thuc-pham-bo-sung-sat-cho-ba-bau

Bật mí top 10 thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất

Sắt là chất vi lượng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt với các mẹ bầu. Thực phẩm là một trong những nguồn bổ sung sắt hàng ngày cho mẹ. Vậy đâu là loại thực phẩm chứa nhiều sắt nhất? Mẹ hãy cùng Aplicaps tìm hiểu 10 loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất nhé!

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Khi mang thai, thể tích máu của bà bầu tăng lên 50% so với bình thường để tăng lượng máu giúp nuôi dưỡng thai nhi. Theo nghiên cứu, mẹ bầu cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày để đáp ứng được nhu cầu này. [1]

Sắt là một vi chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể mẹ và con.

Bên cạnh đó, sắt cũng là thành phần của myoglobin có tác dụng giúp dự trữ oxy cho các hoạt động của cơ. Do do, bổ sung đầy đủ sắt khi mang thai sẽ giúp mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh.

vai-tro-cua-sat-khi-mang-thai
Sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thiếu sắt gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé

Trong giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển, các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sẽ được thai nhi hấp thụ thông qua lượng máu truyền qua nhau thai và dây rốn. Do đó, trong hành trình mang thai nếu thiếu máu thiếu sắt sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi

Đối với thai nhi

Khi mang thai, nếu người mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Suy dinh dưỡng bào thai.
  • Chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, thể lực.
  • Giảm khả năng nhận thức.

Đối với mẹ bầu

  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt.
  • Sảy thai, sinh non, nhiễm trùng sản khoa.
  • Tăng nguy cơ bị băng huyết và tử vong sau sinh.

Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Khi mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng lên khiến cho nhu cầu sắt cũng tăng. Đặc biệt, khi sự phát triển của thai nhi ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu cũng càng tăng.

Đối với một phụ nữ trước khi mang thai thì hàm lượng sắt cung cấp ít nhất là 15 mg/ngày. Trong giai đoạn mang thai thì nhu cầu sắt sẽ tăng lên gấp đôi khoảng từ 27 – 30 mg/ngày. [2]

Chính vì thế, mẹ bầu nên bổ sung sắt từ trước khi mang bầu khoảng 1-3 tháng, trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh khoảng 3 đến 6 tháng để giúp cân bằng lượng sắt trong cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu sau khi sinh.

bo-sung-sat-khi-nao
Mẹ bầu nên bổ sung sắt từ trước khi mang thai và kéo dài đến sau khi sinh.

Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Để đảm bảo cơ thể có đủ lượng sắt cần thiết cho quá trình mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn của mình nhé.

Thịt bò

Như các mẹ đã biết, các loại thịt đỏ luôn là lựa chọn ưu ái trong danh sách thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Trong đó, thịt bò là lựa chọn hàng đầu. Bởi thịt bò vừa dễ chế biến vừa chứa nhiều sắt, đồng thời cung cấp thêm protein, kẽm, selen và một số vitamin B cho cơ thể.

Thịt gà

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt gà chứa khoảng 1,3 mg sắt. Bên cạnh đó, thịt gà còn chứa nhiều protein cùng các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Đặt biệt, thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất thích hợp cho quá trình mang thai như: cháo gà, súp gà, gà hầm thuốc bắc, gà kho nấm, gà hấp mỡ hành,….

thit-ga-la-thuc-pham-bo-sung-sat-cho-ba-bau
Thịt gà là thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu.

Các loại cá

Cá là một trong những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu cực kỳ tốt, đặc biệt là cá ngừ. Trên thực tế, 100g cá ngừ chứa khoảng 1 mg sắt và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác, bao gồm niacin, selen và vitamin B12.

Cá cũng chứa nhiều acid béo omega-3, một loại chất béo có lợi cho hệ tim mạch. Hơn thế nữa, omega-3 còn tham gia vào quá trình phát triển não bộ thai nhi, nâng cao hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.

Súp lơ

Súp lơ (bông cải xanh) cực kỳ bổ dưỡng và là một trong những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu rất được ưa chuộng. Một chén bông cải xanh nấu chín (khoảng 156 gram) chứa 1 mg sắt.

Hơn thế nữa, súp lơ cũng chứa vitamin C, giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn. Folate, chất xơ, vitamin K… cũng là những thành phần dinh dưỡng xuất hiện trong loại rau xanh này.

Rau bina

Các loại rau lá xanh chứa rất nhiều sắt, trong số đó không thể không nhắc tới rau bina. Đây là loại rau được rất nhiều người yêu thích bởi chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt sức khỏe, nhưng chứa rất ít calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100 gram rau bina sẽ chứa khoảng 2,7 mg sắt.

