Trong thời kỳ mang thai, máu mẹ là nguồn nuôi dưỡng chính, cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, tình trạng thiếu máu ở mẹ cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển của thai nhi. Để dự phòng nguy cơ thiếu máu thai kỳ, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phù hợp, bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu. Vậy bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?
Thiếu máu ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay giảm lượng huyết sắc tố trong máu. Dẫn đến giảm quá trình vận chuyển oxy từ máu tới thai nhi và các cơ quan trong cơ thể. Quá trình này thường xảy ra thầm lặng, đến khi xuất hiện các dấu hiệu nhận biết thì tình trạng thiếu máu đã ở mức trung bình và có thể gây ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Cụ thể:
Ảnh hưởng tới mẹ bầu
Các biểu hiện thường gặp khi thiếu máu ở phụ nữ mang thai là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hay buồn ngủ,… Đây là những triệu chứng nhẹ ở giai đoạn đầu mà mẹ bầu dễ bỏ qua, không để ý tới. Lâu dần, nếu tình trạng thiếu máu vẫn tiếp diễn có thể gây ra các hậu quả như:
- Da, niêm mạc xanh cao, điển hình là lòng bàn tay và niêm mạc mắt nhợt nhạt. Mẹ bầu thường xuyên thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế, cơ thể kiệt sức, mệt mỏi kéo dài cả ngày.
- Khi vận động leo cầu thang, làm việc gắng sức, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, tim đập loạn nhịp thành từng hồi.
- Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu dễ mắc các biến chứng thai kỳ như: Tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ), sinh non, hạ huyết áp, sảy thai, bong nhau thai,…
Những triệu chứng trên xuất hiện ở mẹ bầu là do nguyên nhân thiếu máu làm giảm quá trình vận chuyển oxy tới các mô, cơ quan. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ và các vấn đề sau sinh như: Băng huyết, nhiễm trùng máu, suy giảm trí nhớ,… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ. [1]
Ảnh hưởng tới em bé
Mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Điều này sẽ khiến cho thai nhi kém phát triển về trọng lượng, có thể bị sinh non hoặc con sinh ra nhẹ cân, vàng da sau sinh.
Bà bầu bị thiếu máu khi mang thai có thể khiến cho thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những đứa trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó, thiếu máu do thiếu axit folic ở mẹ bầu có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như dị tật sọ mặt, cột sống chẻ đôi,…
Nguyên nhân gây thiếu máu ở mẹ bầu
Thiếu máu là tình trạng bệnh mà các mẹ bầu thường gặp trong thời kỳ mang thai. Một khảo sát đánh giá từ 107 quốc gia cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 38%, ảnh hưởng đến khoảng 32 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở bà bầu là do thiếu các chất tạo máu: Sắt, Axit Folic, một số Vitamin B6, B12,… [2]
Sắt
Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, tham gia tạo hemoglobin cho hồng cầu. Nếu thiếu sắt, tế bào hồng cầu bị thiếu hemoglobin sẽ không thực hiện được vai trò vận chuyển oxy cho cơ thể.
Trong nghiên cứu của Bursary (2008) đã chỉ ra rằng, mẹ bầu thiếu sắt chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng, trước đó cơ thể dự trữ sắt thấp hoặc do mất máu kinh nguyệt quá nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ cao gấp ba lần so với phụ nữ không có kinh nguyệt và tăng lên khi thai nhi phát triển.
Vitamin B12
Vitamin B12 có vai trò trong việc tạo ra tế bào hồng cầu và protein. Các thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như sữa, trứng, thịt và gia cầm,… là nguồn cung cấp Vitamin B12 chủ yếu cho cơ thể. Do đó, những thai phụ thiếu máu do thiếu Vitamin B12 thường xảy ra ở mẹ bầu ăn chay nghiêm ngặt hoặc mắc bệnh lý về tiêu hóa không hấp thụ được Vitamin B12.
Acid Folic
Axit folic – một loại vitamin B9 là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Không chỉ vậy, Axit folic còn là thành phần tham gia cấu tạo ống thần kinh, sự phân chia tế bào, sự phát triển của thai nhi.
Do đó, nếu cơ thể mẹ không được bổ sung axit folic đầy đủ qua dinh dưỡng thì mẹ nên sử dụng thêm viên bổ sung ở ngoài để đáp ứng được nhu cầu của thai nhi.
Thể tích máu tăng
Khi mang thai, nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên gấp 1,5 – 2 lần so với ban đầu. Điều này làm giảm nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố) có trong cơ thể mẹ, từ đó gây thiếu máu. Do đó, để cơ thể có thể sản sinh ra nhiều hồng cầu, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đủ chất.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai. Dưới đây là các nguồn thực phẩm giàu sắt cần có trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu:
- Các loại thịt đỏ và hải sản: Hàm lượng sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ được hấp thu tốt hơn sắt có trong thức ăn từ nguồn thực vật. Trong đó, thịt bò và các loại cá biển là nguồn thực phẩm giàu sắt, rất tốt cho mẹ bầu.
