cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh? Nhận biết 4 dấu hiệu bất thường

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện các cơn gò cứng bụng như một dấu hiệu sinh lý bình thường của việc chuyển dạ. Vậy cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh và thai phụ cần chú ý những dấu hiệu bất thường gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Cơn gò chuyển dạ là gì? Cơn gò xảy ra có phải bất thường không?

Cơn gò chuyển dạ thực chất là sự co thắt và kéo giãn theo chu kỳ của cơ tử cung. Trong cơn co thắt, khi sờ vào bụng sẽ thấy nổi những gò cứng. Những cơn co thắt này làm cho phần trên của tử cung thắt lại và dày lên trong khi cổ tử cung và phần dưới của tử cung căng và giãn ra, giúp em bé đi xuống khung chậu của mẹ chào đời dễ dàng hơn. [1]

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của cơn gò chuyển dạ là do một loại hormone tên Oxytocin được tiết ra từ tuyến yên, hormone này có tác dụng kích thích sự co thắt của tử cung thai phụ.

Như vậy, ta thấy cơn gò chuyển dạ là một hiện tượng sinh lý bình thường khi sắp sinh – khoảng từ tuần thứ 37 của thai kỳ trở đi – giúp quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn. Nhưng đối với các cơn gò chuyển dạ xuất hiện sớm hơn tuần 37, thai phụ cần theo dõi cẩn thận tình hình sức khỏe vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non, động thai…

Cơn gò chuyển dạ ở phụ nữ sắp sinh
Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện ở những tuần thai cuối cùng trong thai kỳ

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh? Dấu hiệu sắp sinh ở bà bầu

Được biết đến như một dấu hiệu cảnh báo của việc chuyển dạ, rất nhiều thai phụ thắc mắc cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Thông thường, cơn gò tử cung xuất hiện trước khi sinh khoảng 2 tuần. Nếu có thêm các triệu chứng như đau thắt, đau quằn quại kèm với cơn gò chuyển dạ thì rất có thể việc sinh nở sẽ xảy ra sau khoảng 12-18 tiếng.

Tham khảo thêm: Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần? Dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ

Dấu hiệu sắp sinh đi kèm với cơn gò chuyển dạ ở phụ nữ mang bầu

  • Bụng bầu tụt xuống dưới: Để sẵn sàng cho việc sinh nở, thai nhi sẽ có dấu hiệu di chuyển xuống bên dưới phần xương chậu của thai phụ trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Điều này dẫn đến bụng bầu của mẹ tụt dần xuống bên dưới.
  • Chuột rút, đau lưng tăng: Cuối thai kỳ, vùng tử cung và xương chậu của mẹ bầu bị kéo giãn để chuẩn bị cho việc đưa em bé ra đời. Chính vì vậy mà những cơn đau lưng, chuột rút sẽ tăng lên trong giai đoạn này.
  • Ra dịch màu hồng ở âm đạo (bung nút nhầy): Nút nhầy nằm ở cổ tử cung, đóng vai trò như “người gác cổng” ngăn cản sự xâm nhập của virus, vi khuẩn cũng như các yếu tố bất lợi khác. Khoảng sau tuần 37, nút nhầy sẽ biến mất để trẻ chào đời dễ dàng hơn, dẫn đến xuất hiện dịch màu hồng ở âm đạo. [2]
  • Vỡ ối: Túi ối là túi chất lỏng mà thai nhi sẽ phát triển ở trong đó trong suốt thai kỳ cho đến lúc chào đời. Vỡ túi ối chính là một dấu hiệu điển hình, chắc chắn của cơn chuyển dạ ở phụ nữ có thai. [3]
cơn gò chuyển dạ sắp sinh ở bà bầu
Bà bầu sẽ sinh sau 12 đến 18 tiếng tính từ khi cơn gò chuyển dạ xuất hiện

Phân biệt cơn gò chuyển dạ với cơn gò bất thường khác (H3)

Các chuyên gia đã chia cơn gò tử cung thành 3 loại chính, bao gồm: Cơn gò sinh non, cơn gò tử cung sắp chuyển dạ và cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks (hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả). Hãy cùng so sánh sự khác biệt giữa 3 cơn gò tử cung này nhé.

