Những thay đổi thể chất và sinh lý trong quá trình mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điển hình trong đó phải kể đến tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn, đặc biệt xảy ra trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Giải pháp để giảm thiểu tình trạng này là gì? Tất cả đã được Aplicaps cung cấp trong bài viết dưới đây. Mời mẹ bầu cùng tham khảo nhé!
Dấu hiệu bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu
Trong những tháng đầu thai kỳ, tình trạng bụng khó chịu ở các mẹ bầu biểu hiện rất đa dạng và khác nhau. Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Nôn, buồn nôn, mất khẩu vị
Theo thống kê, 80% mẹ bầu đều bị buồn nôn, mất khẩu vị trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Do cơ thể sản sinh lượng lớn progesterone làm giãn cơ hệ tiêu hóa khiến thức ăn bị đẩy trào lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn.
Căng tức bụng trên
Đây là một triệu chứng hết sức bình thường khi mang thai. Căng tức bụng trên có thể là ảnh hưởng của việc trứng làm tổ trong tử cung hoặc do phôi thai chèn ép tử cung tạo cảm giác căng tức. Ngoài ra, tình trạng thay đổi nội tiết tố progesterone cũng làm xuất hiện những cơn căng tức bụng, đặc biệt sau cơn ốm nghén, nôn mửa,…
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ thể thai phụ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trong đó, triệu chứng điển hình là táo bón trong thai kỳ, tiêu chảy hoặc ăn không tiêu, chán ăn,… do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Sự thay đổi progesterone là thủ phạm chính gây rối loạn tiêu hoá. Điều này khiến giảm nhu động ruột nên việc hấp thu tiêu hóa trở nên khó khăn.
- Việc bổ sung các viên uống sắt cũng có tác dụng phụ là gây táo bón, dù uống thực phẩm bổ sung là thói quen cần thiết trong thai kỳ.
- Cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng yếu kém là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại xâm nhập hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy.
- Ngoài ra phải kể đến những nguyên nhân khác như ít vận động, thói quen ăn ít chất xơ, uống nước không đủ,… cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu.
Nguyên nhân gây bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu
Có vô số nguyên nhân gây bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống khó tiêu hóa: Khẩu vị của mẹ bầu thay đổi đáng kể trong suốt thời kỳ mang thai. Đồ chua, cay, chiên xào, dầu mỡ,… đều có thể là sở thích mới của nhiều mẹ sau khi có em bé. Kết hợp với tình trạng tiêu thụ thức ăn tăng lên mỗi ngày của mẹ bầu cũng là nguyên nhân khiến bụng khó chịu.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn sớm của thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi. Biểu hiện điển hình đó là tình trạng ốm nghén như mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn,… ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu ăn không tiêu, từ đó khiến mẹ cảm thấy bụng khó chịu, căng trướng, buồn nôn.
- Trứng làm tổ trong tử cung: Phôi di chuyển vào tử cung và bắt đầu làm tổ sẽ gây ra cảm giác đau vùng bụng dưới. Tuy nhiên, các cơn đau thường xảy ra âm ỉ và kéo dài từ 2-3 ngày, tùy vào tình trạng của mỗi mẹ bầu. Thông thường, các cơn đau bụng sẽ kèm theo những cơn co thắt nhẹ thành tử cung.
- Căng cơ, căng dây chằng: Thai nhi ngày càng phát triển về kích thước khiến cho các dây chằng bị kéo căng và chèn ép. Triệu chứng điển hình của việc này là những cơn đau bụng bên trái, vị trí gần dưới háng.
- Táo bón trong thai kỳ: Một phần nước trong thức ăn đã bị thai nhi hấp thụlà lý do khiến phân khi đi ngoài khô hơn bình thường. Lâu dài, chất thải tích tụ trong trực tràng kèm theo khí khó tiêu gây cảm giác đầy bụng, táo bón.
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu là một hiện tượng hết sức bình thường trong thai kỳ và thường là dấu hiệu táo bón thai kỳ. Thậm chí, tình trạng này còn có thể xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của mẹ và thai nhi nhưng nếu kéo dài thì chắc chắn đây là điều không tốt.
Bên cạnh đó, bụng khó chịu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến khẩu vị của người mẹ. Việc này đồng nghĩa với khả năng nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ bị yếu kém.
Nếu bụng khó chịu khi mang thai xảy ra ở mức độ nhẹ thì mẹ chỉ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng để hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nặng thì có thể gây suy dinh dưỡng thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong thai kỳ.
Làm sao để cải thiện bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu?
