Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, dự phòng và điều trị đẻ non – dọa đẻ non là một vấn đề cần được quan tâm.
Lý do khiến phụ nữ sinh non
Đa số các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính có thể gây sinh non như vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng; các bệnh lý ở mẹ như cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động quá sức; nguyên nhân từ nhau thai như nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.
Các dấu hiệu dọa sinh non và sinh non
Dấu hiệu dọa sinh non
- Triệu chứng cơ năng: Đau bụng có tính chất từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
- Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/ 10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm
Dấu hiệu sinh non
- Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
- Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
Hậu quả của việc sinh non trên trẻ sơ sinh
- Trẻ bị nhẹ cân.
- Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu sống được trẻ cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản…
- Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm…Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng, từ đó trở thành gánh nặng về tâm lý và tài chính cho gia đình.
Khi có dấu hiệu dọa sinh non, bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị sử dụng thuốc để kéo dài nhất có thể thời gian em bé sống trong bụng mẹ ngày nào tốt ngày đó. Bởi thêm 1 ngày em bé sống trong bụng mẹ sẽ bằng 1 năm em bé sống bên ngoài nếu sinh non.
Điều trị dọa sinh non – sinh non
Thông thường, mẹ có dấu hiệu dọa sinh non sẽ có các cơn co tử cung. Khi đó mẹ sẽ cần được làm giảm/cắt cơn co cổ tử cung.
- Nifedipin: là lựa chọn hàng đầu trong thuốc giảm co tử cung, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định. Chống chỉ định: huyết áp thấp, các bệnh tim mạch như suy tim, tiền sản giật, nhiễm trùng ối, suy thai, xuất huyết trước sinh. Nifedipin rất nhạy cảm, đem lại hiệu quả cao trong điều trị giảm cơn co đối với mẹ bầu có cơn co cường tính, dọa đẻ non.
- Salbutamol: Là lựa chọn thứ 2, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định
Dự phòng sinh non bằng cách nào?
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ.
- Cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao.
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
- Cần kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm.
- Cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non
- Nếu có khí hư âm đạo – có thể là nguyên nhân của sanh non và vỡ ối sớm cần phải khám và điều trị thích hợp.
Hỏi – Đáp
1. Em đang ở tuần thai thứ 32, trưa nay đi khám bác sĩ nói cổ tử cung em ngắn (20mm) có nguy cơ cao sinh non. Giờ em đang trong viện chờ tiêm mũi tăng trưởng phổi cho bé. Em tập đầu mà bị vậy, lo quá khóc suốt thôi, không biết bé nhà em có khỏe mạnh ra đời được không?
Trong trường hợp của bạn, tiêm trưởng thành phổi là việc nên làm. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thuốc giảm co tử cung và nằm kê cao chân để tránh dồn lực xuống cổ tử cung khiến co ngắn lại hơn.
2. Làm sao để hết đau buốt lưng trong những tháng cuối thai kì ạ?
Đau lưng trong thời gian thai kỳ một phần là do thiếu canxi. Tuy nhiên, đối khi đây cũng chỉ là sinh lý bình thường, bởi khi thai càng lớn thì bụng mẹ hướng về phía trước nên cột sống sẽ phải càng ngả về sau để mẹ giữ được thăng bằng khi di chuyển. Khi đó đường cong cột sống sinh lý của mẹ sẽ bị biến đổi, làm tổn thương cột sống, khiến mẹ đau buốt lưng.
Vì vậy, mặc dù bổ sung canxi đầy đủ nhưng có thể mẹ vẫn gặp tình trạng đau buốt lưng khi mang thai.
Hàm lượng bổ sung canxi trong thai kỳ sẽ khác nhau, đối với giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung 1200-1500mg/ngày. Mẹ bầu nên bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3&K2 để giúp hấp thu tối đa canxi vào cơ thể như sản phẩm Aplicaps Mencal.