hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai mới nhất

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi ra sao? Cập nhật 2024

Do sự biến động nội tiết tố của mẹ bầu khi mới mang thai mà những thay đổi ở nhũ hoa là một vấn đề phổ biến, gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Đây cũng là sự thay đổi của mẹ nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở, nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi như thế nào trong các giai đoạn mang thai?

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi ra sao? Cập nhật 2024

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu thường chú ý đến những thay đổi của chiếc bụng đang to dần lên. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể xuất hiện những thay đổi của nhũ hoa(đầu ti) hay bầu ngực thay đổi khi mới mang thai sau:

Căng tức ngực

Căng ngực là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ, có thể xuất hiện sau 1-2 tuần thụ thai. Khi đó, mẹ cũng có thể cảm nhận núm vú nhạy cảm hơn, thậm chí đau khi chạm vào.

Bởi lúc này, lượng hormone trong cơ thể mẹ tăng lên cùng với lưu lượng máu di chuyển nhiều đến các mô vú để chuẩn bị cho một sinh linh bé nhỏ phát triển. Thông thường, cảm giác khó chịu tại ngực sẽ giảm sau vài tuần nhưng sẽ trở lại vào các giai đoạn sau.

ngực căng tức khi mới mang thai
Ngực căng tức khi mới mang thai

Tăng kích thước vòng ngực

Kích thước ngực của mẹ bầu sẽ phát triển trong suốt thai kỳ và có thể xuất hiện sớm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tình trạng này sẽ nhận ra rõ rệt hơn ở những mẹ bầu mang thai lần đầu. Khi đó, sự tăng kích thước nhanh chóng có thể khiến da ngực của mẹ bị ngứa, căng ra, rạn nứt.

Không chỉ tăng kích thước vòng 1 trong thời gian mang thai, ngực của mẹ có thể tiếp tục phát triển trong thời gian nuôi con sau sinh. [1]

kích thước bầu ngực tăng lên
kích thước bầu ngực tăng lên
Áo ngực sẽ trở nên chật trội gây khó chịu cho bầu mới mang thai
Áo ngực sẽ trở nên chật trội gây khó chịu cho bầu mới mang thai

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai nổi tĩnh mạch và gân xanh

Khi mới mang thai, lượng máu vận chuyển đi khắp cơ thể mẹ bầu tăng lên khoảng 50% trong suốt thai kỳ để giúp thai nhi phát triển. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận rõ các đường gân xanh và tĩnh mạch nổi trên một số vùng da, đặc biệt là vùng ngực.

Tĩnh mạch ở ngực nổi lên(gân xanh) bà bầu không cần quá lo lắng
Tĩnh mạch ở ngực nổi lên(gân xanh) bà bầu không cần quá lo lắng

Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu

Mới mang thai đầu nhũ hoa trở lên đo và vùng da xung quanh sẫm màu hơn.

Nhũ hoa của mẹ thay đổi như thể nào, liệu có bình thường không? Aplicaps cam kết bảo mật thông tin nên mẹ đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ để các chuyên gia thai kỳ tư vấn miễn phí cho mẹ bằng cách để lại thông tin của mình vào form dưới đây nhé.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chuyên gia tư vấn miễn phí

CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ (từ tuần 14 – 27), nồng độ estrogen vẫn tiếp tục tăng nên mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ hơn sự thay đổi của hình ảnh nhũ hoa khi mang thai. Cụ thể:

Vùng da quầng vú sẫm màu hơn

Quầng “nhũ hoa” được cấu tạo nên bởi vùng da nhạy cảm nên có thể sẫm màu hơn trong quá trình mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Thâm quầng vú có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố. Do các hormone thai kỳ khiến các tế bào da của mẹ bầu phải sản xuất nhiều sắc tốt hơn.
Thông thường, màu sắc của quầng “nhũ hoa” sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ cho con bú. Tuy nhiên, màu quầng vú có thể thẫm hơn so với trước khi mang thai. [2]

