Bà bầu bị cảm cúm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Có rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc điều trị cúm, đặc biệt là về những vấn đề dùng thuốc khi mang thai. Vậy cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn và hiệu quả là gì, hãy theo dõi bài viết của Aplicaps ngay dưới đây!
Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc các biến chứng thai kỳ, thậm chí đe dọa tính mạng nếu bị nhiễm virus cúm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là viêm phế quản và có thể tiến triển nặng hơn thành viêm phổi.
Một số biến chứng thai kỳ ít phổ biến hơn ảnh hưởng tới mẹ bầu như:
- Viêm tai giữa.
- Sốc nhiễm trùng gây tụt huyết áp nghiêm trọng.
- Viêm màng não – viêm não.
- Viêm cơ tim.
Mẹ bầu bị cúm khi mang thai cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Bé có thể mắc các biến chứng thai kỳ như:
- Sinh thiếu tháng.
- Bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường.
- Dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh.
- Thai chết lưu.
Cách trị cảm cúm cho bà bầu cần dùng thuốc không?
Sử dụng thuốc khi mang thai thường được khuyến cáo là không nên. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm rõ những vấn đề dưới đây trước khi quyết định sử dụng thuốc nếu mắc cảm cúm.
Khi nào mẹ bầu bị cúm cần dùng thuốc?
Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai thường bị hạn chế bởi những lo ngại về tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ bầu chỉ dùng thuốc khi cảm thấy khó chịu với các triệu chứng cúm và được bác sĩ chỉ định. Hãy nói ngay với bác sĩ về những tiền sử dị ứng thuốc để có phương án điều trị phù hợp và lưu ý khi sử dụng thuốc.
Các thuốc có thể sử dụng khi mang thai
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh CDC khuyến cáo, mẹ bầu mang thai bất kỳ giai đoạn nào đều có thể điều trị cúm bằng thuốc kháng virus. Các thuốc được khuyến nghị là Tamiflu và Relenza.
Cả 2 thuốc đều được FDA chấp thuận sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định.
Ngoài ra, một số thuốc được cho là an toàn trong thời kỳ mang thai, bao gồm:
- Paracetamol giúp giảm các tình trạng sốt, đau nhức mình mẩy khi bị cúm.
- Dextromethorphan, Guaifenesin giảm tình trạng ho khan.
- Kẹo ngậm ho giúp dịu cơn ho, giảm đờm và thông mũi, cổ họng.
Mẹ bầu bị cúm cần tránh dùng thuốc gì?
Một số thuốc trị cúm không an toàn nếu sử dụng trong thai kỳ mẹ bầu cần biết như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen có thể gây đóng mạch máu ở trẻ, tăng nguy cơ chảy máu ở mẹ bầu.
- Codein – thuốc gây nghiện có thể gây ức chế hô hấp ở thai nhi.
- Sulfamethoxazole và Trimethoprim – một loại kháng sinh có thể tác động tiêu cực tới thai nhi.
- Phenylephrine và Pseudoephedrine – thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi nhưng gây co thắt mạch máu và làm tăng nguy cơ dị tật tim ở trẻ.
Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu tại nhà
Chữa cảm cúm cho mẹ bầu tại nhà cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và những mẹo dân gian giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi bị bệnh. Dưới đây là một số mẹo chữa cảm cúm tại nhà mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
Uống nhiều nước
Uống đủ nước là điều cần đặc biệt quan tâm khi mẹ bầu mắc bệnh cúm. Bởi, khi bị bệnh cúm, có thể mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng mất nước nghiêm trọng, dẫn tới những biến chứng khi mang thai như: Sinh non, nước ối ít, huyết tật ống thần kinh ở thai nhi, dị tật bẩm sinh, sản xuất sữa mẹ kém,…
Vì vậy, bổ sung nước và điện giải là điều cần thiết. Mẹ bầu cần uống đủ lượng nước theo khuyến nghị là 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày tương đương với 237ml nước/cốc.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối là một trong những cách an toàn giúp giảm tình trạng đau họng khi mắc cúm của bà bầu. Sử dụng nước muối ấm nhiều hơn 3 lần mỗi ngày có công dụng:
- Làm sạch, sát khuẩn nhẹ cổ họng.
