Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Thông thường, vào tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng phù chân hay còn gọi là xuống máu chân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra ở giai đoạn sớm của thai kỳ thì rất có thể đây là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật, sinh non hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác gây ảnh hưởng nặng nề tới cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?
Bà bầu bị máu xuống chân sớm có sao không? Đây thực chất không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cần thận trọng để phát hiện kịp thời và điều trị sớm tình trạng bệnh nhằm đề phòng những biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tình trạng bà bầu bị máu xuống chân sớm là như thế nào?
Xuống máu chân ở bà bầu thường có biểu hiện mắt cá chân, bàn chân bị sưng to, phù nề. Tình trạng này thường không gây ra cảm giác đau đớn nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện và không thoải mái trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nếu mẹ bầu chỉ gặp tình trạng xuống máu chân đơn thuần và không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì chỉ cần nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống khoa học. Điều này sẽ giúp tình trạng bà bầu bị xuống máu chân sớm sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu mắc thêm một số triệu chứng như đau bụng, đau đầu, rối loạn thị giác thì nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non ở mẹ bầu là rất cao. [1]
Bà bầu bị xuống máu chân sớm là nỗi lo lắng của nhiều thai phụ
Một số biến chứng của tình trạng máu xuống chân sớm ở bà bầu
Hội chứng tiền sản giật là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Thông thường, mẹ bầu bị tiền sản giật sẽ gặp phải các cơn co giật toàn thân vào lúc chuyển dạ hoặc trong thời gian hậu sản.
Một số biến chứng nguy hiểm khi gặp tình trạng này là hiện tượng nhau thai bị bong sớm. Tình trạng này khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch. Tiền sản giật còn có thể gây suy giảm chức năng gan, suy thận cấp, suy tim cấp,…
Bên cạnh những biến chứng ảnh hưởng đến mẹ bầu, tiền sản giật cũng khiến thai nhi phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như có nguy cơ bị thai chết lưu, sinh non, hay trẻ sinh ra bị phù não,… Hội chứng này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sinh non. Bởi mẹ bầu bắt buộc phải kết thúc sớm thời gian mang thai để giữ an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.
Chính vì thế, mẹ bị tiền sản giật khiến con sinh ra thường dễ ốm, sức đề kháng kém và suy dinh dưỡng. Một số trường hợp bị tiền sản giật không được can thiệp kịp thời, thai nhi có thể bị chết lưu ngay trong bụng mẹ hoặc tử vong khi mới chào đời.
Nguyên nhân xuống máu chân ở bà bầu
Sự gia tăng lưu lượng máu tuần hoàn, thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể ở mẹ bầu chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giãn tĩnh mạch. Từ đó dẫn đến hiện tượng phù chi dưới. Dưới đây là hai nguyên nhân chủ yếu gây xuống máu chân sớm ở bà bầu:
Thai nhi phát triển mạnh, chèn ép vào tử cung gây áp lực lên các tĩnh mạch, cản trở máu về tim, đặc biệt là tĩnh mạch ở phần chi dưới của cơ thể. Trong đó, bàn chân sẽ là vị trí bị sưng phù nhiều nhất. Nguyên nhân là do bộ phận này nằm cách xa tim nên vòng tuần hoàn đưa máu động mạch đi về tim sẽ tốn nhiều thời gian. Điều này dẫn đến ứ đọng chất lỏng quá mức ở phần chân, gây hiện tượng phù nề bàn chân.
Sự rối loạn hormone nội tiết trong thời kỳ mang thai cũng dễ làm giãn thành tĩnh mạch. Từ đó góp phần gây ứ trệ tuần hoàn khiến chân nặng, sưng phù.
Nếu tình trạng xuống máu chân, suy giãn tĩnh mạch trên ở mẹ bầu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài đến sau khi sinh hoặc để lại di chứng tĩnh mạch nổi khó điều trị. [2]
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có thể là do thai nhi phát triển mạnh chèn ép tử cung
Dấu hiệu nhận biết sớm bà bầu xuống máu chân
Để tránh những biến chứng nặng nề từ chứng xuống máu chân gây ra, mẹ bầu cần lưu ý một số dấu hiệu điển hình sau để có thể nhận biết sớm. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị kịp thời:
- Mẹ bầu gặp tình trạng phù thũng, ấn lõm, da kém đàn hồi, sưng đột ngột, tê bì ở các cơ vùng đầu mặt cổ hoặc tứ chi.