Vùng da quầng vú sẫm màu hơn
Vùng da quầng vú sẫm màu hơn lúc trước khi mang thai

Nốt li ti quanh đầu ngực

Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu thường xuất hiện những nốt nhỏ li ti, không đau quanh “nhũ hoa” để giúp bôi trơn và bảo vệ khu vực này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nốt này có thể giúp con tìm thấy núm vú và bú dễ dàng hơn nhờ mùi của chất tiết ra. [3]

Nốt đầu ti khi mới thang thai
Nốt đầu ti khi mới thang thai

Tiết dịch sữa non

Sữa non được tiết ra có dạng chất lỏng đặc, màu vàng. Chúng có vai trò tăng cường chức năng miễn dịch cho trẻ sau khi sinh ở giai đoạn đầu bú sữa mẹ.
Hầu hết các mẹ bầu có thể nhận thấy sữa non rò rỉ trong tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể không xuất hiện sữa non cho đến giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau khi chuyển dạ.

Tiết sữa non ở một số mẹ bầu mới có thai
Tiết sữa non ở một số mẹ bầu mới có thai

U cục ở vú

Thông thường, các u cục ở vú lành tính và không đáng lo ngại. Các u cục này thường là galactocele (các ống dẫn sữa bị tắc) hoặc u tuyến sợi (các khối u lành tính ở vú).

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải bất kỳ khối u nào đang phát triển thì cần báo ngay cho bác sĩ. Mặc dù nguy cơ mắc ung thư vú khi mang thai là rất thấp nhưng mẹ vẫn cần được được theo dõi cẩn thận.

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai tam cá nguyệt thứ ba

Khi gần đến cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt gặp những thay đổi của hình ảnh như hoa khi mang thai sau:

Ngực tiếp tục tăng trưởng

Càng về cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận rõ ngực càng lớn, nặng và dày hơn. Đồng thời, hình ảnh nhũ hoa sẽ trở lên lớn rõ rệt và quầng vú sẽ tiếp tục sẫm màu hơn.

Cùng với sự tăng trưởng kích thước ngực, sự tăng tiết sữa non cũng xuất hiện nhiều hơn vào cuối thai kỳ.

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai bị rạn nứt da

Sự phát triển nhanh chóng của các mô tại ngực khiến cho da căng, dẫn đến các vết rạn nứt da. Không chỉ xuất hiện rạn da trên ngực, mẹ bầu còn gặp những vết rạn phổ biến ở ngực, bụng, đùi. Thậm chí khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa hoặc khô, phải dùng đến những loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng.

Rạn da do ngực phát triển khi mang thai
Rạn da do ngực phát triển khi mang thai

Hình ảnh ngực thay đổi sau sinh mới nhất

Nồng độ estrogen và progesterone giảm nhanh chóng sau khi mẹ sinh em bé. Lúc này, ngực của mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt để chuẩn bị hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Thông thường, 3 ngày đầu sau khi sinh, ngực mẹ vẫn tiết ra sữa non – loại sữa này chứa nhiều kháng thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho em bé. Sữa non sẽ bị loãng từ ngày thứ 3 sau khi sinh bởi các chất lỏng bổ sung giúp sữa có màu trắng hơn.

Khi em bé bú sữa mẹ sẽ kích thích tuyến sữa tiết ra tự động mà không phụ thuộc vào kích thước ngực của mẹ. Lượng sữa tiết ra nhiều hay ít sẽ phục thuộc vào hormon và chế độ ăn uống của mẹ.

Vì vậy, nhiều lúc mẹ cảm thấy nặng, căng tức ngực do sữa tự động tràn quá nhiều. Khi đó, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để giảm thiểu lượng sữa trong ngực, tránh gây tắc tia sữa. Đồng thời, sử dụng thêm miếng lót thấm sữa trong áo ngực cũng giúp mẹ ngăn sữa chảy ra ngoài.