- Làm lỏng chất nhầy, giúp loãng đờm.
- Làm dịu cơn đau họng.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết cho mẹ bầu, đặc biệt là khi bị cúm. Virus cúm khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều cần làm là không vận động mạnh hoặc làm việc quá sức khi mắc cúm. Mẹ bầu cần nhớ hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái thì bệnh tình mới mau chóng hồi phục.
Ngủ đủ giấc
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là trên giường có rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu khi bị cúm. Giấc ngủ giúp giải phóng protein cytokine có trong hệ thống miễn dịch. Từ đó, cơ thể khởi động phản ứng miễn dịch, đối phó tốt hơn với bệnh cúm.
Nếu mẹ bầu cảm thấy bản thân ngủ quá nhiều khi bị cúm, đặc biệt là trong những ngày đầu mắc bệnh thì cũng không cần quá lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, ngủ quá nhiều không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, miễn sao là mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước uống cần thiết cho mỗi ngày.[1]
Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng không chỉ giúp giảm tình trạng ốm nghén mà còn làm dịu triệu chứng đau họng, ho khan của mẹ bầu khi mắc cúm.
Trà gừng thường được xem là an toàn cho mẹ bầu, tuy nhiên cũng cần chú ý sử dụng với liều lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ bầu bị cúm có thể uống 4 tách trà gừng mỗi ngày(tương đương với 950ml/ngày).
Đối tượng không nên sử dụng gừng để chữa cảm cúm bao gồm:
- Mẹ bầu sắp chuyển dạ.
- Mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai, chảy máu âm đạo.
- Mẹ bầu có các vấn đề bệnh lý về rối loạn đông máu.
Lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầu
Lá tía tô từ lâu đã được biết đến có công dụng tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Sử dụng lá tía tô khi mang thai sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh cúm hiệu quả.
Cho nên, mẹ bầu có thể sử dụng tía tô như món rau ăn thông thường trong bữa ăn hay cháo tía tô hoặc giã thành nước để uống. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong 2-3 ngày đầu khi mắc bệnh cúm.
Cách xông hơi cho bà bầu khi bị cảm cúm
Mặc dù xông hơi có thể giúp giảm cảm cúm nhưng có rất ít nghiên cứu về phương pháp này. Để tránh nguy cơ mất nước hoặc ngất xỉu, mẹ bầu chỉ nên xông hơi theo phương pháp sau:
- Đổ đầy nước nóng vào bát con nhỏ.
- Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu.
- Nhẹ nhàng hít hơi nước.
Đây là một phương pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu giảm sự nghẹt mũi khó chịu.
Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Tỏi được biết đến là loại thực vật có khả năng diệt khuẩn và chống viêm rất tốt cho nên thường được sử dụng để chữa cảm cúm cho mẹ bầu.
Phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ bầu chỉ cần giã nát tỏi và ngửi mùi hăng của tỏi nhiều lần trong ngày. Cách này không những giúp thông mũi họng, giảm tình trạng nghẹt mũi khó chịu mà còn an toàn, lành tính cho mẹ bầu.
Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu
Bị cảm cúm khi mang thai khiến sức khỏe mẹ bầu và bé không ổn định, có thể xuất hiện nhiều biến chứng thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần có ý thức phòng ngừa bệnh hết mức có thể để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Tiêm phòng ngừa cảm cúm
Cách tốt nhất và hiệu quả nhất trong phòng ngừa cúm cho mẹ bầu là vacxin. Mùa cúm thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng 5, cho nên đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để tiêm chủng phòng ngừa.
