Bị ho khi mang thai tháng thứ 5 thường không phải là tình trạng khiến mẹ phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ho có thể dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ho ở mẹ bầu tháng thứ 5, Aplicaps mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Nguyên nhân bị ho khi mang thai tháng thứ 5
Mẹ bầu tháng thứ 5 bị ho là tình trạng không hiếm gặp. Cơn ho thường xảy ra bởi một số nguyên nhân như:
Thời tiết thay đổi
Thời tiết chuyển lạnh hoặc nóng thất thường là yếu tố nguy cơ dễ khiến mẹ bầu bị ho kích ứng. Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, sức khỏe dễ bị tác động bởi những tác nhân từ môi trường.
Ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm khiến hệ hô hấp của hầu hết mọi người bị tác động gây ho, bao gồm cả mẹ bầu. Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu, nếu tiếp xúc lâu dài với bụi bẩn, các chất hóa học sẽ khiến sức đề kháng suy yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, nhiễm khuẩn hô hấp, suy hô hấp,…
Hệ miễn dịch suy yếu
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu kém hơn bình thường dẫn tới có nguy cơ cao bị dị ứng hoặc các vật thể lạ tấn công. Vì vậy, virus, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu thông qua mũi hoặc miệng, gây ra tình trạng ho, thậm chí khó thở.
Mắc bệnh về hô hấp
Nếu mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản, co thắt phế quản, viêm mũi dị ứng,… thì triệu chứng ho trong khi mang thai là không tránh khỏi. Việc mẹ bầu cần làm là hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện các biện pháp làm dịu cơn ho.
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu nhạy cảm hơn với dị ứng, virus, vi khuẩn đường hô hấp, gây ra tình trạng ho.
Thai nhi mọc tóc
Khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5, thai nhi sẽ bắt đầu mọc tóc, lông tơ mịn. Mặc dù chưa có bằng chứng nào về việc mọc tóc ở thai nhi gây ho cho mẹ bầu, nhưng nhiều người cho rằng tóc của bé sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa cổ, dẫn tới ho.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản gây ho kèm theo chua rát họng. Cách nhận biết ho do trào ngược bao gồm:
- Bà bầu bị ho về đêm.
- Ho nhiều hơn khi nằm xuống.[1]
Bà bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 5 có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường, bị ho khi mang thai tháng thứ 5 không ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi, em bé được bao bọc và bảo vệ bởi lượng nước ối lớn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua triệu chứng ho, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài nhiều hơn 1 tuần. Khi đó, thai phụ cần hỏi ý kiến bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi như suy yếu hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bị ho khi mang thai tháng thứ 5 có uống thuốc không?
Mẹ bầu tháng thứ 5 cần hạn chế uống thuốc điều trị ho. Bởi có rất nhiều loại thuốc giảm ho không thực sự an toàn cho thai kỳ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Dưới đây là danh sách các thuốc được đánh giá là ít gây rủi ro nhất cho thai kỳ:
- Dextromethorphan điều trị ho khan.
- Guaifenesin điều trị ho có đờm.
Lưu ý, mẹ bầu không sử dụng 2 loại thuốc này khi bị ho kèm theo đau rát họng.
Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất vừa giúp giảm triệu chứng ho cho bà bầu, vừa hạn chế tình trạng sử dụng thuốc Tây y, đó là viên ngậm trị ho cho bà bầu. Một số loại viên ngậm trị ho chứa những thành phần có thể sử dụng như:
- Benzocain: Gây tê cục bộ, làm giảm nhanh tình trạng ho và đau họng. Hoạt chất này không đi vào máu nên an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
- Dầu bạch đàn và tinh dầu bạc hà: Có tác dụng giảm nghẹt mũi và làm dịu triệu chứng ho, đau họng.
- Kẽm gluconat: Thường được sử dụng trong những trường hợp ho kéo dài, đau họng. Vì lượng kẽm tối đa có thể bổ sung là 40mg nên mẹ bầu cần lưu ý về hàm lượng.[2]
Mẹo giúp bà bầu tháng thứ 5 giảm ho tại nhà
Giảm ho từ những phương pháp từ thiên nhiên luôn được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi sự lành tính của nó. Dưới đây là một số phương pháp mẹ bầu tháng thứ 5 có thể áp dụng khi bị ho.