Để không bị những cơn khó chịu ở bụng dày vò suốt thai kỳ, mẹ bầu nên hình thành những thói quen dưới đây:
- Chế độ ăn hợp lý: Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thu dễ dàng hơn, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, mẹ bầu nên tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm nhiều hoạt động khác (xem tivi, tán chuyện, nằm,…). Hơn nữa, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ và các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh,… Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ cay nóng cũng dễ khiến bụng bị căng tức, khó chịu nên mẹ cần hạn chế.
- Tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn: Sử dụng thuốc lá, rượu, bia khi đang mang thai dễ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Lâu dần, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn, buồn nôn,…
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Nếu đột nhiên xuất hiện những cơn đau tức bụng, bụng khó chịu, mẹ bầu nên dừng làm việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Trường hợp bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ có thể nằm kê cao gối khi ngủ để giảm bớt sự khó chịu này.
- Luyện tập thể dục thể thao: Những động tác vận động đơn giản có thể giúp giải phóng lượng khí tích tụ trong khoang bụng, giảm đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra, các động tác massage cơ quan tiêu hóa cũng giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Thăm khám tại cơ sở y tế: Thói quen khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện kịp thời những yếu tố gây đau bụng nguy hiểm. Ví dụ như đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,…
Bầu 3 tháng đầu nên ăn và kiêng gì?
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Để cơ thể thích nghi kịp thời với những thay đổi tâm sinh lý, việc bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Trong đó, những loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thời gian này là:
- Trái cây: Ăn nhiều trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Bên cạnh các loại trái cây tươi, mẹ có thể chọn những loại trái cây đông lạnh, đóng hộp, trái cây khô để bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất cần, thiết đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
- Rau củ: Để hấp thu lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ bầu nên lấp đầy bữa ăn bằng đa dạng loại rau củ. Một số loại rau củ mẹ nên bổ sung như rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,…), củ có màu cam (cà rốt, khoai lang, bí đỏ), rau củ có màu vàng (ngô, ớt vàng) và đỏ (cà chua, ớt đỏ). Những loại rau củ chứa nhiều chất xơ cùng vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của mẹ bầu.
- Sản phẩm từ sữa: Sữa tiệt trùng, sữa chua,… sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hấp thu tốt hơn. [1]
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiêng những loại thức ăn dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:
- Hải sản chứa thủy ngân: Nhiều loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá mú, cá ngừ,… Nếu ăn phải những loài hải sản này, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thủy ngân như nôn mửa, buồn nôn, khó thở,… Ngoài ra, thủy ngân khi vào cơ thể còn làm chậm sự phát triển của bé, gây tổn thương não và ảnh hưởng đến thính – thị giác của thai nhi.
- Thịt, hải sản tươi sống hoặc chưa nấu chín: Những loại thực phẩm sống chứa vô số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thức ăn. Những loại vi khuẩn này có thể truyền qua nhau thai và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi. Một số loại thức ăn thuộc nhóm này nên tránh như hải sản hun khói, hải sản đông lạnh, thịt sống, loài có vỏ chưa nấu chín, sushi, pate,…
- Trứng sống hoặc chưa nấu chín: Khi trứng chưa chín sẽ chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa như salmonella,… nên mẹ bầu cần tránh xa.
- Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa khác: Trước khi đưa vào sử dụng, sữa thường được thanh trùng hoặc đun nóng để diệt vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng. Mẹ bầu dùng sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa như phô mai có nguy cơ bị ngộ độc, nặng hơn là sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Các loại rau mầm sống và rau củ chưa rửa sạch: Rau củ là khẩu phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên, rau mầm sống hoặc rau củ chưa được rửa sạch sẽ chứa nhiều vi khuẩn và chất bẩn, có thể hại đến bé yêu. Trong đó, salad là món ăn phổ biến làm từ những loại rau này. Vì vậy, mẹ không nên ăn các loại salad để bảo vệ sức khỏe.
- Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm trẻ chậm phát triển và tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu. [2]
Trên đây là những giải pháp hữu ích giúp mẹ có bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng rằng, với những thông tin của Aplicaps mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Nếu mẹ cần được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ 1900 636 985 nhé!
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | Your first time trimester diet. Ngày truy cập: 30/6/2022. https://www.parents.com/pregnancy/stages/1st-trimester-health/your-first-trimester-diet/ |
---|---|
↑2 | What foods should be avoided during the first trimester of pregnancy? Ngày truy cập: 29/6/2022. https://www.medicinenet.com/foods_avoided_during_the_first_trimester_pregnancy/article.htm |