Cơn gò tử cung sắp chuyển dạ Cơn gò chuyển dạ giả Cơn gò sinh non
  • Xuất hiện trong tuần 38 – 40 của thai kỳ.
  • Có tác dụng làm giãn cổ tử cung, nhờ vậy mà quá trình sinh nở được thuận lợi hơn.
  • Ban đầu, cảm giác đau đớn không nhiều nhưng tăng dần tới khi đạt đỉnh và sau đó thì giảm xuống từ từ.
  • Tần suất xuất hiện đều đặn, khoảng cách giữa các cơn gò ngắn dần.
  • Kết hợp với các dấu hiệu sắp sinh đã nêu ở trên.
  • Thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Xảy ra bất chợt, không đều và ít đau đớn.
  • Không có tác dụng gây giãn nở cổ tử cung như các cơn gò chuyển dạ thật.
  • Không đi kèm với các dấu hiệu sắp sinh.
  • Các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37 thai kỳ có thể là tín hiệu cảnh báo cho việc sinh non.
  • Gây giãn nở và làm mỏng cổ tử cung.
  • Cơn đau quặn bụng nhẹ, có thể xuất hiện tiêu chảy ở mẹ bầu.
  • Áp lực gia tăng ở vùng bụng dưới, khung chậu.
  • Tùy vào cơ địa thai phụ mà các cơn gò có thể gây đau hoặc không.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể xuất hiện dịch nhầy, máu hoặc thậm chí là nước ối.
  • Vỡ túi ối.

Biện pháp chăm sóc bà bầu có cơn gò chuyển dạ

  • Đưa bà bầu đến bệnh viện: Việc xác định cơn gò chuyển dạ thuộc loại nào là một vấn đề khá khó khăn với nhiều người, nhất là những thai phụ lần đầu làm mẹ. Chính vì vậy, khi xuất hiện các cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.
  • Nằm nghiêng về bên trái: Cách này khá hiệu quả đối với các cơn gò chuyển dạ giả. Việc nằm nghiêng về bên trái làm tăng lượng máu lưu thông đến thận, tử cung và nhau thai, giúp giảm các cơn co thắt tử cung.
  • Uống đủ nước: Nhu cầu bổ sung nước của thai phụ cũng lớn hơn so với người bình thường. Thai phụ nên uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng thêm trà thảo mộc hoặc nước ép hoa quả… để thay thế.
  • Vận động vừa phải: Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga… trong các tháng cuối thai kỳ để giúp quá trình sinh nở nhẹ nhàng hơn, giảm các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh việc đứng quá lâu.
  • Thư giãn với nước ấm: Việc ngâm mình trong một bồn nước ấm không chỉ giúp thai phụ thư giãn, giảm stress mà còn làm giãn cơ, giảm cơn gò tử cung, giãn mạch giúp tăng lưu thông máu trong cơ thể.
Đưa bà bầu trong cơn gò chuyển dạ sắp sinh đến bệnh viện kịp thời
Khi xuất hiện các cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất

Qua bài viết trên, hẳn các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về cơn gò chuyển dạ và đồng thời giải đáp được thắc mắc: Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Aplicaps xin chúc mẹ luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn bởi chuyên gia,  mẹ hãy gọi ngay đến  hotline 1900 636 985 (nhánh số 2). Các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps sẵn sàng hỗ trợ mẹ 24/7.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Effects of the individual uterine contraction on fetal head descent and cervical dilatation during the active stage of labor. Ngày 15/5 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19278773/ 
2 The cervical mucus plug: structured review of the literature. Ngày 15/5/2022 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19330570/
3 Embryology, Amniotic Fluid. Ngày 16/5/2022  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541089/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