Không có yêu cầu nào về việc tiêm vacxin phòng cúm khi được bao nhiêu tháng ở mẹ bầu. Tốt nhất mẹ bầu nên tiêm trước khi có dự định mang thai hoặc tiêm phòng bất kể giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả tam cá nguyệt thứ ba.
Vacxin phòng cúm sẽ bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi virus cúm trong 6 tháng, ngay cả khi trẻ được sinh ra. Điều này vô cùng quan trọng bởi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được phép tiêm vacxin phòng cúm. [2]
Biện pháp phòng cúm khác
Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, mẹ bầu nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa thụ động trong cuộc sống hàng ngày.
Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu
CDC khuyến cáo mẹ bầu cần chú ý trong các hoạt động hàng ngày, cụ thể:
- Phải tránh tiếp xúc với người bệnh cúm hoặc nghi ngờ bị cúm.
- Che miệng khi ho, hắt xì.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, xịt khuẩn những đồ vật dùng hay chạm vào như tay nắm cửa, bàn, ghế,…
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức đề kháng của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời phòng ngừa bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Một số nguyên tắc để có 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh bao gồm:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các sản phẩm từ sữa không đường hoặc ít có chất béo.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein như: Trứng, ức gà, sữa chua, quả hạnh nhân,…
- Lựa chọn đồ uống ít đường, thức ăn chứa ít chất béo bão hòa và muối.
- Ngũ cốc tinh chế như bánh quy, bánh mì,…
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, giăm bông,…
Mẹ bầu có thể dựa vào lượng calo phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ để xây dựng chế độ ăn một cách tốt nhất, cụ thể như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Hầu hết mẹ bầu được giữ nguyên chế độ ăn, không cần thêm calo.
- Tam cá nguyệt thứ hai: Mẹ bầu cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Mẹ bầu cần thêm khoảng 450 calo mỗi ngày.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ nhờ bộ 3 sản phẩm Aplicaps
Bổ sung đầy đủ các vitamin, acid folic, sắt và canxi mỗi ngày là điều cần làm ở mỗi mẹ bầu. Điều này không những giúp mẹ bầu có kỳ thai lành mạnh mà còn ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu có thể tham khảo bộ 3 sản phẩm của Aplicaps. Bởi đây là bộ sản phẩm cung cấp cho mẹ bầu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết với thành phần và hàm lượng chuẩn theo khuyến cáo của WHO.
- Aplicaps Befoma: Với thành phần từ sắt, acid folic cùng 16 loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai. Sản phẩm không những giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu mà còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Aplicaps Menacal: Sản phẩm giúp mẹ bầu bổ sung canxi và vitamin D3. Đây là điều cần thiết để cho xương và cơ khỏe mạnh. Với thành phần vô cùng độc đáo, bao gồm canxi từ tảo đỏ, san hô kết hợp với vitamin D3&K2, magie, kẽm, và selen giúp hấp thu tối đa canxi, không lo bị nóng trong táo bón, hay lắng đọng.
- Aplicaps Hymega: Giúp bổ sung DHA, EPA và vitamin E cho thai nhi, điều này vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi mẹ bầu bị mắc cúm, ảnh hưởng lớn tới não bộ của bé.
Có thể thấy, bệnh cúm gây ra nhiều biến chứng thai kỳ khá nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được giải đáp những vấn đề khác, mẹ bầu hãy liên hệ tới 1900 636 985 hoặc truy cập ngay tại TẠI ĐÂY, các chuyên gia của Aplicaps sẽ thông tin tới bạn sớm nhất.
Dược sĩ Anh Thư
Tài liệu tham khảo
↑1 | What to Know About Sleeping When You’re Sick. Truy cập ngày 25/8/2022. https://www.healthline.com/health/sleeping-when-sick |
---|---|
↑2 | Pregnancy and the Flu. Truy cập ngày 25/8/2022 https://www.webmd.com/cold-and-flu/fact-sheet-pregnancy-flu |