Chi-so-duong-huyet-sau-an-2h-cua-ba-bau

Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Thống kê cho thấy, 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, để phát hiện và kiểm soát bệnh lý này, bà bầu được khuyến cáo nên kiểm tra thông số đường huyết lúc đói, sau ăn 1 – 2 giờ. Vậy chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu bao nhiêu là bình thường? Mẹ hãy theo dõi bài viết và tìm câu trả lời nhé!

Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Sau ăn 2h, chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu không bị đái tháo đường thường < 156 mg/dL. Với mẹ bầu bị tiểu đường, do rối loạn chuyển hóa đường mà chỉ số đường huyết sau ăn có thể tăng cao đột ngột. Nếu không kiểm soát kịp thời, thai phụ có nguy cơ cao sảy thai, sinh non, thai quá lớn, tiền sản giật hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…

Vì vậy, để chẩn đoán tiểu đường thì theo dõi hiệu quả quá trình điều trị, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là một thông số quan trọng. Chỉ số đái tháo đường thai kỳ này được xem là bình thường nếu:

Đối tượng Chỉ số đường huyết
Mẹ bầu khỏe mạnh < 156 mg/dL (8,5 mmol/L)
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ đang dùng thuốc uống < 180mg/dL (10mmol/L)
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ đang tiêm insulin < 140 mg/dL (7,8 mmol/L)

Đối tượng cần đo chỉ số đường huyết khi mang thai

Khi mang thai, nhu cầu sử dụng đường của một số đối tượng bà bầu tăng lên làm tăng nồng độ đường trong máu. Để giữ đường huyết ở mức ổn định, thai phụ cần sản xuất nhiều insulin gấp 3 lần bình thường. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không thể tạo đủ insulin khiến đường huyết tăng cao, gây tiểu đường thai kỳ.

Vì vậy, tất cả mẹ bầu được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phát hiện, đánh giá nguy cơ đái tháo đường và theo dõi tiến triển bệnh.

Đặc biệt, nếu mẹ đã bị tiểu đường hoặc có các yếu tố nguy cơ dưới đây cần thường xuyên đo chỉ số đường huyết:

  • Chỉ số BMI > 30, đang bị thừa cân, béo phì.
  • Từng sinh em bé nặng hơn 4,1 kg trước đó.
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử người thân trong gia đình bị tiểu đường khi mang thai.
  • Bị huyết áp cao, cholesterol cao, mắc bệnh về tim mạch. [1]

Tham khảo: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối – Mẹ bầu cần chú ý phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ

Cách đo chỉ số đường huyết sau ăn 2h

Để đo đường huyết sau ăn 2h tại nhà, mẹ bầu cần chuẩn bị máy đo đường huyết và thực hiện cách đo đường huyết tại nhà cho bà bầu:

Bước 1: Làm sạch tay

Mẹ bầu sử dụng nước rửa tay hoặc xà phòng làm sạch tay, lau khô trước khi đo để tránh nhiễm trùng.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

Đầu tiên, mẹ mở đầu bút đo bằng cách vặn ngược theo chiều kim đồng hồ hoặc giật mạnh (tùy loại máy). Sau đó, mẹ lắp kim lấy máu vào đầu bút đến khi cảm nhận kim chạm đáy bút rồi vặn bỏ phần đầu bọc của kim.

Tiếp theo, mẹ gắn phần que test vào máy. Đồng thời, mẹ cần kiểm tra mã code trên máy có trùng với mã trên bao chứa que test không. Nếu không trùng, kết quả kiểm tra có thể không chính xác.

Bước 3: Lấy mẫu máu

Trước khi lấy máu, mẹ cần điều chỉnh độ sâu của kim tùy theo loại da.

  • Da mỏng: Chọn mức 1 hoặc 2.
  • Da không quá dày: Chọn mức 3.
  • Dạ dày: Chọn mức 4 hoặc 5.

Sau đó, mẹ xoa nhẹ đầu ngón tay để máu tập trung về vị trí cần lấy máu rồi đặt áp sát đầu ngón tay vào đầu kim. Tiếp theo, mẹ ấn nút để kim đâm vào da. Mẹ hãy thực hiện kim đâm nhanh chóng và rút lại tức thì, chỉ để lại cảm giác châm chích như kiến đốt. Cuối cùng mẹ nặn chỗ kim chích để chảy ra 1 giọt máu.

