khi mang thai

Có nên bổ sung axit folic trước khi mang thai không? Loại nào tốt?

Nhiều người cho rằng chỉ cần bổ sung axit folic trong quá trình mang thai là đủ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Điều này là chưa đúng! Việc bổ sung axit folic trước khi mang thai cũng vô cùng quan trọng, ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để nhận được những thông tin chi tiết hơn về vấn đề trên.

Tại sao nên bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 là một dạng tổng hợp của folate. Axit folic đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Vai trò của axit folic đối với sức khỏe của mẹ

Khi đi vào cơ thể mẹ, axit folic hỗ trợ tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu. Không bổ sung đủ axit folic là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu folate – thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Lúc này, cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện hồng cầu chưa trưởng thành với kích thước lớn bất thường, không đủ hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: mệt mỏi tột độ, tim đập nhanh, khó thở, vết loét hở trên lưỡi và thay đổi màu da hoặc tóc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị thiếu máu có nguy cơ cao sinh non.

Vai trò của axit folic đối với sức khỏe của thai nhi

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nếu không bổ sung đủ axit folic, thai nhi có nguy cơ cao phải đối diện với dị tật ống thần kinh.

Dị tật ống thần kinh là dị tật bẩm sinh của não, cột sống hoặc tủy sống. Loại dị tật này thường phát triển ở tháng đầu tiên của thai kỳ.[1]

Đây là khoảng thời gian mà hầu hết phụ nữ chưa biết mình đang mang thai. Hai khuyết tật ống thần kinh phổ biến nhất là tật nứt đốt sống và bệnh thiếu não:

  • Tật nứt đốt sống: Đặc trưng của tình trạng này là xương tủy sống không đóng hoàn toàn, làm tổn thương các tế bào thần kinh và phá hủy chức năng vốn có của chúng. Dị tật ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, khả năng vận động và sức khỏe tổng thể của bé. Bé sinh ra có thể bị yếu chân, tê liệt, mất cảm giác, không tự chủ đại tiểu tiện…
  • Bệnh thiếu não: Bé mắc bệnh thiếu não có thể bị thiếu một phần chính của não, hộp sọ và da đầu. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thiếu não khiến thai chết lưu hoặc em bé sinh ra chỉ có thể sống trong vài giờ hoặc vài ngày.

Ngoài ra, thiếu axit folic còn là nguyên nhân dẫn đến sứt môi và hở hàm ếch khiến mô ở mặt và miệng của em bé không hợp nhất đúng cách. Dị tật này khiến bé gặp khó khăn khi nói và ăn uống, răng kém phát triển… Bé phải trải qua nhiều phẫu thuật phức tạp để khắc phục tình trạng trên.

Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nếu mẹ không bổ sung đủ axit folic
Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nếu mẹ không bổ sung đủ axit folic

Tại sao nên bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Hầu hết các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh đều hình thành ở tuần thai thứ 3 đến tuần thai thứ 4. Đây là khoảng thời gian nhiều người chưa biết mình đang mang thai nên không bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là axit folic để con phát triển khỏe mạnh.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên uống axit folic trong 3 tháng trước khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai. Điều này cho phép axit folic tích tụ hàm lượng vừa đủ trong cơ thể, sẵn sàng bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.

Nếu bạn mất nhiều thời gian hơn để có thai, việc bổ sung axit folic mỗi ngày cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu tiếp tục sử dụng các sản phẩm cung cấp axit folic với hàm lượng vừa đủ để đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh.[2]

Hàm lượng axit folic cần bổ sung

Hàm lượng axit folic cần bổ sung trong mỗi giai đoạn có sự chênh lệch như sau:

  • Trước khi mang thai: 400 mcg acid folic/ ngày.
  • Trong quá trình mang thai: 600 mcg acid folic/ ngày.
  • Sau sinh và cho con bú: 500 mcg acid folic/ ngày.

