Siêu âm có túi thai là có bầu chưa? Dự đoán tuổi thai qua kích thước túi thai

Siêu âm là bước kiểm tra đầu tiên để bác sĩ đánh giá tình trạng mang thai của mẹ. Trong những tuần đầu, hình ảnh đầu tiên mẹ có thể nhìn thấy qua siêu âm là một túi thai nhỏ, chỉ khoảng 2-3mm. Vậy có túi thai là có bầu chưa? Làm thế nào để dự đoán tuổi thai qua kích thước túi thai? Hãy cùng tìm đáp án trong bài viết dưới đây của Aplicaps nhé!

Siêu âm có túi thai là có bầu chưa?

Siêu âm có túi thai tức là mẹ đã có bầu. Túi thai là dấu hiệu mang thai đầu tiên của người mẹ nhờ vào chẩn đoán hình ảnh trên siêu âm. Sự xuất hiện của túi thai cho thấy thai đã vào và làm tổ ở tử cung.”

Giải thích: Túi thai là màng bao bọc chứa túi ối và phôi thai. Đây là cấu trúc đầu tiên được hình thành khi thai làm tổ ở tử cung. Ở những tuần đầu của thai kỳ, phôi thai chỉ có kích thước bằng một chấm nhỏ, không thể nhìn thấy được. Vì vậy, túi thai chính là cấu trúc lớn nhất có thể nhìn thấy qua đầu dò và đánh giá mẹ có mang thai hay không. Với tuổi thai từ 3-5 tuần tuổi, đường kính túi thai trung bình sẽ đạt khoảng 2-3mm.

Tuy nhiên, đôi khi vẫn xuất hiện tình trạng túi thai giả. Thông thường, bác sĩ sẽ phân biệt thật giả dựa trên những dấu hiệu sau:

  • Vị trí: Túi thật nằm sâu trong nội mạc tử cung thay vì ở trung tâm của khoang tử cung.
  • Xuất hiện túi thai kép: Thường gặp từ tuần thứ 4-6,5 của thai kỳ.
  • Xuất hiện túi noãn hoàng (Yolk sac): Thường gặp nhất ở tuần thứ 5,5 của thai kỳ. [1]
siêu âm thấy túi thai có phải là có thai
Siêu âm thấy túi thai là dấu hiệu khẳng định rằng phụ nữ đã có thai

Dấu hiệu có bầu tháng đầu tiên

Bên cạnh siêu âm tìm túi thai, còn có nhiều dấu hiệu khác để mẹ bầu xác định xem mình đã có bầu hay chưa. Trong đó chính xác nhất là dựa trên xét nghiệm chỉ số beta-hCG. Trong đó:

  • Nồng độ beta-hCG < 5mUI/ml: Kết quả là không mang thai.
  • Nồng độ beta-hCG trong khoảng 6-24 mIU/ml: Cần tiếp tục kiểm tra và theo dõi để đưa ra kết luận chính xác nhất.
  • Nồng độ beta-hCG > 25mUI/ml: Chắc chắn chị em đã mang thai.

Bên cạnh xét nghiệm, chị em trong tháng đầu tiên sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như:

  • Mất kinh.
  • Ngực mềm, căng cứng, sờ vào có chút đau.
  • Buồn nôn, nôn khan hoặc nôn ra nước chua.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Thường xuyên mệt mỏi.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
  • Xuất hiện máu báo thai.
  • Tử cung co thắt.
  • Chán ăn, khẩu vị kém.
  • Chảy nước mũi dẫn đến bị nghẹt.

Trong cơ số dấu hiệu ở đây, có rất nhiều tình trạng không phải là đặc điểm đặc trưng của người mang thai. Đôi khi, đó có thể là cảnh báo về tình trạng sức khỏe yếu kém. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng phía trên, mẹ hãy thử thai hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để khám sức khỏe nhé! [2]

siêu âm cho phụ nữ có thai định kỳ
Khi xuất hiệu các dấu hiệu có thai thì người mẹ cần sớm đến gặp bác sĩ để siêu âm xác định chính xác

Dự đoán tuổi thai dựa theo bảng kích thước túi thai theo tuần

Sau khi siêu âm, kích thước túi thai sẽ được ghi lại đầy đủ trên phiếu kết quả. Qua đó, mẹ sẽ đoán được thai được bao nhiêu tuần tuổi và dự tính cho kế hoạch sinh nở sau này như thời gian dự sinh, định kỳ thăm khám, thiết lập chế độ dinh dưỡng,…

Tại sao có thể dự đoán tuổi thai qua kích thước túi thai?

Khi thai nhi càng lớn, túi thai bao quanh cũng theo đó lớn dần lên. Vì vậy, dựa vào đường kính trung bình của túi thai, bác sĩ sẽ tính được tuổi thai tương ứng.