Hình ảnh ngực thay đổi sau sinh
Hình ảnh ngực thay đổi sau sinh

Cách chăm sóc bầu ngực trong suốt thai kỳ

Ngoài việc tìm hiểu hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, nhiều mẹ cũng đặc biệt quan tâm đến cách chăm sóc bầu ngực trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số mẹo giúp chăm sóc vòng 1 trong quá trình mang thai mà mẹ không nên bỏ qua.

Massage ngực nhẹ nhàng

Massage ngực là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho chị em trong giai đoạn sinh nở. Một số tác dụng phải kể đến như: hạn chế rạn da và căng tức ngực, giảm đau, ngăn ngừa tắc tia sữa.

Các bước thực hiện massage ngực rất đơn giản. Bạn lấy một lưỡng kem dưỡng ẩm hoặc dầu oliu xoa đều vào lòng bàn tay, sau đó áp lên ngực. Chuyển động tay nhẹ nhàng, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ. Trường hợp núm vú bị tụt, bạn có thể kéo ra ngoài trong 5 phút rồi dừng lại trong 2 – 3 phút và tiếp tục lặp lại các bước.

Vệ sinh ngực

Trong quá trình mang thai, đầu vú thường xuyên tiết sữa non nên ngực mẹ lúc nào cũng cảm thấy ẩm ướt. Do đó, mẹ cần vệ sinh bầu ngực thường suyên bằng vải mềm và nước ấm. Không nên sử dụng các loại chất rửa có đọ PH cao, nó có thể khiến da mẹ dễ bị kích ứng, nóng, rát, ngứa.

Chọn áo ngực phù hợp

Kích thước vòng ngực của mẹ sẽ liên tục tăng trong giai mang thai. Do đó, mẹ nên chọn một chiếc áo ngực phù hợp, được làm từ chất liệu cotton và có khả năng nâng đỡ tốt. Trong quá trình vận động, mẹ có thể mặc loại áo ngực thể thao giúp cho vùng ngực được săn chắc, tránh chảy xệ.

Chườm ấm vùng ngực

Nếu mẹ phát hiện bầu ngực bị tắc ống dẫn sữa, chườm ấm có thể là phương pháp hữu hiệu giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Theo đó, mẹ có thể sử dụng túi chườm hoặc dùng chiếc khắn nhúng nước ấm rồi đặt lên vùng vú bị đau. Mỗi lần, mẹ nên chườm trong khoảng 20 phút, đồng thời dùng tay massage nhẹ nhàng để tăng cường máu lưu thông nhé!

Tập thể dục hàng ngày

Vận động hàng ngày không chỉ giúp mẹ thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe mà còn làm săn chắc vòng 1. Các động tác duỗi thẳng tay có thể cải thiện sức mạnh phần thân trên. Từ đó làm giảm đau và tức ngực.

Kiểm tra vú thường xuyên

Vòng 1 của chị em rất nhạy cảm khi mang thai và nổi lên nhiều cục cứng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tắc ống dẫn sữa gây đau, nhức. Vì vậy, nếu cảm thấy có bất cứ dấu hiệu ở vùng ngực, mẹ hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhé!

Trên đây là những thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai mà mẹ bầu cần biết. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp cho mẹ những hình ảnh ngực thay đổi sau khi sinh giúp mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình mang thai và nuôi con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề thai kỳ, mẹ hãy truy cập Aplicaps Việt Nam hoặc liên hệ đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn nhé!

Xem ngay: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng chi tiết nhất – Cập nhật lần 1 tháng 6/2023

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 How soon do you notice breast changes in pregnancy, and what does the change look like?. Truy cập ngày 15/07/2022.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324319
2 9 Ways Your Breasts Change During Pregnancy. Truy cập ngày 15/07/2022.
https://www.parents.com/pregnancy/my-body/changing/9-crazy-ways-your-breasts-change-during-pregnancy/
3 Breast Changes in Pregnancy: What to Expect. Truy cập ngày 15/07/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnant-breast

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