Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nhiều mẹ cho rằng chân bị phù thì không nên đi lại nhiều, chỉ nên ngồi một chỗ. Điều đó có thực sự đúng không? Mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao bầu bị phù chân khi mang thai?
Phù chân khi mang thai là tình trạng tích trữ nước dưới da, làm cho bàn chân sưng lên và phù nề. Khi ấn vào chỗ bị phù, bề mặt da lõm xuống và mất một lúc sau mới đàn hồi trở lại như trước. Mẹ bầu có thể dựa vào dấu hiệu này để xác định xem mình có đang bị phù chân hay không.
Phù chân khi mang thai gây ra do nhiều nguyên nhân. Theo các bác sĩ sản khoa, có 3 nguyên nhân chính gây phù chân ở phụ nữ mang thai. Đó là:
Tăng thể tích máu
Khi thai nhi ngày càng lớn, cơ thể mẹ bầu sản xuất ra lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho con. Máu được sản xuất càng nhiều thì thể tích máu trong cơ thể mẹ càng lớn. Mà mạch máu của mẹ thì vẫn vậy, không to ra. [1]
Giống như một bể nước càng ngày chứa càng nhiều nước, mà vòi nước thì vẫn nhỏ, điều này làm cho máu và dịch trong cơ thể dễ ứ đọng hơn, gây phù nề.
Thai chèn ép gây cản trở máu về tim
Càng về cuối thai kỳ, kích thước của tử cung ngày càng lớn, chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch ở vùng chậu. Áp lực trong ổ bụng tăng khiến cho tuần hoàn trở nên khó khăn, máu khó đổ về tim nên ứ đọng ở hai chi dưới.
Rối loạn nội tiết
Trong thai kỳ, bà bầu tăng từ 9-12kg, thậm chí có mẹ bầu tăng đến 20kg. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh gây áp lực lớn cho đôi chân, máu lưu thông kém gây phù nề. Ngoài ra, nội tiết tăng nhanh cũng khiến cho tuần hoàn máu chậm hơn, máu lưu thông khó hơn làm nặng hơn tình trạng phù chân ở bà bầu.
Tác động từ bên ngoài
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu, như:
- Nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức
- Ăn quá mặn hoặc cơ thể hấp thụ quá nhiều muối
- Đứng lâu
- Chế độ ăn thiếu kali
- Vận động quá nhiều
- Uống cà phê hoặc thức uống chứa cafein
Bà bầu phù chân có sao không?
Phù nề bàn chân và mắt cá chân khi mang thai thường xuất hiện từ từ, càng về cuối thai kỳ thì phù càng tăng. Phù chân không gây đau và không nguy hiểm, tuy nhiên lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Nếu phù nề quá nhiều, mẹ bầu có thể bị khó cử động và khó đi lại.
Mặc dù triệu chứng này không nguy hiểm, nhưng nếu mặt, bàn tay hoặc bàn chân của bà bầu đột ngột bị phù thì mẹ không nên coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm:
- Chân, tay, mặt sưng lên bất thường
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi thị giác, hoa mắt, mắt nhìn mờ
- Đau vùng dưới xương sườn
- Nôn ói
Mẹ bầu hãy đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên. Tiền sản giật nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Phù chân làm mẹ bầu không tiện đi lại, mẹ chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ. Nhiều mẹ bầu còn cho rằng, đi bộ sẽ làm cho mình bị phù nặng hơn. Như vậy có đúng không? Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia thai kỳ, câu trả lời là NÊN đi lại. [2]
Đúng là vận động quá nhiều hoặc đứng quá lâu sẽ làm cho mẹ bị phù nặng hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ nên ngồi một chỗ và không được vận động.
Thực tế, vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm được các triệu chứng như phù nề, đau mỏi khi mang thai. Đặc biệt, đi bộ là hoạt động được khuyến khích đối với các mẹ bầu. Bà bầu bị phù chân nên đi bộ để cải thiện tuần hoàn máu.
Mẹ nên bắt đầu đi bộ từ tháng thứ 4, duy trì đều đặn mỗi ngày 30 phút. Lưu ý rằng, mẹ chỉ nên đi bộ lúc trời râm mát hoặc có tán cây che. Tốt nhất, mẹ nên rủ thêm một người bạn đồng hành, người đó có thể là chồng hoặc người thân, để đề phòng nếu có vấn đề bất thường xảy ra.
Bên cạnh đó, lựa chọn giày dép phù hợp khi đi bộ cũng là một yếu tố cần quan tâm. Tốt nhất mẹ nên mang giày thể thao hoặc giày dép thoải mái, có đế bằng để tiện di chuyển. Không nên sử dụng giày cao gót, giày dép chật hay tất bó sát vào chân. Bởi điều này càng khiến mẹ bị phù nề nặng hơn.