Nếu mẹ bầu đang bị thiếu máu do thiếu sắt, mẹ có thể đưa loại rau này vào chế độ ăn uống của mình.

Các loại đậu

Như mọi người đã biết, đậu là một loại thực phẩm được nhiều người người ăn chay lựa chọn để bổ sung đạm và sắt cho cơ thể. Hàm lượng sắt trong các loại đậu là rất cao, nên có thể đáp ứng đủ hàm lượng cần thiết cho các hoạt động sống.

Chính vì thế, đây là một loại thực phẩm mà mẹ nên đưa vào chế độ ăn của mình để bổ sung thêm sắt. Bên cạnh đó, các loại đậu còn chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa của mẹ vận hành một cách trơn tru và giảm tình trạng táo bón khi mang thai.

cac-loai-dau-chua-sat
Đậu là loại thực phẩm chứa nhiều sắt.

Hạt bí

Hạt bí ngô là một món ăn nhẹ thơm ngon, di động. Mỗi 100g hạt bí có chứa 3,3 mg chất sắt, do đó đây chính là một loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu lý tưởng. Ngoài ra, hạt bí còn là một nguồn vitamin K, kẽm và mangan dồi dào. Ít người biết rằng, chúng cũng là một trong những nguồn magie tốt nhất.

Chuối

Chuối là một loại trái cây được nhiều người yêu thích. Khi ăn chuối mẹ sẽ cung cấp một nguồn chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C, sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chuối còn làm giảm tình trạng táo bón thường gặp ở bà bầu. Bởi, một quả chuối chứa khoảng 3 gam chất xơ, giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn thuận lợi hơn.

Nho

Đối với các mẹ đang bị suy nhược thần kinh hay mệt mỏi thì việc ăn nho sẽ cải thiện được tình trạng này. Bởi nho chứa nhiều vitamin, axit hữu cơ, axit amin và đường glucose cho cơ thể. Đặc biệt, trong nho có chứa rất nhiều sắt giúp cường sức khỏe và bổ sung máu cho mẹ.

Mía

Khi mang thai mẹ uống nước mía sẽ bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, đồng, magie, kali,…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Bên cạnh đó, uống nước mía trong giai đoạn 3 tháng đầu còn giúp mẹ giảm tình trạng ốm nghén. Đồng thời, hạn chế được tình trạng dị tật ống thần kinh do chứa nhiều axit folic.

mia-bo-sung-sat
Trong mía chứa rất nhiều sắt.

Aplicaps Befoma – Bổ sung sắt cho bà bầu

Ngoài việc bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống, mẹ nên bổ sung thêm sắt bằng viên uống. Bởi hàm lượng sắt có trong thực phẩm bị mất đi rất nhiều qua quá trình nấu chín thức ăn. [3]

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Aplicaps Befoma giúp bổ sung sắt và dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Đây là sản phẩm nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia sản khoa và sự tin tưởng của nhiều người dùng. Bởi sản phẩm còn có công thức vượt trội 3 tác động giúp thai kỳ khỏe mạnh.

  • Sắt amin thế hệ mới: Giúp tối ưu hóa khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đồng thời đảm cung cấp đủ hàm lượng sắt cần thiết cho quá trình mang thai. Từ đó, ngăn ngừa thiếu máu, sinh non, sảy thai và hạn chế táo bón.
  • Axit folic thế hệ 4 hấp thu nhanh: Khả năng hấp thu tốt hơn các thế hệ trước, giúp mẹ bổ sung đầy đủ hàm lượng axit folic cần thiết cho quá trình mang thai. Đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất: Befoma còn bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, B, C, D, E, K, kẽm, iot, DHA,… đảm bảo thai nhi có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Befoma còn đạt tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung theo chỉ thị 2002/46/EC của Nghị viện Châu Âu & Hội đồng Liên minh Châu Âu, an toàn tuyệt đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Để tìm Mua bộ 3 Aplicaps tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Befoma mẹ có thể liên hệ qua số hotline: 1900 636 985 để các dược sĩ của nhãn hàng chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.

Trên đây là những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết thêm những loại thực phẩm tốt để đưa vào chế độ ăn của mình, qua đó đảm bảo có đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.

__Vũ Thoa__

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Iron supplementation during pregnancy: what are the risks and benefits of current practices? Truy cập ngày 2/3/2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17486170/
2 Are You Getting Enough Iron? Truy cập 2/3/2022.
https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron
3 Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements? Truy cập ngày 2/3/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