Hình ảnh cơn gò tử cung là hình ảnh rất nhiều mẹ bầu muốn được một lần trải nghiệm trong thai kỳ. Đó là lúc em bé của mẹ nghịch ngợm và “quậy tưng bừng” như đánh trống trong bụng. Tuy nhiên cơn gò tử cung cũng có nhiều loại, có thể chỉ là cơn gò bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sinh non, dấu hiệu của cơn chuyển dạ sắp đến. Hãy cùng xem hình ảnh các loại cơn gò tử cung trong bài viết dưới đây của Aplicaps nhé!
Đọc thêm: Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh? Bác sĩ sản khoa chỉ ra 4 dấu hiệu bất thường
Cơn gò tử cung là gì? Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả
Cơn gò tử cung là những cơn co thắt của tử cung, biểu hiện bằng trạng thái co cứng lại rồi giãn ra và mềm dần của bụng bầu. Đôi khi cơn gò tử cung có thể đi kèm với cảm giác đau thắt bụng dưới như đau bụng kinh.
Hình ảnh cơn gò tử cung có thể xuất hiện ngay từ 3 tháng giữa của thai kỳ và kéo dài cho đến khi sinh. Đây chính là cách mà tử cung luyện tập, để làm quen với quá trình vượt cạn và chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thực sự sau này.
Cơn gò tử cung được phân chia thành 2 loại dựa vào thời điểm xuất hiện và tính chất của cơn gò.
- Cơn gò sinh lý, hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, cơn gò Braxton. Đây là dạng cơn gò “luyện tập”, thường xuất hiện từ tuần thứ 20 đến trước tuần 37 của thai kỳ.
- Cơn gò chuyển dạ thật thường chỉ xuất hiện khi em bé đủ tuần đủ tháng.
Hai dạng cơn gò tử cung này dễ bị nhầm lẫn với nhau, vậy làm sao để phân biệt cơn gò thật và giả? Bên cạnh số tuần thai, bạn còn có thể phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ qua những khác biệt sau đây: [1]
Cơn gò sinh lý | Cơn gò chuyển dạ | |
Thời điểm xuất hiện | Có thể xuất hiện ngay từ 3 tháng giữa, nhưng thường gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ | Xuất hiện sau tuần thứ 37 (nếu xuất hiện sớm hơn, đây có thể là dấu hiệu của sinh non) |
Tần suất | Thỉnh thoảng xuất hiện, không có khoảng thời gian cố định | Xuất hiện đều đặn, khoảng cách giữa các cơn gò càng lúc càng gần nhau |
Thời gian kéo dài | Thường ngắn hơn 30 giây, nhưng đôi lúc cũng có thể kéo dài đến 2 phút | Từ 30 – 70 giây |
Cảm nhận | Bụng thường căng cứng và quặn, nhưng ít gây đau | Cảm giác căng cứng hoặc co thắt đến rồi đi, xuất hiện ở phía lưng rồi lan dần ra đằng trước, càng lúc càng mạnh hơn và đau hơn |
Hình ảnh cơn gò tử cung chuyển dạ giả (Braxton)
Đặc điểm của cơn gò sinh lý đó là:
- Đến rồi đi, không kéo dài lâu
- Không bị nặng hơn hay xuất hiện thường xuyên hơn qua thời gian
- Thường biến mất khi bạn thay đổi tư thế, di chuyển, nghỉ ngơi hoặc sau khi uống một cốc nước.
Nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy hình ảnh cơn gò tử cung co thắt mạnh, dù thai chưa đủ tuần đủ tháng. Tuy nhiên, mẹ hãy yên tâm, bởi cơn gò sinh lý không đủ mạnh để đẩy em bé ra ngoài như cơn chuyển dạ thật. Đây chỉ là bước “giãn cơ” bình thường để các cơ của tử cung luyện tập, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thực sự trong tương lai gần.
Hình ảnh cơn gò tử cung chuyển dạ giả có thể làm mẹ thấy không thoải mái một chút, vì bụng căng cứng, thậm chí là biến dạng và lệch hẳn sang một bên. Nhưng những cơn gò này thường không gây đau.
Mẹ hãy bình tĩnh và trải nghiệm những điều kỳ diệu mà chỉ có mang thai mới có nhé!
Bụng bầu của mẹ có thể tụt hẳn xuống dưới, hay nhọn hẳn lên trên. Quả là một điều kỳ diệu phải không nào? Không phải lúc nào, không phải ai cũng được trải qua điều kỳ diệu này đâu!