- Xuất hiện các cơn đau đầu bất chợt, đau nhói, kéo dài dai dẳng.
- Gặp một số vấn đề liên quan đến thị lực như mờ mắt, rối loạn thị lực, chói mắt, lóa mắt.
- Tình trạng đau dữ dội, đau lan tại phần dưới xương sườn có thể là dấu hiệu cảnh báo bong rau thai sớm.
Xuống máu chân bao lâu thì đẻ?
Thông thường, ở những bà bầu khỏe mạnh, xuống máu chân thường gặp vào tuần 30 của thai kỳ. Theo kinh nghiệm dân gian, xuống máu chân chính là dấu hiệu báo trước kỳ sinh nở sắp đến.
Hiện tượng sưng phù chân ở mẹ bầu vào tháng thứ 9 của thai kỳ rất có thể là “bước đánh dấu” chuyển dạ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, mẹ bầu có thể sinh con sau khi gặp hiện tượng xuống máu chân một vài tuần.
Khoảng thời gian từ lúc mẹ bầu xuống máu chân đến khi sinh em bé hầu hết đều dựa trên kinh nghiệm dân gian và chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học cụ thể nào. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần thật tốt và hãy luôn sẵn sàng cho việc chào đón “thành viên mới” của gia đình.
Xuống máu chân ở mẹ bầu thường gặp vào tuần 30 của thai kỳ
Cách chữa xuống máu chân cho bà bầu
Để phòng ngừa và điều trị xuống máu chân, mẹ bầu hãy bỏ túi ngay một số mẹo hữu hiệu sau đây:
- Mang tất cao, có độ đàn hồi tốt sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng chi dưới, hạn chế ứ máu ở bàn chân, mắt cá chân. Từ đó giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng xuống máu chân.
- Một chế độ nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng lưu thông máu của cơ thể. Không chỉ vậy, giấc ngủ còn tạo điều kiện cho các tĩnh mạch vùng chi dưới được hồi phục và khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nằm đệm là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng lưu thông tuần hoàn và ngăn ngừa xuống máu chân ở bà bầu.
- Nằm ngủ nghiêng trái cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa phù chi dưới do làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới. Từ đó giúp máu từ chi dưới di chuyển đến tim dễ dàng hơn.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể tiến hành một số bài tập chân để giúp hạn chế tình trạng xuống máu chân như tập co duỗi chân, xoay chân,… Biện pháp này sẽ giúp phần chi dưới khỏe mạnh hơn, hạn chế suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên, mẹ cần tiến hành thường xuyên và liên tục mới có thể mang lại hiệu quả lâu dài.
- Nếu bạn đã áp dụng hầu hết các biện pháp trên mà tình trạng xuống máu chân vẫn không thuyên giảm thì việc tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cần thiết. Trong trường hợp tình trạng xuống máu chân kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cần được chăm sóc, điều trị kịp thời. Điều này giúp tránh nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật. [3]
Nằm ngủ nghiêng trái là biện pháp hữu hiệu giúp giảm xuống máu chân sớm ở bà bầu
Trên đây, Aplicaps đã cung cấp một số thông tin quan trọng về tình trạng xuống máu chân và giải đáp câu hỏi “Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?” nhằm giúp mẹ bầu có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Để biết thêm mọi thông tin liên quan, mẹ bầu vui lòng để lại bình luận TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 1900 636 985 để được các chuyên gia của Aplicaps giải đáp và tư vấn.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Swollen ankles, feet and fingers in pregnancy. Truy cập ngày 17/7/2022. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/swollen-ankles-feet-and-fingers/ |
---|---|
↑2 | Remedies for swollen feet during pregnancy. Truy cập ngày 17/7/2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy |
↑3 | 5 ways to manage swollen legs and feet during pregnancy. Truy cập ngày 17/7/2022. https://utswmed.org/medblog/swollen-feet-during-pregnancy/ |