Bước 4. Đo đường huyết

Sau khi có mẫu máu, mẹ chạm giọt máu vào que thử. Máu sẽ tự động thấm vào đầu bút thử. Máy đường huyết sẽ kêu bíp bíp nếu lấy đủ máu và bắt đầu thực hiện đo chỉ số đường huyết. Sau vài giây, máy trả về kết quả đường huyết theo đơn vị mmol/L hoặc mg/dL đã cài đặt.

chi-tiet-cac-buoc-do-duong-huyet-tai-nha
Chi tiết các bước đo đường huyết tại nhà

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì nguy hiểm?

Để đánh giá chỉ số đường huyết tại nhà, bà bầu nên đo vào 3 thời điểm: Lúc đói, 1h sau ăn, 2h sau ăn. Dưới đây là các thông số tiêu chuẩn dành cho bà bầu:

Thời điểm đo Chỉ số đường huyết bình thường Chỉ số đường huyết an toàn bà bầu bị tiểu đường
Lúc đói < 92 mg/dL (5,1 mmol/L) < 95 mg/dL (5,3 mmol/L)
Sau ăn 1 giờ < 180 mg/dL (10 mmol/L) < 140 mg/dL (7,8 mmol/L)
Sau ăn 2 giờ < 153 mg/dL (8,5 mmol/L) < 120 mg/dL (6,7 mmol/L)

Nếu thông số đo được không nằm trong khoảng tiêu chuẩn trong bảng, đồng nghĩa bà bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bà bầu cần điều chỉnh lối sống và cách sinh hoạt để đường huyết nhanh chóng trở lại bình thường.

Đường huyết thai kỳ tăng cao trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp các biến chứng sau:

  • Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
  • Sinh non, sảy thai.
  • Chấn thương trong quá trình sinh nở do thai nhi quá to.
  • Nhiễm trùng huyết sau sinh.
  • Tiểu đường sau sinh.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cụ thể như sau:

  • Thai to và tăng trưởng quá mức.
  • Suy hô hấp.
  • Vàng da.
  • Rối loạn chuyển hóa, hạ glucose huyết tương.
  • Béo phì, mắc đái tháo đường typ 2 sau này.
tieu-duong-thai-ky-gay-vang-da-o-tre-so-sinh
Tiểu đường thai kỳ khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Làm thế nào để duy trì chỉ số đường huyết sau ăn 2h ổn định

Việc duy trì đường huyết ổn định là quá trình dài của việc cải thiện lối sống kết hợp biện pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, mẹ bầu nên:

  • Bổ sung thực phẩm phù hợp: Bà bầu bị tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, ít béo và calories. Đồng thời, mẹ nên đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm mỗi ngày như tinh bột, chất béo, đạm, các vitamin và khoáng chất. Mẹ cần bổ sung với liều lượng phù hợp để có đủ chất nuôi dưỡng cơ thể và không khiến đường huyết tăng cao.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn 2h thường xuyên và đều đặn: Theo dõi đường huyết vào nhiều thời điểm trong ngày giúp mẹ bầu dễ dàng phát hiện bất thường hoặc đánh giá hiệu quả điều trị. Căn cứ vào kết quả đo giúp  mẹ có cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt để đường huyết luôn ở mức ổn định.
  • Tập thể thao đều đặn: Mỗi ngày mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút cho các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga,… Việc vận động thường xuyên giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng dư thừa, giảm đường huyết và sử dụng insulin hiệu quả hơn. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn góp phần hạ mỡ máu, tăng sức bền của tim và hạn chế các biến chứng liên quan đến tim mạch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Xây dựng thực đơn ăn uống cụ thể, đầy đủ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn giúp tránh đường huyết tăng cao. Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế tối đa thực phẩm gây tăng đường huyết như đồ ăn nhiều muối, giàu chất béo hoặc đồ uống chứa cồn, chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…). [2]
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai: Thai phụ có BMI > 30 có nguy cơ đái tháo đường cao hơn gấp 3 lần so với người có BMI < 30. Béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe của thai phụ như tiền sản giật, khó sinh, sinh non,… Vì vậy, mẹ nên tránh tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
mau-thuc-don-cho-ba-bau
Mẫu thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Như vậy, qua bài viết trên đây, Aplicaps đã giúp mẹ biết thêm về chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bà bầu. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết cách đo đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh để có chỉ số đường huyết luôn ổn định. Nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ số điện thoại 1900 636 985!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Gestational diabetes. Ngày truy cập: 30/7/2022.
https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes
2 Gestational diabetes – Treatment. Ngày truy cập: 30/07/2022.
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/treatment/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