Cách giảm phù chân khi mang thai
Bên cạnh việc đi bộ, một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ chứng phù chân ở bà bầu. Để giải đáp cho câu hỏi bầu bị phù chân phải làm sao, mẹ hãy tham khảo các lưu ý dưới đây.
Các hoạt động cần tránh
- Không ngồi vắt chéo chân
- Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát
- Không đi giày cao gót
- Hạn chế ở ngoài trời nắng nóng
- Tránh tăng cân quá mức
- Không ăn quá mặn, quá cay
Những việc nên làm
Uống nhiều nước. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng trên thực tế, nếu bà bầu bị mất nước, cơ thể sẽ có xu hướng giữ nước lại gây phù nề nặng hơn. Phụ nữ mang thai nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. [3]
Tập thể dục thường xuyên. Tương tự như đi bộ, các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng khác như yoga bầu, đi bơi, đạp xe sẽ giúp bà bầu cải thiện được tình trạng phù chân.
Nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Đây là biện pháp giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch cửa, giúp máu về tim tốt hơn, không ứ đọng ở chi dưới.
Giữ mát cho cơ thể trong điều kiện thời tiết oi bức. Bởi vì khi ở môi trường có nhiệt độ cao, các mạch máu sẽ giãn ra để tỏa nhiệt, điều này càng làm nặng thêm tình trạng phù của bà bầu.
Nếu nguyên nhân gây phù chân là do thiếu kali, mẹ bầu nên tăng cường ăn thực phẩm giàu kali như nước cam, nước dưa hấu, chuối, cải bó xôi, sữa chua…
Hạn chế sử dụng cafein. Cafein có tác dụng lợi tiểu, khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều và dễ bị mất nước. Uống nhiều cà phê sẽ khiến cơ thể có xu hướng giữ nước, làm cho bà bầu càng bị phù nặng hơn.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein như các loại đậu, thịt gà, trứng, sữa…
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Ăn nhiều các nhóm thực phẩm chứa vitamin, canxi và kẽm
- Ăn các loại quả, hạt chứa nhiều vitamin E như rau bina, hạt hạnh nhân, khoai lang, hạt hướng dương…
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất bằng viên uống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bộ 3 Aplicaps là các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, được nhiều bác sĩ khuyên dùng và rất nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng.
Aplicaps Befoma – vitamin tổng hợp cho bà bầu, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ. Với công thức 3 tác động:
- Sắt amin – hấp thu cao, hạn chế táo bón, giúp ngăn ngừa thiếu máu.
- Quatrefolic – axit folic thế hệ 4, phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- 16 vitamin và khoáng chất khác, đầy đủ dưỡng chất cho một thai kỳ trọn vẹn.
Aplicaps Menacal – canxi tự nhiên D3K2 không lo nóng táo. Công thức 3 tác động giúp tối ưu hóa hấp thu canxi, hỗ trợ cải thiện đau mỏi chỉ sau 2 tuần sử dụng:
- Canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô có khả năng hòa tan cao, giúp hình thành hệ xương ở bé và ngăn ngừa mất xương ở mẹ.
- Nhóm khoáng chất Magie, Kẽm, Selen kích hoạt enzym hấp thu canxi.
- Vitamin D3, K2 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi ở ruột, đưa canxi gắn vào tủy xương.
Aplicaps Hymega – DHA tinh khiết chiết lạnh độc quyền. Công thức 3 tác động ưu việt:
- DHA 250mg hàm lượng cao tinh khiết, giúp bé thông minh và phát triển trí não toàn diện, ngăn ngừa chứng hay quên và trầm cảm sau sinh cho mẹ.
- EPA giúp làm giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật.
- Vitamin E giúp hấp thu tối đa hàm lượng DHA và an thai.
Bộ 3 Aplicaps là sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Hội đồng Liên minh châu Âu (EFSA), chứng nhận GRAS của FDA Hoa Kỳ và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được chuyên gia thai kỳ tư vấn.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?” của các mẹ bầu. Bên cạnh đó, Aplicaps cũng bổ sung thêm các thông tin hữu ích về nguyên nhân, tác hại cũng như cách khắc phục cho bà bầu bị phù chân. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ.
Aplicaps chúc mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | 13 Home Remedies for Swollen Feet During Pregnancy. Truy cập ngày 15/2/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/swollen-feet-during-pregnancy |
---|---|
↑2 | Remedies for swollen feet during pregnancy. Truy cập ngày 15/2/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy |
↑3 | Swollen ankles, feet and fingers in pregnancy. Truy cập ngày 15/2/2022. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/swollen-ankles-feet-and-fingers/ |