Bà bầu bị đau họng không quá lo ngại nhưng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị đau họng và cách cải thiện như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn đến đau họng ở bà bầu?
Đau họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các chất kích thích của môi trường bên ngoài, vi sinh vật hoặc do hormone trong thai kỳ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho bà bầu bị đau họng:
- Vi khuẩn: Streptococcus pyogenes và liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh viêm họng, dẫn đến đau họng và có thể kèm theo sốt. [1]
- Virus: Phần lớn các trường hợp mắc viêm họng là do virus gây ra. Đây cũng là thủ phạm gây ra cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
- Chất kích thích từ môi trường: Không khí khô, bụi, phấn hoa, khói, hóa chất, khói thuốc lá, các chất dị ứng,… có thể gây kích ứng cổ họng và đường mũi của mẹ bầu khiến cổ họng bị đau.
- Hệ thống miễn dịch kém: Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu có thể kém đi để bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cho cơ thể của bà bầu dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp, dẫn đến đau họng.
- Thay đổi hormone: Hormone thay đổi trong thời kỳ mang thai khiến cơ thể gặp phải một số tình trạng liên quan đến miệng, cổ họng như khô miệng, cảm thấy khát nước và đau họng.
- Trào ngược axit dạ dày: Quá trình tiêu hóa có thể diễn ra chậm hơn trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng trào ngược axit dạ dày gây ra đau rát và khó chịu tại cổ họng.
Dấu hiệu cảnh báo đau họng khi mang thai
Đau họng là cảm giác ngứa rát, sưng, đau tại cổ họng. Tùy vào từng nguyên nhân gây đau họng mà mẹ bầu có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, cụ thể:
- Ngứa nhẹ tại cổ, ho khan hoặc ho có đờm.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Bà bầu sốt nóng lạnh.
- Đau đầu.
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt thức ăn.
- Xuất hiện đờm trắng trong cổ họng hoặc amidan.
Ngoài ra, bà bầu bị đau họng do liên cầu khuẩn gây ra có thể kèm theo các triệu chứng buồn nôn, khó thở và đau bụng.
Phương pháp điều trị cho bà bầu bị đau họng
Đau họng là tình trạng không quá lo ngại và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị đau họng cho bà bầu tại nhà sau:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày có thể giúp làm sạch cổ họng và loãng dịch nhầy. Đồng thời, muối cũng có thể làm dịu và giúp giảm sưng, nóng cổ họng, từ đó cải thiện tình trạng đau họng.
Mẹ bầu có thể súc miệng bằng cách thêm thìa muối vào một cốc nước ấm, khuấy tan hoặc sử dụng nước muối sinh lý ấm. Để nước muối phát huy hiệu quả, mẹ bầu nên nhấp một ngụm, ngửa đầu ra sau và súc miệng để hỗn hợp nước muối ngấm vào cổ họng càng xa càng tốt. Bạn nên súc miệng và nhổ nước muối ra trong khoảng 1 phút, có thể uống ngụm nước muối cuối cùng để sát khuẩn đường ruột. [2]
Uống nước trà thảo mộc
Sử dụng trà thảo mộc ấm nóng không chỉ giúp mẹ bầu giữ đủ nước cho cơ thể mà còn làm loãng và lỏng chất nhầy gây khó chịu trong cổ họng. Điều này giúp giảm cảm giác khó chịu và đau tại cổ họng. [3]
Trà thảo mộc là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều bà mẹ trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, có những loại trà thảo mộc có thể gây hại cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên có sự lựa chọn sáng suốt những loại thảo dược để không gây tác dụng có hại như: Trà gừng, trà hoa cúc, trà chanh mật ong,…
Sử dụng viên ngậm hoặc thuốc xịt họng
Viên ngậm và thuốc xịt họng thường an toàn đối với phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu có thể an tâm khi sử dụng phương pháp này để làm dịu và giúp cổ họng thoải mái hơn. Đồng thời, viêm ngậm hoặc thuốc xịt họng có chứa tinh dầu bạc hà còn giúp cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh và làm tê cổ họng, từ đó giúp giảm các cơn đau họng hiệu quả.
Dành thời gian nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Khả năng miễn dịch của mẹ bầu có thể bị giảm và không đủ khả năng chống lại tác nhân gây đau họng. Vì vậy, cách tốt nhất để mẹ bầu giảm tình trạng bệnh cũng như cải thiện sức khỏe là nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Những chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung trong quá trình mang thai để thai nhi phát triển khỏe mạnh là canxi, DHA, vitamin và khoáng chất,… Chúng có thể bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày như các loại cá, sữa, trứng gà,…
Bên cạnh đó, để bổ sung các dưỡng chất trên đầy đủ và hấp thu vào cơ thể nhanh nhất, phụ nữ mang thai có thể sử dụng bộ 3 sản phẩm Aplicaps nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, được nhiều bác sĩ khuyên dùng và rất nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.
Aplicaps Befoma giúp bổ sung đầy đủ 18 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Với hàm lượng sắt amin thế hệ mới, hấp thu cao, hạn chế táo bón, nóng trong và giúp ngăn ngừa thiếu máu. Đồng thời, thành phần Quatrefolic là axit folic thế hệ 4, trực tiếp phân giải thành axit folic, giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Aplicaps Menacal cung cấp canxi, vitamin D3 & K2 tự nhiên cho bà bầu. Công thức 3 tác động giúp tối ưu hóa hấp thu canxi, giảm đau mỏi, tê chân. Trong đó, canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô có khả năng hòa tan cao, tăng hoạt tính sinh học và cấu trúc lỗ xốp tổ ong, tối ưu hóa hấp thu canxi và không lắng đọng. Đồng thời, vitamin D3, vitamin K thúc đẩy canxi gắn vào tủy xương.
Aplicaps Hymega chứa DHA siêu tinh khiết hàm lượng cao, giúp bé phát triển não bộ toàn diện và thị giác, ngăn ngừa chứng hay quên và trầm cảm sau sinh cho mẹ. Đồng thời sản phẩm có chứa hàm lượng EPA giúp giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật và vitamin E giúp tối ưu hóa hấp thu DHA và an thai.
Phòng ngừa đau họng trong thai kỳ bằng cách nào?
Không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn tình trạng đau họng ở bà bầu. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, phòng ốc sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
- Súc miệng nước muối hàng ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ qua chế độ ăn uống hàng ngày và sử dụng bộ 3 sản phẩm Aplicaps.
- Đeo khẩu trang khi vào nơi đông người và luôn giữ ấm cơ thể.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, chứa nhiều muối và đường.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại như: Khói thuốc lá, hóa chất độc hại,…
Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm rõ về vấn đề bà bầu bị đau họng và những thông tin cần biết. Bên cạnh đó, Aplicaps cũng bổ sung thêm các thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như giải pháp cải thiện đau họng cho bà bầu. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ.
Tham khảo:
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tư vấn cách chăm sóc an toàn cho cả mẹ và bé
- Bà bầu bị ho về đêm và các mẹo chữa hiệu quả cho mẹ
Aplicaps chúc mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Strep Throat While Pregnant: Symptoms and Treatment. Truy cập ngày 20/04/2022 https://www.healthline.com/health/pregnancy/strep-throat |
---|---|
↑2 | Sore Throat. Truy cập ngày 20/04/2022 https://www.webmd.com/baby/sore-throat# |
↑3 | What to know about strep throat when pregnant. Truy cập ngày 20/04/2022 https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-and-strep-throat |