Trong quá trình mang thai việc đi khám thai định kỳ là điều vô cùng quan trọng để phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra. Vậy khám thai tuần 32 cần làm những xét nghiệm gì và cần lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có thêm những thông tin hữu ích mẹ nhé!
Khám thai định kỳ là làm gì?
Khám thai định kỳ là hình thức kiểm tra nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện để kịp thời xử lý bất thường ở thai nhi hoặc thai phụ. Qua những lần như vậy mẹ bầu biết được thực trạng phát triển của con mình, cách dưỡng thai cũng như cách chăm sóc sức khỏe của mẹ để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Thường thì trong những lần khám thai mẹ bầu sẽ được:
- Khám sức khỏe tổng quát.
- Siêu âm thai.
- Làm một số xét nghiệm cần thiết ở từng giai đoạn của thai kỳ.
- Bác sĩ giải đáp các thắc mắc, tư vấn cách thức để bảo vệ tốt nhất cho thai kỳ.
Tầm quan trọng của khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi mẹ bầu bởi vì:
- Giúp mẹ biết được thai nhi đang phát triển như thế nào.
- Mẹ bầu sẽ được bác sĩ giải đáp các thắc mắc có liên quan đến thai kỳ, tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như một số điều cần tránh để đảm bảo có một thai kỳ thuận lợi.
- Thực hiện một số xét nghiệm giúp phát hiện bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ từ đó có hướng giải quyết hiệu quả.
- Giảm thiểu nguy cơ thai lưu hoặc sảy thai.
Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?
32 tuần là mốc khám thai quan trọng, mẹ sẽ được khám đầy đủ các bước sau:
- Khám thai: Mẹ sẽ được đo huyết áp, cân nặng để đánh giá về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần thai hiện tại.
- Siêu âm hình thái thai: Ở mốc tuần này, mẹ có thể siêu âm 5D bởi lúc này thai nhi đã rõ nét và mẹ có thể dễ dàng quan sát được các cử động của con. Đặc biệt, siêu âm 5D còn giúp bác sĩ đánh giá được các bất thường muộn của thai nhi nếu có.
- Tổng phân tích nước tiểu: Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn như: nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu cách phòng tránh, điều trị vào thời gian cuối của thai kỳ.
Tuần 32 trở đi là giai đoạn vô cùng quan trọng và nhạy cảm của thai kỳ. Nếu mẹ không được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trẻ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm như: sinh non, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp…
Chính vì thế, ở giai đoạn này, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện. Đồng thời mẹ cũng không quên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng đón con yêu chào đời.
Lời khuyên cho mẹ bầu sau khi đi khám thai 32 tuần
Mẹ bầu tuần 32 sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: đầy hơi, ợ nóng, táo bón, chuột rút, phù tay chân… Để giảm bớt các triệu chứng trên, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học và phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, thay đổi các tư thế nằm.
- Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên đứng từ tốn, chậm rãi vì bụng to có thể khiến cho mẹ dễ mất cân bằng và bị ngã.
- Đây là thời điểm mẹ có thể lên danh sách các đồ sơ sinh cần thiết cho con và quá trình vượt cạn. Hãy cùng cùng chồng đi mua sắm, việc này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc và hạn chế tình trạng stress, trầm cảm khi mang thai.
- Mặc dù bụng to và dễ mệt những mẹ bầu ở gần những tháng cuối của thai kỳ hãy nên cố gắng vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc các bài tập yoga bầu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “khám thai tuần 32”. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thể những thông tin bổ ích cho mình. Để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
___Vũ Thoa___