Thông thường, mẹ bầu mang thai lần đầu ít gặp hình ảnh cơn gò chuyển dạ giả hơn những người mang thai lần 2, lần 3. Thậm chí, có những mẹ bầu mang thai lần đầu không hề có dấu hiệu của cơn gò tử cung chuyển dạ giả.
Hình ảnh cơn gò tử cung chuyển dạ thật
Cơn gò tử cung chuyển dạ thật xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu tiết ra hormon oxytocin. Đây là loại hormon kích thích cho tử cung co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài. Dấu hiệu của một cơn gò chuyển dạ thật đó là: [2]
- Xuất hiện ở sau tuần thứ 37 của thai kỳ
- Đau dứt thành từng cơn rõ ràng, xuất hiện sau mỗi 10 phút
- Cơn gò tử cung ngày càng mạnh và đau, không có dấu hiệu thuyên giảm
- Xuất hiện dịch hồng tiết ra từ âm đạo hoặc có rỉ nước ối
- Bung nút nhầy
- Khi cổ tử cung mở từ 7-10cm, cơn gò chuyển dạ 5 phút 1 lần, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bà bầu nên:
- Khám thai đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi xem đã cần nhập viện hay chưa.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và giấy tờ kèm theo.
- Làm quen với cơn đau: cơn gò chuyển dạ là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ mẹ có thể sinh nở tự nhiên mà không cần can thiệp.
- Thở chậm, thở đều và thả lỏng cơ thể sẽ giúp mẹ giảm lo âu và dịu cơn đau, cho cuộc chuyển dạ nhẹ nhàng hơn.
Hình ảnh cơn gò tử cung sinh non – Cần chú ý!
Nếu cơn gò tử cung xuất hiện trước tuần thứ 37, kèm theo các biểu hiện như: chảy máu âm đạo, dịch tiết âm đạo có màu bất thường, đau bụng dưới, đau lưng,… đây là dấu hiệu sinh non. Mẹ cần nhập viện ngay để được bác sĩ theo dõi và hỗ trợ.
Ngoài ra, nếu cơn gò chuyển dạ xuất hiện khi thai đã đủ tuần đủ tháng, nhưng lại kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ cũng cần đi khám ngay:
- Nước ối rỉ ra có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục. Đây là màu của phân su, nếu em bé hít hoặc nuốt phải phân su, nguy cơ cao gây tắc nghẽn đường thở, có thể gây tử vong.
- Dịch âm đạo có lẫn máu tươi, bụng đau dữ dội kèm theo sốt.
- Không còn cảm nhận được chuyển động của em bé, đây có thể là dấu hiệu của thai lưu.
- Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, kèm theo phù tay chân, mặt, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Xử lý như thế nào khi em bé gò trong bụng mẹ
Ngoài việc nhận biết hình ảnh cơn gò tử cung, nhiều mẹ cũng thắc mắc nên xử lý với tình trạng này như thế nào. Theo đó, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để xoa dịu cơn gò tử cung:
- Đi bộ nhẹ nhàng
- Tắm bồn, ngâm mình với nước ấm giúp cơ thể được thư giãn.
- Ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc.
- Thay đổi tư thế để giảm bớt cơn đau.
- Tập hít thở
- Thực hiện massage vùng lưng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khóa học, bổ sung vitamin tổng hợp cho thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt nên ưu tiên lựa chọn viên uống sắt hữu cơ để tránh táo bón, gây căng thẳng dẫn đến các cơn gò tử cung.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, trong quá trình theo dõi nếu tần suất cơn gò và thời gian xuất hiện ngày càng nhiều, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra ngay nhé!
Có phải mẹ vẫn đang lo sợ những cơn gò tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi? Mẹ hãy điền thông tin vào bảng dưới đây để các chuyên gia thai kỳ liên hệ trực tiếp, xác định đúng tình trạng sức khỏe và giải tỏa nỗi lo cho mẹ nhé!
Trên đây là tổng hợp 20+ hình ảnh cơn gò tử cung ở mẹ bầu, cùng rất nhiều thông tin hữu ích về cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Aplicaps chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh, vượt cạn thành công!
Nếu có bất kỳ thắc mắc về sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy gọi đến số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được các chuyên gia thai kỳ giàu kinh nghiệm của Aplicaps giải đáp và hỗ trợ nhé.
Dược sĩ Tú Oanh
Tài liệu tham khảo
↑1 | Braxton-Hicks Contractions vs. Real Contractions. Truy cập ngày 26/4/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/braxton-hicks-contractions-vs-real-contractions |
---|---|
↑2 | Braxton Hicks Contractions and False Labor. Truy cập ngày 26/4/2022. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/braxton-hicks-contractions.aspx |