Chỉ số này thường được ký hiệu là GS hoặc GSD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phương pháp định thai theo GSD hoặc GS có độ chính xác không cao. Đặc biệt khi GSD > 14mm thì độ tin cậy của phép đo này lại càng giảm.

Bảng kích thước túi thai theo tuần

Chỉ số trên chỉ được thực hiện trong những tháng đầu thai kỳ (từ tuần 4-9), khi thai chưa phân chia cơ quan. Dưới đây là bảng thông tin về kích thước túi thai theo tuần mẹ có thể tham khảo cách tính tuần thai ra tháng:

Bảng kích thước túi thai theo tuần
Bảng kích thước túi thai theo tuần

Siêu âm có túi thai nhưng chưa có yolksac có sao không?

Siêu âm mà có túi thai thì xin chúc mừng, mẹ đã có bầu! Tuy nhiên, đây chưa phải là điều kiện đủ để chắc chắn rằng thai kỳ của mẹ  khỏe mạnh.

Vì vậy, để xác định túi thai có bình thường hay không, trước hết cần phải có:

  • Túi yolksac (tên khác là túi noãn hoàng): Đây là bộ phận đảm nhiệm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai giai đoạn đầu. Yolksac có kích thước lớn nhất khoảng 6mm và xuất hiện từ tuần 5 đến tuần 10 của thai kỳ.
  • Phôi thai: Phôi thai là “hạt nhân” để phát triển thành em bé. Nếu phôi thai không có tức là túi thai này là túi thai rỗng. Hay tình trạng này còn được gọi là trứng rỗng (trứng trống).

Trứng trống là gì?

Trứng trống là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng lại không phát triển thành phôi hoặc ngừng phát triển sau khi cấy vào niêm mạc tử cung. Trứng trống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai, thậm xảy ra trước khi người mẹ biết mình có bầu. [3]

Siêu âm định kỳ và đều đặn giúp phát hiện sớm những biến chứng không monh muốn ở thai kỳ

Dấu hiệu mang thai trứng trống

Với việc mang trứng trống, mẹ có thể vẫn sẽ trải qua những dấu hiệu của mang thai thông thường. Ví dụ, mẹ vẫn thấy xuất hiện 2 vạch trên que thử thai hoặc mất kỳ kinh. Bên cạnh đó, mẹ có thể có các dấu hiệu của sảy thai như:

  • Bụng dưới co thắt kèm theo cơn đau dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo.

Nếu mẹ bầu có những triệu chứng trên đây thì khả năng cao bị sảy thai. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Mang thai trứng trống phải làm sao?

Rất nhiều trường hợp siêu âm không thấy xuất hiện yolksac. Có vô số nguyên nhân gây ra hình ảnh siêu âm như vậy. Điển hình như:

  • Siêu âm quá sớm: Lúc này, trong một số ít trường hợp, kích thước phôi thai < 2mm ở tuần 5 do đó khó quan sát.
  • Tính sai tuổi thai: Việc tính tuổi thai mang tính chất tương đối. Vì vậy việc tính sai tuổi thai hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi mẹ dùng phương pháp có độ chính xác không cao.
  • Trứng trống: Đây là kết quả đáng buồn nhất khi mẹ mang thai. Phôi thai ngừng phát triển tiếp và không thể tạo thành em bé.

Trong những ngày đầu đi siêu âm, nếu kết quả siêu âm là trứng trống thì đừng buồn nhé mẹ yêu. Thông thường, mẹ sẽ được theo dõi thêm để đưa ra kết luận chính xác nhất. Nếu tuổi thai còn quá bé (<6 tuần) thì mẹ cần đợi thêm 1-2 tuần để tiếp tục làm kiểm tra lại.

Trong trường hợp, vừa siêu âm thai trống mà lại có thêm các dấu hiệu sảy thai thì mẹ lại càng phải cẩn thận hơn. Vì nguy cơ sảy thai lúc này của mẹ là vô cùng lớn, nên mẹ cần bình tĩnh và chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Với những thông tin bổ ích trên đây, Aplicaps hy vọng rằng mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có túi thai là có bầu chưa?” rồi. Nếu mẹ muốn biết thêm thật nhiều kiến thức khác về sức khỏe thai kỳ hoặc muốn được các chuyên gia sản khoa của Aplicaps tư vấn trực tiếp, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 What can you expect to see on a 5-week ultrasound? Ngày truy cập: 24/5/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/5-week-ultrasound#what-youll-see
2 Getting pregnant. Ngày truy cập: 24/5/2022.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853
3 Blighted Ovum. Ngày truy cập: 24/5/2022. https://www.webmd.com/baby/blighted-ovum

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