Bạn không nên dùng nhiều hơn 1000 mcg axit folic mỗi ngày trừ khi bác sĩ có khuyến nghị khác. Bổ sung dư thừa axit folic có thể khiến bạn không phát hiện được các triệu chứng thiếu vitamin B12.[3]

Các cách bổ sung axit folic

Bạn có thể bổ sung axit folic trước khi mang thai bằng hai cách: bổ sung qua thực phẩm hoặc sử dụng viên uống.

Bổ sung qua thực phẩm

Axit folic có nhiều trong thực phẩm tự nhiên như:

  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh…
  • Các loại rau màu xanh đậm: rau bina, cải xanh, súp lơ xanh…
  • Các loại quả có múi: cam, quýt, bưởi, chanh…
  • Măng tây.
  • Trứng.

Tuy nhiên, axit folic trong thực phẩm có hàm lượng thấp và khó hấp thu. Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc sau sinh và cho con bú được khuyến nghị nên bổ sung axit folic bằng cách sử dụng viên uống.

Axit folic có mặt trong đa dạng thực phẩm từ thiên nhiên
Axit folic có mặt trong đa dạng thực phẩm từ thiên nhiên

Bổ sung bằng viên uống

Hiện nay, trên thị trường có hai loại viên uống: viên uống chỉ chứa axit folic và viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu. Viên uống chỉ chứa axit folic là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi cơ thể cần axit folic để phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.

Tuy nhiên, việc dùng viên uống tổng hợp cho bà bầu được đánh giá cao hơn. Các sản phẩm này có thể cung cấp nhiều loại dưỡng chất, bao gồm axit folic cùng các loại vitamin và khoáng chất khác, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khỏe của bản thân người mẹ.

Một số lưu ý khi sử dụng viên uống axit folic trước khi mang thai:

  • Bạn có thể dùng axit folic bất kỳ thời điểm nào trong ngày, uống kết hợp hoặc không kết hợp với thức ăn.
  • Trong quá trình bổ sung axit folic, bạn nên bỏ hoàn toàn thuốc lá vì thuốc lá ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng này. Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân khiến bạn khó có thai hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Axit folic tương đối lành tính và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

Befoma – Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu

Hiện nay, trên thị trường có nhiều viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đâu là sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng thì có thể tham khảo viên uống vitamin tổng hợp Befoma.

Befoma cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai
Befoma cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai

Mỗi viên Befoma cung cấp 18 loại dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh, đang cho con bú. Một trong những thành phần nổi bật nhất của sản phẩm là axit folic với những ưu điểm như sau:

  • Axit folic hàm lượng cao: Befoma cung cấp axit folic hàm lượng cao lên đến 600 mcg, đáp ứng đủ nhu cầu để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
  • Axit folic thế hệ 4: Axit folic trong Befoma thuộc thế hệ 4, hay còn gọi là Quatrefolic, đại diện cho một tiến bộ trong công nghệ axit folic. So với các dạng axit folic truyền thống, Quatrefolic giúp cơ thể tiếp nhận axit folic một cách hiệu quả hơn mà không cần phải trải qua quá trình chuyển hóa phức tạp. Điều này có nghĩa là cơ thể có thể sử dụng axit folic ngay lập tức mà không tốn thời gian và năng lượng để chuyển hóa.

Befoma được nhập khẩu chính ngạch từ Tây Ban Nha và đã đạt chứng nhận an toàn của EFSA, đạt tiêu chuẩn của thực phẩm bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung axit folic trước khi mang thai. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại truy cập ngay vào website aplicaps.vn hoặc gọi điện cho hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Spina bifida and other neural tube defects. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024.
https://www.semanticscholar.org/paper/Spina-bifida-and-other-neural-tube-defects.-Northrup-Volcik/
2 Folic acid for pregnancy: Benefits, when to take and how much. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/folic-acid-for-pregnancy#benefits
3 Folic acid and pregnancy: How much you’ll need. Truy cập ngày 19/ 04/ 2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/folic-acid

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