Dây rốn quấn cổ là tình trạng xảy ra phổ biến ở mẹ bầu. Vậy dây rốn quấn cổ như thế nào? Hãy cùng bác sĩ Vũ Thanh Bình chia sẻ trong bài viết bên dưới nhé.
Dây rốn là gì?
Dây rốn là một ống dẫn hai đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi, đồng thời cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của dây rau là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi. Vì một lý do nào sự vận chuyển bị gián đoạn này, thai nhi bị thiếu oxy và tử vong.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Nhưng cũng có khi bản thân dây rau ngắn hơn chiều dài trên (ví dụ toàn bộ chiều dài dây rau dưới 35cm thì gọi là dây rau ngắn tuyệt đối) hoặc là khi thai nhi vận động trong buồng tử cung làm cho dây rau quấn vào cổ, chân hay thân làm cho dây rau ngắn lại (lúc này gọi là ngắn tương đối).
Về mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.
Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở khoảng 12% đối với thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Tin vui là phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh. Tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau sinh. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít báo cho mẹ biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa tính mạng bé.
Dây rốn quấn cổ: Đây là thuật ngữ được các chuyên gia y tế sử dụng khi có tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Tình trạng này có thể xảy ra trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc khi sinh nở.
Dây rốn là nguồn sống của bé. Dây rốn cung cấp cho em bé máu, oxy và chất dinh dưỡng mà bé cần. Vì thế bất kỳ vấn đề nào bất thường dây rốn của bé đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên may mắn thay, hầu hết các trường hợp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tình trạng dây rốn quấn cổ thực tế lại rất phổ biến trong thai kỳ. Thống kê cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn quấn quanh cổ.
Khi đang mang thai, mẹ sẽ biết rõ hơn bất kì ai về mức độ di chuyển của trẻ sơ sinh bên trong tử cung! Bé nhào lộn là một yếu tố lớn dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này.
Trên thực tế, các mạch máu trong dây rốn nhiễm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé được bảo vệ xung quanh bởi một chất đệm, được gọi là Wharton’s jelly. Với lớp đệm này sẽ giữ cho mạch máu trong dây rốn được bảo toàn. Cho dù dây rốn có quấn quanh cổ, hoặc thắt nút mức độ vừa phải, mạch máu trong dây rốn vẫn đảm bảo được nhiệm vụ cung cấp đầy đủ máu cho em bé.
Nguyên nhân gây dây rau quấn cổ thai nhi
Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi như một cục nước đá nằm trong một bể nước lớn nên rất dễ dàng di chuyển trong buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển đó, khi dây rốn còn dài, thai nhi đã làm rối dây rốn như cuộn chỉ rối và dây rốn quấn vào thân hay cổ thai nhi. Cũng có trường hợp khi còn bé, thai di chuyển nhiều trong buồng tử cung làm cho dây rốn bị thắt nút lại. Dây rốn bị thắt nút kèm theo quấn cổ sẽ rất nguy hiểm.
Hoặc ở 3 tháng cuối, khi thai nhi quay đầu xuống dưới (gọi là thai thuận), dây rốn mềm trơn cũng dễ quấn vào thai nhi. Dây rốn quấn vào thân thai nhi thì có thể tự tháo được, nhưng khi quấn vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai thì dây rau không thể tự tháo được mà ngày càng chặt hơn.
Mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ. Điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ khác đó là độ dài dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Khi dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.
Ngoài ra, tình trạng tràng hoa quấn cổ cũng có thể xảy ra nếu:
- Mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai
- Dây rốn quá dài
- Cấu trúc của dây rốn kém.
Cách phát hiện dây rau quấn cổ thai nhi
Thực tế là không có cách nào để tránh tình trạng dây rốn quấn chân/tay hay cổ của thai nhi. Do đó, quan niệm mẹ bầu giơ tay cao, đeo trang sức nhiều vòng quanh cổ hay bước qua dây/võng… khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng hay thậm chí 3 vòng là không đúng.
Qua siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị tràng hoa quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Việc dây rốn quấn cổ có liên quan tới cả độ dài dây rốn, khối lượng nước ối… Ngoài ra, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh ban đầu lỏng, sau dần dần thắt chặt.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp, siêu âm có thể rất khó phát hiện. Ngoài ra, siêu âm chỉ có thể xác định được có dây rốn quấn cổ mà không thể nói được rằng tình trạng này có gây nguy cơ nguy hiểm cho em bé hay không.
Nếu được chẩn đoán có dây rốn quấn cổ trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ đừng hoảng sợ. Thực tế, dây rốn có thể trở lại bình thường trước khi bé sinh ra. Nếu dây rốn không trở lại bình thường, bé vẫn có thể được sinh ra an toàn và khỏe mạnh. Trong lúc chuyển dạ, luôn có máy monitor theo dõi tim thai của bé. Nếu có xảy ra biến chứng bác sỹ sẽ nhận định và xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho em bé.
Thực tế thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm. Nếu bà bầu quá lo lắng cho thai nhi trong hiện tượng này hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Thông thường, dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:
Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời các trường hợp dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa bé đi khám ngay.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Đầu tiên, mẹ cần biết là tình trạng này không nguy hiểm nên không cần quá lo lắng. Thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18-25.
Trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm đó là khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Thai trong tử cung và dây rốn để cung cấp tuần hoàn mẹ thai, nên những cản trở khi tuần hoàn dây rốn thì rất nguy hiểm cho thai. Còn rốn quấn cổ thai nhi là đa số sinh lý bình thường của thai, vì vậy rốn quấn cổ thai nhi được xem như là sinh lý bình thường, và cần đánh giá khi khám thai định kì, không xử trí gì cả. Khi thấy hiện tượng thai nhi ít đạp hoặc ít máy thai phụ cần khám ngay tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Chắc chắn, cổ thai nhi bị dây rốn quấn quanh đều chịu ít nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ và lắng nghe tư vấn để giúp mẹ thoải mái hơn, thay vì lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến của các mẹ bầu về hiện tượng này.
Liệu thai nhi có bị tổn thương não nếu dây rốn quấn quanh cổ?
Khi dây rốn quấn quá nhiều vòng hoặc quá chặt vào cổ thai nhi trong thời gian dài hoàn toàn có thể chặn đứng lượng máu đến não thai nhi. Từ đó khiến cho não thai nhi bị tổn thương, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, đây là một tình trạng rất hiếm gặp.
Để xử lý tình huống này, bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành gỡ dây rốn ra khỏi cổ em bé ngay sau khi em bé được sinh ra. Còn nếu nhận thấy dây rốn quấn rất chặt, bác sĩ sẽ thực hiện kẹp và cắt dây rốn luôn, trước khi em bé chào đời. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi nhịp tim thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Có hay không việc áp dụng các mẹo dân gian để chữa tràng hoa quấn cổ?
Trong thực tế, rất nhiều trường hợp dây rốn “tự tháo rời” do quá trình chuyển động của thai nhi. Việc dây rốn quấn quanh cổ thai nhi xảy ra trong bụng mẹ, mọi tác động bên ngoài đều không có tác dụng. Do đó, mẹ bầu chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai định kỳ, thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm thai sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.
Tuy nhiên, trong dân gian lại lưu truyền mẹo vặt rằng để chữa tràng hoa quấn cổ cho bé cưng thì mẹ bầu nên bò quanh giường theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu phải bò tương ứng với số vòng mà dây rốn quấn quanh cổ bé. Không biết mẹo có thực sự đem lại hiệu nghiệm hay không nhưng nhiều mẹ bầu đã làm theo.
Nếu muốn áp dụng mẹo này, mẹ bầu cần lưu ý vài điều sau:
- Không bò ngay khi vừa ăn xong hay khi đang mệt
- Không bò quá nhanh vì sẽ khiến mẹ bầu bị chóng mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi
- Cần lưu ý là nếu sau khi mẹ bầu bò mà nhận thấy thai nhi có cử động bất thường, nên đếm cử động thai và nếu sau 2 giờ mà cử động thai của bé chỉ đếm được khoảng 3 lần, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Nguyên do là việc thai giảm cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Hỏi – Đáp
1. Bác sĩ cho em hỏi, em tập đầu mang thai nay được 28 tuần đi khám trong phiếu siêu âm ghi DÂY RỐN CÓ 3 MẠCH MÁU là như thế nào vậy bác sĩ?
Dây rốn có 3 mạch máu là bình thường bởi cấu trúc của dây rốn vốn dĩ là vậy nên bạn không cần lo lắng. Nếu cấu trúc dây rốn của bạn có 2 mạch máu thì đây mới là bất thường.
2. Em đến nay đã mang thai được 32 tuần mà con được có 1,576kg thôi . Bác sỹ bảo em bị thiếu ối với dây rốn ngắn. Cho em hỏi dây rốn ngắn thì có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không?
Trường hợp của bạn mang thai 32 tuần mà con được 1.576kg thì con đang rất nhẹ cân, kèm theo thiếu ối và dây rốn ngắn thì bạn cần kiểm tra xem có những bất thường nào kèm theo hay không. Và trường hợp dây rốn ngắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
3. Em mang thai 36 tuần rồi mà dây rốn quấn cổ 2 vòng, nếu bé không tự tháo thì có phải sinh mổ không bác sĩ?
Mặc dù em bé không tự tháo, bạn vẫn có thể sinh thường nhưng cần được đánh giá ở thời điểm chuyển dạ.
4. Hôm nay em đi siêu âm thấy ghi trong tờ kết quả là dây rốn bám màng nhau, lên trên facebook thì thấy các mom hay bị dây rốn bám mép, 2 cái này có phải là một không bác sĩ?
Dây rốn bám mép sẽ có những ảnh hưởng đến thai khác dây rốn quấn cổ. Dây rốn bám mép sẽ gây ra nguy cơ chảy máu trước và sau sinh, ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng, vận chuyển các chất từ mẹ sang bé
5. Trường hợp dây rốn quấn cổ đến cận ngày sinh thì có nên sinh thường không bác sĩ?
Bạn vẫn có thể sinh thường được. Dây rốn quấn cổ một vòng, thai tỳ đè xuống cổ tử cung, cổ tử cung mở tốt thì bạn vẫn có thể đẻ bình thường và thường không có vấn đề gì xảy ra.