Mật ong – biện pháp giảm ho cho bà bầu
Mật ong là một cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu lành tính, không gây hại cho bà bầu và thai nhi. Không những thế, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm dịu cơn đau họng.
Chanh mật ong trị ho cho bà bầu được nhiều chuyên gia khuyến nghị và an toàn tuyệt đối. Mẹ bầu có thể kết hợp mật ong và chanh để tăng hiệu quả giảm ho cũng như dung hòa mùi vị làm cho bài thuốc thơm ngon hơn.
Bà bầu trị ho bằng rau diếp cá
Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng trên thực tế, rau diếp cá có thể mang lại hiệu quả làm dịu cơn ho cho bà bầu. Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa acid folic, một dưỡng chất rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, hạn chế nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Trị ho cho bà bầu bằng gừng
Gừng là 1 loại thảo dược giúp giảm đờm và tiêu viêm. Từ đó, giảm thiểu tình trạng ho và đau rát họng ở mẹ bầu tháng thứ 5.
Để áp dụng phương pháp này, mẹ bầu cần đun sôi hai cốc nước rồi thêm hai thìa gừng thái lát mỏng, ngâm trong 15 phút. Để bên ngoài, chờ đến khi nước ấm, thêm một ít mật ong cho thơm ngon hơn và uống mỗi ngày.
Trị ho cho bà bầu bằng lá húng chanh
Theo một số nghiên cứu thì lá húng chanh có nhiều đặc tính chữa bệnh, bao gồm kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Thêm 1 vài lá húng chanh vào trà uống hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng ho hiệu quả cho mẹ bầu tháng thứ 5.
Cách trị ho bằng lá tía tô
Theo dân gian, lá tía tô có rất nhiều công dụng như giải cảm, ho, nhức đầu,… Các bằng chứng khoa học cho thấy, lá tía tô có tới 271 phân tử tự nhiên với tác dụng dược lý kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng. Vì thế, mẹ bầu tháng thứ 5 có thể sử dụng lá tía tô để trị ho tại nhà an toàn mà lại hiệu quả.[3]
Khi nào bà bầu bị ho cần đi khám?
Bà bầu bị ho tháng thứ 5 cần đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán cũng như có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi khi kèm theo các dấu hiệu:
- Sốt cao đột ngột hoặc trên 38 độ C.
- Nổi ban đỏ toàn thân.
- Ho dai dẳng không dứt, ho ra máu.
- Khó thở, thở nông, không có khả năng thở sâu.
- Đau rát họng kéo dài 3-4 ngày và/hoặc đờm có màu xanh/vàng/đục.
Biện pháp phòng ngừa bị ho khi mang thai tháng thứ 5
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là khi đang mang thai tháng thứ 5. Dưới đây là một số cách mẹ bầu tháng thứ 5 có thể áp dụng để phòng ngừa bị ho:
- Hình thành một lối sống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với chế độ ăn khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên.
- Nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng ngừa biến chứng thai kỳ bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu ngay từ khi có dự định mang thai đến suốt giai đoạn thai kỳ.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là thời điểm dịch truyền nhiễm đang hoành hành.
Bị ho khi mang thai tháng thứ 5 tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý những triệu chứng cảnh báo kèm theo. Hy vọng với bài viết trên, mẹ bầu đã hiểu thêm về tình trạng ho khi mang thai, đồng thời có phương pháp xử trí phù hợp.
Mọi thông tin cần được làm rõ, các mẹ liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps sẽ giải đáp tận tình nhất.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Doctors Explain Why You Might Get a Chronic Cough While Pregnant. Truy cập ngày 21/8/2022 https://www.popsugar.com/family/why-do-i-have-chronic-cough-during-pregnancy-48189326 |
---|---|
↑2 | What Can I Take for a Cough While Pregnant? Truy cập ngày 21/8/2022 https://www.medicinenet.com/what_can_i_take_for_a_cough_while_pregnant/article.htm |
↑3 | Ethnomedicinal, Phytochemical and Pharmacological Investigations of Perilla frutescens (L.) Britt. Truy cập ngày 21/8/2022 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6337106/ |