- Một số loại rau xanh: Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng cần thay đổi phù hợp để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Từ xa xưa, ông bà ta đã hay cho bà bầu sử dụng các loại rau như cải bó xôi, rau dền, cà rốt, súp lơ,… Đây là các loại rau chứa nhiều chất xơ, vitamin A và các khoáng chất như sắt, kẽm cần thiết cho bà bầu.
- Chuối: Hàm lượng Sắt trong chuối cao hơn so với các loại trái cây khác. Bên cạnh đó, chuối còn giúp thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở mẹ bầu.
- Bí đỏ: Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô, là nguồn rau củ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như sắt, phospho, kali, axit béo cùng các loại vitamin. Bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
- Lòng đỏ trứng: Trứng là nguồn dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu với nhiều thành phần như protein, canxi, photpho cùng các loại khoáng chất khác. Trong đó, lòng đỏ trứng là nơi chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn 3-4 quả trứng/ tuần, đặc biệt là mẹ nên ăn lòng đỏ và có thể bỏ lòng trắng trứng.
- Các loại ngũ cốc và hạt: Mẹ bầu có thể sử dụng các loại ngũ cốc và hạt vào mỗi buổi sáng kèm với sữa. Đây là chế độ ăn vừa tốt cho sức khỏe, vừa bổ sung sắt cho cơ thể bà bầu.
Viên uống bổ máu Aplicaps Befoma
Ngoài chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bà bầu có thể bổ sung Sắt cùng các chất tạo máu cho cơ thể bằng viên uống bổ sung. Khi lựa chọn viên uống bổ sung Sắt, mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm ở dạng sắt hữu cơ. Bởi sắt ở dạng hữu cơ sẽ dễ hấp thu và an toàn hơn so với sắt vô cơ.
Aplicaps Befoma là sản phẩm bổ sung sắt cùng các nguyên liệu tạo máu, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm chứa tới hơn 18 loại vitamin và khoáng chất cùng các điểm nổi bật như:
- Sắt: Đây là dạng Sắt amin hữu cơ có phân tử nhỏ, ổn định, có thể thể hấp thu qua dạ dày dễ dàng và chỉ giải phóng cho tới khi đến ruột non. Do đó, sản phẩm hạn chế tối đa các tình trạng trào ngược axit, cảm giác buồn nôn hay táo bón cho mẹ bầu khi sử dụng.
- Acid folic thế hệ IV: Aplicaps Befoma có chứa thành phần Folate thế hệ mới nhất, đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước như: Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc,… Folate thế hệ 4 có khả năng hòa tan cao, không chuyển hóa, trực tiếp phân giải thành axit folic, giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- 16 loại vitamin và khoáng chất khác: Bên cạnh thành phần chính là Sắt và Axit Folic, sản phẩm còn đảm bảo cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết theo hướng dẫn của WHO. Đặc biệt là Vitamin B12 giúp hỗ trợ quá trình tạo máu và bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi.
Nhờ các tác động trên, Aplicaps Befoma là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thai kỳ lý tưởng cho mẹ bầu. Mẹ nên sử dụng sản phẩm từ ngay những ngày đầu tiên mang thai để cơ thể có thể dự trữ và sản xuất máu đầy đủ trong suốt thai kỳ.
Một số lưu ý khi bổ sung sắt
Một số lưu ý giúp mẹ bầu bổ sung sắt hiệu quả hơn trong thời kỳ mang thai. Cụ thể:
Nên bổ sung cùng vitamin C
Bổ sung sắt đi kèm với vitamin C sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu hiệu quả hơn. Sau bữa ăn khoảng 30 phút, mẹ có thể dùng tráng miệng là những loại trái cây giàu Vitamin C như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, cà chua, kiwi, đu đủ, sơ ri,…
Khi sử dụng, mẹ bầu nên ăn trực tiếp trái cây thay vì ép lấy nước. Vì nước ép sẽ chứa một lượng lớn đường, còn ăn trực tiếp trái cây cung cấp lượng chất xơ cao, giúp chống táo bón tốt hơn. .
Hạn chế các đồ uống chứa caffein
Caffein gây ức chế sự hấp thụ sắt từ thức ăn, viên uống bổ sung. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần hạn chế uống cà phê, coca, nước ngọt chứa caffein. Nếu muốn sử dụng, mẹ bầu chỉ nên dùng sau khi ăn hoặc uống viên bổ sung sắt ít nhất là 2 tiếng.
Uống nhiều nước
Bổ sung sắt có thể gây táo bón và khiến phân có màu xanh đậm hoặc màu đen. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, khi uống sắt, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2L mỗi ngày.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về câu hỏi “ Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?”. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ bầu trong việc bổ sung và lựa chọn viên uống bổ sung sắt và các khoáng chất cần thiết khác cơ thể trong thời kỳ mang thai.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 hoặc truy cập tại ĐÂY để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn ngay nhé! Chúc mẹ bầu và thai nhi mạnh khỏe và bình an!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Anemia In Pregnancy. Truy cập ngày 1/7/2022 https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/a/anemia-in-pregnancy.html |
---|---|
↑2 | Prevalence of anemia and iron deficiency anemia in Chinese pregnant women (IRON WOMEN). Truy cập ngày 1/7/2022 https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-020-03359-z |